Từ 1/9 sẽ xóa sổ những tài khoản ngân hàng dùng nickname

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Những tài khoản ngân hàng này có thể bị lợi dụng để phục vụ cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Theo báo Người đưa tin ngày 12/7 có bài Từ 1/9 sẽ xóa sổ những tài khoản ngân hàng dùng nickname. Nội dung như sau:

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, cho biết sau 4 năm triển khai Quyết định 810, hoạt động chuyển đổi số đã đạt kết quả tích cực, đặc biệt nhờ phối hợp hiệu quả với Bộ Công an trong thực hiện Đề án 06. Đến ngày 16/5, ngành đã làm sạch hơn 130,5 triệu hồ sơ cá nhân và 711,3 nghìn hồ sơ tổ chức, góp phần loại bỏ tài khoản không chính chủ, giảm thiểu lừa đảo.

Dù cả nước có hơn 200 triệu tài khoản ngân hàng, mới chỉ 113 triệu được đối chiếu sinh trắc học. Ông Tuấn nhận định nhiều tài khoản chưa xác thực có thể là tài khoản chết, tài khoản ngủ đông hoặc phục vụ lừa đảo. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định sinh trắc học không phải giải pháp duy nhất, cần kết hợp xử lý tội phạm có tổ chức. Bộ Công an hiện đang sửa đổi quy định pháp luật để siết chặt hơn hành vi gian lận.

NHNN cũng đang sửa Thông tư 17, dự kiến có hiệu lực từ 1/9/2025. Theo đó, tài khoản tổ chức buộc phải mở trực tiếp tại quầy, không chấp nhận mở qua thư hay ủy quyền. Đồng thời, người đại diện pháp luật phải cung cấp sinh trắc học khi mở tài khoản. Với tổ chức mới thành lập 6 - 9 tháng, mọi giao dịch chuyển tiền đều phải đối chiếu sinh trắc học.

Một điểm đáng chú ý khác là cấm dùng tài khoản nickname, buộc tài khoản nhận tiền phải là số tài khoản cụ thể nhằm giảm rủi ro lừa đảo.

Theo Ngân Hàng Nhà Nước, thực tế đã phát sinh một số trường hợp lợi dụng việc ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng bí danh, biệt danh (Alias, nickname) thay cho số hiệu, tên tài khoản thanh toán để đặt tên gần giống với các thương hiệu uy tín thực hiện hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, việc sử dụng bí danh, biệt danh trong giao dịch thanh toán có thể dẫn tới nguy cơ chuyển tiền nhầm do không hiện đầy đủ thông tin số hiệu tài khoản và tên tài khoản khi lập lệnh thanh toán. 

Cấm sử dụng nickname cho tài khoản ngân hàng từ 1/9. (Ảnh: VTVIndex)

Đáng chú ý, toàn ngành ngân hàng dự kiến sẽ triển khai dịch vụ cảnh báo tài khoản gian lận trong năm 2025.

Sau khi BIDV thí điểm thành công từ 1/4 với hơn 100 tỷ đồng được giữ lại nhờ cảnh báo kịp thời, các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, MB, Agribank sẽ lần lượt triển khai trên các ứng dụng số. Việc cảnh báo tình trạng nghi ngờ tài khoản gian lận sẽ được hiển thị ngay trên ứng dụng, người chuyển tiền hoàn toàn có quyền quyết định tiếp tục hay dừng giao dịch.

Dữ liệu cảnh báo sẽ được cập nhật liên tục, tránh tình trạng "gán nhãn" sai khiến người dùng bị ảnh hưởng. Song song đó, NHNN và các đơn vị sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra để đảm bảo triển khai đồng bộ VNeID trong hoạt động ngân hàng. 

Hiện hơn 87% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng, các nghiệp vụ cơ bản đã số hóa gần như hoàn toàn. Tỷ lệ giao dịch qua kênh số ở nhiều TCTD đạt trên 90%. Trong năm 2024, thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh: Tăng 56,68% về số lượng và 32,79% về giá trị so với 2023. Riêng giao dịch qua QR Code tăng đến 104,65% về số lượng và gần 100% về giá trị. Tính đến tháng 3/2025, giao dịch không dùng tiền mặt đạt hơn 5,2 tỷ lượt, giá trị hơn 80 triệu tỷ đồng.

Tham khảo VTVIndex, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Ngày 10 tháng 7 năm 2025, tạp chí Nhịp sống Thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Cụ ông 79 tuổi Hà Nội đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 250 triệu đồng nhưng nhận lại 0 đồng". Nội dung như sau:

Ngày 08/7/2025, Công an phường Hà Đông phối hợp với nhân viên Ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Đông đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một cụ ông sống trên địa bàn.

Theo đó, khoảng 8h30 cùng ngày, ông L (sinh năm 1946, trú tại phường Hà Đông, Hà Nội) đến Ngân hàng GP Bank chi nhánh Hà Đông (số 198 đường Quang Trung, phường Hà Đông) yêu cầu rút toàn bộ số tiền tiết kiệm 250 triệu đồng để chuyển vào tài khoản khác.

Khi được hỏi, ông L. cho biết đây là tài khoản của con dâu mình. Trong quá trình giao dịch, chị Trần Thị Mai – nhân viên ngân hàng,  nhận thấy ông L có nhiều biểu hiện bất thường như lo lắng, bồn chồn, liên tục giục chuyển tiền gấp. Nhận định đây có thể là một trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chị Mai đã kịp thời báo tin cho Công an phường Hà Đông.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an phường Hà Đông đã khẩn trương đến trụ sở ngân hàng để xác minh. Tại đây, lực lượng Công an đã gặp gỡ, trao đổi và trấn an tinh thần cụ ông. Sau khi bình tĩnh lại, ông L. cho biết đã nhận được tin nhắn từ một tài khoản Zalo lạ.

Đối tượng gửi cho ông hình ảnh các “quyết định truy nã”, “lệnh bắt tạm giam” liên quan đến con dâu ông – chị T., với lý do liên quan đến một vụ việc vi phạm pháp luật. Các đối tượng yêu cầu ông L. chuyển 250 triệu đồng vào một tài khoản ngân hàng để “xác minh” sự liên quan của người thân.

Do tuổi cao và tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến con cháu, ông L. đã vội vã thực hiện theo yêu cầu của đối tượng. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp nhạy bén của nhân viên ngân hàng và lực lượng Công an, vụ việc đã được ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hậu quả.

Công an phường Hà Đông đã tiến hành giải thích, tuyên truyền để ông L. hiểu rõ thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa cần thiết. Sau khi được tuyên truyền, ông L. đã nhận thức rõ vấn đề và không thực hiện giao dịch rút tiền.

Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân, đặc biệt là người cao tuổi, cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ mạo danh cơ quan chức năng, không thực hiện chuyển tiền vào các tài khoản không rõ ràng. Khi phát hiện nghi vấn, cần nhanh chóng báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!