Vì sao đề thi Văn THPT 2014 'Hồn Trương Ba, da hàng thịt' đánh đố nhất từ trước đến nay, có "phao" cũng vô hiệu?

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 từng khiến nhiều thí sinh khóc dở mếu dở.

> Xác định người phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

> Nam sinh nói đề thi đại học quá dễ, khi biết điểm và hoàn cảnh gia đình cậu thì ai cũng nể

Hôm nay (27/6), hơn 1 triệu thí sinh chính thức bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 - Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút. Theo đó, đề thi Ngữ Văn năm 2014 bất ngờ được đào lại bởi được đánh giá là khó nhằn nhất nhì lịch sử thi tốt nghiệp THPT.

Được biết, năm ấy đề thi Văn ra câu Nghị luận xã hội (3 điểm) trích dẫn một bài báo chủ đề "Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam". Câu hỏi này mang tính thời sự cao bởi thời điểm đó tình hình chủ quyền biển đảo giữa hai nước đang vô cùng căng thẳng.

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT tốn nhiều giấy mực nhất lịch sử

Tiếp đến là phần Nghị luận văn học (7 điểm) rơi vào tác phẩm "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của tác giả Lưu Quang Vũ mang tính đánh đố, không khó nhưng đầy bất ngờ. Đây cũng là bộ đề khiến nhiều giáo viên và học sinh có ấn tượng khó quên nhất từ trước tới nay.

Hầu hết các thầy cô giáo đều nhận định, bộ đề thi Văn năm 2014 tích hợp nghị luận văn học với nghị luận xã hội, không quá khó nhưng mang tính bất ngờ vì đa phần đề thi tốt nghiệp đều chọn các tác phẩm bài thơ, văn, truyện ngắn... Với tâm lý đó, không ít thí sinh chủ quan bỏ qua phần ôn tập tác phẩm kịch. Thậm chí, đề Văn huyền thoại này được đánh giá dù có đem ”phao” cũng không thể cứu sinh.

Đây là một tác phẩm kịch trong chương trình học thêm

Trên thực tế, việc đưa kịch bản văn học vào nội dung giảng dạy ở trường đã có từ năm 2009 nhưng những tác phẩm thuộc thể loại này được cho là chưa từng có trong lịch sử đề thi Văn đại học hay tốt nghiệp THPT.

Sau khi rời phòng thi, hầu hết các thí sinh đều cho biết có chung tâm trạng hoang mang, bối rối khi đọc đề, bởi ngày thường chỉ chú trọng ôn luyện các tác phẩm như Việt Bắc, Những đứa con trong gia đình, Rừng Xà Nu, Tây tiến… Đề bài không chỉ đòi hỏi các em nắm vững kiến thức về tác phẩm, mà còn yêu cầu thí sinh liên hệ mở rộng với vấn đề xã hội ngày nay.

Nhiều thí sinh bật khóc ngay khi ra khỏi phòng thi

PGS Văn học Trần Hữu Tá nhận định: "Tôi e ngại nhiều học sinh không nắm được ý nghĩa trọn vẹn của tác phẩm vì các em chỉ được đọc qua đoạn trích, mà đọc trích thì không thể đại diện cho toàn bộ vở kịch. Hơn nữa đoạn trích này nằm ở chương trình học thêm. Việc giảng dạy đoạn trích từ một vở kịch đòi hỏi công sức người thầy, người cô là rất lớn. Các thầy cô phải làm thế nào cho các em hiểu được toàn bộ tinh thần của tác phẩm chỉ thông qua một đoạn trích ngắn".