Hậu trường 'Tây du ký' 1982

"Tây du ký" phát sóng tròn 41 năm, các bức ảnh hậu trường được khán giả nhận xét "hấp hẫn không kém phim".

Báo Vnexpress năm 2023 đưa thông tin với tiêu đề: Hậu trường 'Tây du ký' 1982. Với nội dung như sau: 

Đạo diễn, quay phim và các diễn viên, nhân viên hóa trang, đạo cụ ở trường quay. Video: CCTV

Hôm 3/7, Vương Sùng Thu - nhà quay phim "Tây du ký" đăng trên trang cá nhân một số ảnh liên quan bộ phim, kỷ niệm ngày khởi quay tại Dương Châu cách đây 41 năm. Ông tiết lộ những năm qua, vào ngày ngày, ông nhận được nhiều tin nhắn như: "Bác Vương ơi, hôm nay là sinh nhật 'Tây du ký'". Nhà quay phim cho biết hạnh phúc vì trải qua hàng chục năm, tác phẩm vẫn giàu sức sống, có chỗ đứng trong lòng khán giả. Trong ảnh, Vương Sùng Thu và các diễn viên đóng yêu tinh nhện trên đường tới nơi ghi hình.

Cả đoàn chỉ có một chiếc máy quay, Vương Sùng Thu và cộng sự phải khắc phục thiếu thốn đạo cụ, kỹ xảo để thực hiện những cảnh mang yếu tố thần tiên, thần thoại.

Hai bức ảnh hậu trường mang tính biểu tượng của "Tây du ký". Chú ngựa trắng bị ngã khi cùng êkíp di chuyển trên mặt băng, các diễn viên, nhân viên xúm lại đỡ ngựa dậy. Theo Sina, tình huống này nguy hiểm, đặc biệt với người đứng phía đuôi ngựa, vì con vật có khả năng đá vào người. Ảnh dưới, ôtô bị lún trong bùn đất, mọi thành viên đều xuống đẩy xe khỏi bùn. Sáu năm làm phim, đoàn "Tây du ký" không có một ngày nghỉ. Để an ủi mọi người, đạo diễn Dương Khiết quản lý cả đoàn theo cách người nhà cư xử với nhau. Bà tổ chức sinh nhật cho nhân viên, cùng mọi người đón lễ tết...

Tài tử Mã Đức Hoa tự hóa trang nhân vật Trư Bát Giới. Ông gắn tai giả, mặt nạ, bụng giả, sau đó đội mũ.

 

Thời bấy giờ, các diễn viên kiêm nhiều việc, ngoài tự hóa trang, họ còn khuân vác đồ đạc, đóng thế khi cần thiết.

Các diễn viên, nhân viên trường quay quây tấm chăn phía dưới, đề phòng Mã Đức Hoa (vai Trư Bát Giới) rơi ngã khi đóng cảnh ngủ trên cây. Ảnh hậu trường thường được fan chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người nhận xét xem cách êkíp làm việc thú vị không kém xem phim.

Êkíp thực hiện cảnh Trư Bát Giới đấu võ trên không. Diễn viên được cột dây bên trong lớp áo ngoài, sau đó được nhân viên kéo lên. Video: Bilibili

 

Đoạn Tôn Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng) bị giam trong hang đá quay mùa hè, thời tiết nóng bức, nhân viên liên tục mang nước cho Lục Tiểu Linh Đồng, có hôm, tài tử uống bia thay nước.
Cách quay Tôn Ngộ Không bay, Đường Tăng cưỡi ngựa, Bát Giới, Sa Tăng chạy phía dưới. Video: Bilibili

 

Bốn thầy trò Đường Tăng. Phim bấm máy tháng 7/1982, phát thử một tập vào tháng 10 cùng năm. Từ năm 1986, phim được phát trọn vẹn trên truyền hình, gây tiếng vang tại nhiều quốc gia châu Á. "Tây du ký" giữ kỷ lục phim được phát lại nhiều lần nhất ở Trung Quốc.

Tiếp đến, báo VTC cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Ảnh hậu trường hài hước chưa từng công bố của 'Tây du ký 1982'

Nội dung được báo đưa như sau: 

Độc giả Hồng Anh chia sẻ bộ ảnh quý về những cảnh hậu trường của đoàn làm phim tây du ký 1982 của đạo diễn Dương Khiết mà anh sưu tầm trong những năm qua.

Ngày 12/4/1982, đoàn phim Tây du ký gặp ông Triệu Phác Sơ - chủ tịch hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, nhờ trợ giúp khi ê-kíp bắt đầu lên ý tưởng. Đạo diễn Dương Khiết cùng tất cả các diễn viên trụ cột đều có mặt trong buổi gặp gỡ này.

