Ngồi 11 tiếng trên máy bay, cô gái tử vong sau chưa đầy 10 phút hạ cánh do hội chứng "hạng phổ thông"

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Một cô gái trẻ Trung Quốc đã đột ngột tử vong chỉ vài phút sau khi hạ cánh tại sân bay Quảng Châu, kết thúc chuyến bay dài 11 tiếng.

Ngày 10/07/2025, Người đưa tin có bài đăng "Ngồi 11 tiếng trên máy bay, cô gái tử vong sau chưa đầy 10 phút hạ cánh do hội chứng "hạng phổ thông"". Nội dung chính như sau: 

Một người phụ nữ Trung Quốc 30 tuổi tên Li (tên đã được thay đổi) đã đột ngột ngã quỵ và tử vong ngay sau khi vừa bước xuống máy bay tại sân bay ở Quảng Châu, Trung Quốc. Chuyến bay quốc tế kéo dài 11 giờ từ New Zealand đến Trung Quốc tưởng chừng bình thường, nhưng lại trở thành chuyến đi cuối cùng trong đời cô.

Dù đã được cấp cứu khẩn cấp tại hiện trường và chuyển đến bệnh viện, nhưng cô gái vẫn không thể qua khỏi. Nguyên nhân tử vong ban đầu được xác định là do thuyên tắc phổi, một tình trạng cấp cứu tim mạch cực kỳ nguy hiểm.

Bác sĩ Bành, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (ICU) của Bệnh viện Bạch Vân, trực thuộc Đại học Y học cổ truyền Quảng Châu cho biết, khi được đưa đến bệnh viện, cô đã rơi vào tình trạng rung tâm thất và nhanh chóng ngừng tim. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, cô vẫn không qua khỏi.

 

Bác sĩ Bành cho biết, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân tử vong là do thuyên tắc phổi, gây ra tình trạng ngừng tim, ngừng thở đột ngột.

Theo bác sĩ Bành, những trường hợp như vậy được phân loại trong y học là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE – Venous Thromboembolism). Hai biểu hiện thường gặp nhất là: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chi dưới và Thuyên tắc phổi (PE).

Khi cơ thể không vận động trong thời gian dài hoặc phải ngồi cố định trong tư thế hạn chế, máu lưu thông chậm lại, dễ hình thành cục máu đông ở chân. Nếu cục máu này bong ra và theo dòng máu đến động mạch phổi, nó có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tử vong đột ngột.

“Hội chứng hạng phổ thông”

Thuyên tắc phổi từng được xem là bệnh lý hiếm gặp, nhưng hiện nay đã phổ biến hơn rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh di chuyển bằng máy bay, xe khách hoặc tàu hỏa kéo dài. Giới y khoa gọi đây là “hội chứng hạng phổ thông”, ám chỉ nguy cơ huyết khối tăng cao khi hành khách phải ngồi yên quá lâu trong không gian chật hẹp, nhất là trên các chuyến bay dài.

Ngoài việc ngồi lâu, bác sĩ Bành cảnh báo thêm những nhóm người có nguy cơ cao gồm:

- Người béo phì

- Phụ nữ mang thai

- Người sử dụng thuốc tránh thai

- Bệnh nhân ung thư

- Người có cơ địa tăng đông máu hoặc có tiền sử bệnh lý mạch máu

 

Cảnh giác với những dấu hiệu báo động

Bác sĩ cho biết, việc ngồi lâu trong không gian hẹp có thể gây cản trở máu trở về tim, nhất là ở chi dưới. Khi cảm thấy đau tức ngực, khó thở, ho ra máu hoặc đau chân không rõ nguyên nhân, đó có thể là những dấu hiệu sớm của thuyên tắc phổi.

Để giảm nguy cơ tử vong vì thuyên tắc phổi trong các chuyến đi dài hoặc khi phải ngồi lâu, các chuyên gia khuyến cáo nên tuân thủ 4 nguyên tắc sống còn sau:

- Tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Mỗi 1–1,5 giờ nên đứng dậy đi lại hoặc thực hiện các động tác đơn giản tại chỗ như xoay cổ chân, nâng chân, gập đầu gối.

- Uống đủ nước để giảm độ nhớt của máu, hỗ trợ tuần hoàn. Tránh dùng quá nhiều cà phê, rượu vì dễ gây mất nước.

- Tránh mặc đồ quá bó sát. Những người có nguy cơ cao nên mang tất y khoa co giãn để hỗ trợ tuần hoàn chi dưới.

- Với người có tiền sử huyết khối, rối loạn đông máu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc chống đông như aspirin, heparin trọng lượng phân tử thấp...

