Chỉ tốn 1.500 đồng tạo ra 1 lít sữa từ… sơn, dầu gội và urê: Cả đường dây sữa độc bị quét sạch trong 72 giờ
Đường dây tinh vi này đã bị triệt phá sau 72 giờ truy quét.
Ngày 11/07/2025 Người đưa tin có bài đăng "Chỉ tốn 1.500 đồng tạo ra 1 lít sữa từ… sơn, dầu gội và urê: Cả đường dây sữa độc bị quét sạch trong 72 giờ". Nội dung chính như sau:
Đường dây tinh vi này đã bị triệt phá sau 72 giờ truy quét. Những độc tố phổ biến trong các vụ bê bối sữa giả có hại như thế nào? Vì sao đường dây sản xuất sữa giả thu lợi gần 500 tỷ đồng suốt 4 năm không bị phanh phui? Giữa “ma trận” sữa giả, đừng để bị vỏ hộp đánh lừa: Hướng dẫn cách kiểm tra nhanh và chọn mua sữa an toàn
Trong một chiến dịch trấn áp quy mô lớn kéo dài suốt 72 giờ, Lực lượng Đặc nhiệm (STF) thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ đã triệt phá 3 nhà máy sản xuất sữa tổng hợp độc hại với quy mô lên tới 200.000 lít/ngày.
Cụ thể, STF cho biết, quá tình điều tra kéo dài nhiều tuần, cơ quan chức năng phá hiện 3 cơ sở tại khu vực Morena, Bhind và gần thủ phủ Bhopal đang bí mật sản xuất một loại "sữa" được pha chế từ các thành phần độc hại như sơn trắng, dầu gội đầu, bột giặt, urê, maltodextrin, xút (sodium hydroxide), formalin, ammonium sulphate và nhiều hóa chất khác.
Hỗn hợp này sau đó được đóng gói bắt chước các thương hiệu sữa uy tín, rồi vận chuyển đi tiêu thụ ở 5 bang lân cận, trong đó Delhi và Bhopal là hai thị trường tiêu thụ chính.
Theo kết quả điều tra, chi phí sản xuất chỉ khoảng 5 rupee/lít (từ 1.500 đồng), nhưng sản phẩm được bán với giá thị trường từ 45–50 rupee/lít. Các đối tượng dùng xe bồn chuyên dụng và xe tải nhỏ để vận chuyển, nhằm đánh lừa cơ quan kiểm tra. Tổng cộng, STF đã thu giữ 20 xe bồn, 11 xe tải và hơn 2,200 kg nguyên liệu hóa học, đủ để sản xuất hàng chục nghìn lít/ngày.
Đến nay, 57 nghi phạm đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều cán bộ thanh tra an toàn thực phẩm bị nghi ngờ bao che, làm ngơ cho hoạt động sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sữa giả. STF cũng mở rộng điều tra đối với các nhà cung cấp hóa chất và những đầu mối tiêu thụ sản phẩm ở các bang khác.
STF và các cơ quan y tế tại bang Madhya Pradesh đã phát cảnh báo đến người dân, yêu cầu thận trọng khi sử dụng sữa không rõ nguồn gốc, đồng thời kêu gọi báo cáo ngay khi phát hiện nghi vấn.
Ông Rajesh Bhadoria, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm bang Madhya Pradesh, nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm tất cả các đối tượng liên quan, bao gồm cả nhà sản xuất, nhà cung ứng hóa chất và những cán bộ tiếp tay. Đây là hành vi đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sẽ không có vùng cấm trong quá trình điều tra.”
Ngày 01-07-2025 báo Người đưa tin có bài đăng "Đột kích một nhà máy, công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả từ hóa chất, tịch thu máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng và hàng trăm lít nước bẩn". Nội dung chính như sau:
Tháng 4/2025, Chính quyền địa phương tại thành phố Taxila, Pakistan đã phát hiện và triệt phá một nhà máy sản xuất sữa giả trong một cuộc đột kích diễn ra vào rạng sáng tại khu vực Asifabad. Cơ sở này bị cáo buộc đã pha trộn hóa chất độc hại với nước ô nhiễm để tạo ra các sản phẩm sữa tổng hợp, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Cuộc đột kích do trợ lý Ủy viên Zaryab Sajid Kamboh dẫn đầu, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, được thực hiện tại một nhà máy nằm trên Phố 10, thuộc thẩm quyền của đồn cảnh sát Wah Saddar. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật gồm máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng, chất tẩy rửa, các hóa chất nguy hiểm và hàng trăm lít nước bẩn – được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sữa.
Theo nguồn tin chính thức, cơ sở này đã sản xuất khoảng 1.000 lít sữa giả mỗi ngày từ 150 kg hóa chất. Sản phẩm sau đó được dán nhãn sai lệch là “sữa tươi trong khu vực” và được phân phối đến các tiệm trà, cửa hàng sữa và khách sạn tại Taxila và Wah.
Giới chức cho biết mạng lưới này đã hoạt động trong một thời gian dài, bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm. Đáng chú ý, sản phẩm được sản xuất từ các chất không đạt chuẩn và nước ô nhiễm có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho người tiêu dùng.
Trong cuộc đột kích, sáu đối tượng bị cáo buộc liên quan đến hoạt động sản xuất sữa giả đã bị bắt giữ. Lực lượng chức năng cũng tiến hành tiêu hủy hàng trăm lít sữa pha hóa chất ngay tại hiện trường.
Phát biểu với truyền thông, ông Zaryab Sajid Kamboh khẳng định chính quyền sẽ kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là những hành động có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Ông nhấn mạnh việc thực thi nghiêm ngặt Quy định về thực phẩm sạch của tỉnh Punjab sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.