Ngày 12/4/1982, đoàn phim Tây du ký gặp ông Triệu Phác Sơ - chủ tịch hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, nhờ trợ giúp khi ê-kíp bắt đầu lên ý tưởng. Đạo diễn Dương Khiết cùng tất cả các diễn viên trụ cột đều có mặt trong buổi gặp gỡ này.

Hình ảnh của đoàn làm phim trong những ngày đầu dựng tập Trừ yêu Ô Kê quốc (1982). Tập này có 4 đạo diễn, gồm: Dương Khiết, Tuân Hạo, Nhậm Phụng Pha và Đổng Hàng Cát (áo trắng ngồi giữa), đeo kính ngồi cạnh là Lý Pha (lồng tiếng Trư Bát Giới). Đổng Hàng Cát sau đó rời đoàn và tự vẫn năm 1983 vì trầm cảm.

Hình ảnh của đoàn làm phim trong những ngày đầu dựng tập Trừ yêu Ô Kê quốc (1982). Tập này có 4 đạo diễn, gồm: Dương Khiết, Tuân Hạo, Nhậm Phụng Pha và Đổng Hàng Cát (áo trắng ngồi giữa), đeo kính ngồi cạnh là Lý Pha (lồng tiếng Trư Bát Giới). Đổng Hàng Cát sau đó rời đoàn và tự vẫn năm 1983 vì trầm cảm.

Lý Pha góc phải hàng đứng, bên cạnh biên kịch Trâu Ức Thanh, vợ chồng Dương Khiết, Vương Sùng Thu... Lý Pha mất năm 2013. Trong phim, ông là người đầu tiên lồng tiếng Trư Bát Giới, tiếp theo là Vương Ngọc Lập.

Lý Pha góc phải hàng đứng, bên cạnh biên kịch Trâu Ức Thanh, vợ chồng Dương Khiết, Vương Sùng Thu... Lý Pha mất năm 2013. Trong phim, ông là người đầu tiên lồng tiếng Trư Bát Giới, tiếp theo là Vương Ngọc Lập.

Các diễn viên lồng tiếng khi thực hiện phần hậu kỳ cho tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương (người lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không) và Trương Vân Minh (Đường Tăng) cùng mặc áo xanh lá cây. Ngoài ra trong ảnh còn có Trình Chi, Lý Vĩnh Quý, Hàn Thiện Tục (lồng vai Hắc Hùng Tinh do Hạng Hán đóng)...

Các diễn viên lồng tiếng khi thực hiện phần hậu kỳ cho tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương (người lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không) và Trương Vân Minh (Đường Tăng) cùng mặc áo xanh lá cây. Ngoài ra trong ảnh còn có Trình Chi, Lý Vĩnh Quý, Hàn Thiện Tục (lồng vai Hắc Hùng Tinh do Hạng Hán đóng)...

Từ trái qua: Lý Vĩnh Quý (Quảng Trí hòa thượng, cũng là người đóng chủ quán trọ tập một), Trình Chi (Kim Trì trưởng lão), Trương Vân Minh, Lý Dương lồng tiếng tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương chỉ tham gia đoàn những năm 1982 - 1985. Phần lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không giai đoạn 1986 - 1988 do Lý Thế Hoành đảm nhiệm.

Từ trái qua: Lý Vĩnh Quý (Quảng Trí hòa thượng, cũng là người đóng chủ quán trọ tập một), Trình Chi (Kim Trì trưởng lão), Trương Vân Minh, Lý Dương lồng tiếng tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương chỉ tham gia đoàn những năm 1982 - 1985. Phần lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không giai đoạn 1986 - 1988 do Lý Thế Hoành đảm nhiệm.

Ảnh của Lý Pha, Lý Dương, Trương Vân Minh (hàng sau), Thân Tĩnh (áo trắng góc trái, lồng tiếng cho nhân vật Cao Thúy Lan), Lý Văn Linh (lồng tiếng Cao phu nhân) khi thực hiện hậu kỳ tập Thu phục Trư Bát Giới. Trong số các diễn viên chính, duy nhất Diêm Hoài Lễ tự lồng tiếng cho vai Sa Tăng.

Ảnh của Lý Pha, Lý Dương, Trương Vân Minh (hàng sau), Thân Tĩnh (áo trắng góc trái, lồng tiếng cho nhân vật Cao Thúy Lan), Lý Văn Linh (lồng tiếng Cao phu nhân) khi thực hiện hậu kỳ tập Thu phục Trư Bát Giới. Trong số các diễn viên chính, duy nhất Diêm Hoài Lễ tự lồng tiếng cho vai Sa Tăng.

Các chuyên gia hóa trang chú tâm trang điểm cho Á Tuyết Mai và Khương Tú Hoa - những diễn viên đảm nhận vai yêu nữ hầu Bạch thử tinh ở động không đáy. 