Ngày 05/07/2025, Đời sống pháp luật đưa tin "Khách Việt bị giữ lại ở sân bay Trung Quốc, phải mở tung cả vali để soát đồ: Nguyên nhân từ một vật quen thuộc". Nội dung chính như sau: 

Trung Quốc vẫn luôn là điểm đến được nhiều du khách Việt lựa chọn nhờ đường bay thuận tiện, chi phí hợp lý và các hoạt động du lịch đa dạng, từ tham quan, mua sắm đến trải nghiệm văn hóa. Tuy nhiên, khi đi du lịch nước ngoài, đặc biệt là trong những hành trình dày lịch trình, việc bị cuốn theo guồng di chuyển dễ dẫn đến những tình huống "dở khóc dở cười" - như trường hợp của nhóm du khách Việt dưới đây.

Theo chia sẻ của N.A (Hà Nội), cô cùng 3 người bạn đã có chuyến du lịch 10 ngày tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Do hành trình khá kín, nhóm thường xuyên trong trạng thái vội vàng. Đến ngày trở về Việt Nam, cả nhóm đến sân bay sát giờ và nhanh chóng làm thủ tục. Nhưng khi chuẩn bị ra máy bay, bất ngờ một người trong nhóm bị gọi tên và giữ lại để kiểm tra hành lý.

Hành lý của cả nhóm (Ảnh: NVCC)

N.A chia sẻ: "Lúc bọn mình làm thủ tục xong và ra máy bay thì đã là nhóm khách cuối cùng do bọn mình đến sát giờ. Thế nhưng đang đi thì bất ngờ một người bạn trong nhóm của mình bị gọi tên và phải quay trở lại. Lúc đó đang vội nên bối rối, chỉ kịp nghe là trong vali ký gửi có đồ gì đó có vấn đề nên phải ở lại kiểm tra".

Sau đó, người bạn bị giữ lại đã phải mở tung vali giữa sân bay để tìm ra món đồ để sai chỗ. Thì ra, món đồ đó chính là sạc dự phòng - vật dụng vốn không được phép để trong hành lý ký gửi - đã vô tình bị bỏ nhầm vào vali gửi theo máy bay. N.A cho biết, một phần vì lịch trình dày đặc và vội vã, phần vì quá nhiều đồ đạc nên đã dẫn tới tình huống này. 

(Ảnh minh hoạ, nguồn: okdiversbali)

Không chỉ ở Trung Quốc, mà tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều có quy định rõ ràng: sạc dự phòng, pin sạc đều phải để trong hành lý xách tay và mang theo người, không được để trong hành lý ký gửi. Lý do là vì sạc dự phòng thường chứa pin lithium-ion, loại pin có thể gây cháy nổ nếu gặp điều kiện không phù hợp, đặc biệt là trong khoang hành lý kín và chịu áp suất thay đổi.

Do vậy, dù chỉ là một món đồ nhỏ nhưng để sai vị trí, hành khách hoàn toàn có thể bị yêu cầu mở vali kiểm tra, thậm chí phải bỏ lại món đồ nếu không thể xử lý kịp thời.

Rất may là sau khi tìm được sạc dự phòng trong hành lý ký gửi và chuyển sang hành lý xách tay, cả nhóm của N.A đã kịp lên chuyến bay về Việt Nam. Tuy nhiên, đây chắc chắn là trải nghiệm không dễ quên với nhóm bạn trẻ.

 

Một số hình ảnh trong chuyến đi của N.A (Ảnh: NVCC)

Qua câu chuyện này, có thể rút ra một vài lưu ý hữu ích cho những ai sắp đi du lịch:

- Luôn kiểm tra kỹ hành lý trước khi ra sân bay, đặc biệt là các vật dụng có yêu cầu riêng như sạc dự phòng, chất lỏng, dao kéo, bật lửa... cần được đặt đúng chỗ.

- Đừng để lịch trình quá sát, việc để quá ít thời gian sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình huống bị động nếu có sự cố.

- Sắp xếp hành lý có hệ thống, tránh nhét đồ tùy tiện để khỏi quên vị trí hoặc bỏ sót những vật cấm trong hành lý ký gửi.

Chỉ là một món đồ nhỏ nhưng đủ khiến cả nhóm "thót tim" ở phút cuối tại sân bay quốc tế. Câu chuyện của N.A và bạn bè là lời nhắc nhẹ nhàng rằng, trong mỗi chuyến đi, không chỉ hành trình quan trọng mà cả khâu chuẩn bị - dù là chi tiết nhỏ nhất - cũng đáng để chú ý. Bởi đôi khi, chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể làm trễ cả chuyến bay hoặc dẫn tới những rắc rối không đáng có trong chuyến du lịch.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!