Các chuyên gia hóa trang chú tâm trang điểm cho Á Tuyết Mai và Khương Tú Hoa - những diễn viên đảm nhận vai yêu nữ hầu Bạch thử tinh ở động không đáy. 

Dương Vân Phi còn gọi là Nhi Nhi, con gái Dương Khiết và Vương Sùng Thu, theo đoàn từ năm 14 tuổi, học và tham gia đội hóa trang.

Dương Vân Phi còn gọi là Nhi Nhi, con gái Dương Khiết và Vương Sùng Thu, theo đoàn từ năm 14 tuổi, học và tham gia đội hóa trang.

Đạo diễn và Triệu Hân Bồi (sinh 1977), đóng vai Hồng Hài Nhi. Bức ảnh này được chụp năm 1985 tại Cát Lâm.

Đạo diễn và Triệu Hân Bồi (sinh 1977), đóng vai Hồng Hài Nhi. Bức ảnh này được chụp năm 1985 tại Cát Lâm.

Các diễn viên Từ Thiếu Hoa, Thôi Cảnh Phú, Lục Tiểu Linh Đồng, Lưu Đại Cương (từ phải sang trái).

Các diễn viên Từ Thiếu Hoa, Thôi Cảnh Phú, Lục Tiểu Linh Đồng, Lưu Đại Cương (từ phải sang trái).

Đạo diễn Dương Khiết trả lời phỏng vấn. Bên cạnh bà là các diễn viên Trì Trọng Thụy, Lục Tiểu Linh Đồng, Thôi Cảnh Phú, Lưu Đại Cương.

Đạo diễn Dương Khiết trả lời phỏng vấn. Bên cạnh bà là các diễn viên Trì Trọng Thụy, Lục Tiểu Linh Đồng, Thôi Cảnh Phú, Lưu Đại Cương.

Khi đến núi Thanh Thành (Đô Giang Yển, Tứ Xuyên), Uông Việt và Ngô Quế Linh (diễn viên đóng vai Trấn Nguyên đại tiên) muốn thể hiện sự tôn kính đạo Lão nên tới xin chữ một đạo sỹ.

Khi đến núi Thanh Thành (Đô Giang Yển, Tứ Xuyên), Uông Việt và Ngô Quế Linh (diễn viên đóng vai Trấn Nguyên đại tiên) muốn thể hiện sự tôn kính đạo Lão nên tới xin chữ một đạo sỹ.

Họ không muốn phật lòng các đạo sỹ ở đây khi phim đề cao đạo Phật.

Họ không muốn phật lòng các đạo sỹ ở đây khi phim đề cao đạo Phật.

Nhà thơ Diêm Túc (đứng giữa Lục Tiểu Linh Đồng, Lý Linh Ngọc) trong một buổi giao lưu cùng người hâm mộ. Ông là người đặt lời cho tất cả bài hát trong phim, trừ Thủ kình quy lai do Đới Anh Lộc và Tình nhi nữ do Dương Khiết soạn lời Lý Linh Ngọc cũng là người hát Tình nhi nữ bản phim sử dụng từ 1988 đến nay.

Nhà thơ Diêm Túc (đứng giữa Lục Tiểu Linh Đồng, Lý Linh Ngọc) trong một buổi giao lưu cùng người hâm mộ. Ông là người đặt lời cho tất cả bài hát trong phim, trừ Thủ kình quy lai do Đới Anh Lộc và Tình nhi nữ do Dương Khiết soạn lời Lý Linh Ngọc cũng là người hát Tình nhi nữ bản phim sử dụng từ 1988 đến nay.

Ảnh chụp các diễn viên năm 1989. Khi đó, Vu Hồng (góc phải) đã trở thành vợ của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng. Bà thường xuyên có mặt bên cạnh ông trong các chuyến lưu diễn.

Ảnh chụp các diễn viên năm 1989. Khi đó, Vu Hồng (góc phải) đã trở thành vợ của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng. Bà thường xuyên có mặt bên cạnh ông trong các chuyến lưu diễn.

Đạo diễn Dương Khiết và các diễn viên Tả Đại Phân, An Vân Vũ, Lý Nhuận Sinh, Dương Ngọc Chương (đóng vai Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ) năm 1983.

Đạo diễn Dương Khiết và các diễn viên Tả Đại Phân, An Vân Vũ, Lý Nhuận Sinh, Dương Ngọc Chương (đóng vai Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ) năm 1983.

Dương Khiết đứng giữa Tào Đạc (Hoàng Mi yêu vương, tập Vào nhầm Tiểu lôi âm) và Lâm Chí Khiêm, năm 1986.  (Nguồn: Zing News)

Dương Khiết đứng giữa Tào Đạc (Hoàng Mi yêu vương, tập Vào nhầm Tiểu lôi âm) và Lâm Chí Khiêm, năm 1986. (Nguồn: Zing News)