Tin nhắn người dùng Vietcombank phải xóa ngay lập tức

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Đây thực chất là tin nhắn lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền trong tài khoản người dùng.

Theo báo Người đưa tin ngày 26/7 có bài Tin nhắn người dùng Vietcombank phải xóa ngay lập tức. Nội dung như sau:

Thời gian gần đây, nhiều khách hàng Vietcombank liên tục nhận được tin nhắn với nội dung thông báo "điểm thưởng sắp hết hạn", kèm theo đường link yêu cầu đăng nhập để đổi quà.

Tuy nhiên, đây thực chất là một hình thức lừa đảo mới, mạo danh thương hiệu ngân hàng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Thông tin đăng tải trên website Vietcombank cho biết, các tin nhắn này thường đi kèm đường link giả mạo có tên miền gần giống website chính thức của ngân hàng như: vietcomm.top, vieetcom.top, viettcamd.top-vn… Khi nhấp vào, người dùng sẽ bị chuyển hướng tới trang web giả mạo có giao diện tương tự hệ thống của Vietcombank.

Vietcombank nhận được phản ánh rằng nhiều khách hàng nhận tin nhắn với nội dung thông báo “điểm thưởng sắp hết hạn”. (Ảnh minh hoạ)

Tại đây, khách hàng được yêu cầu nhập thông tin cá nhân, số thẻ và mã OTP với lý do “nhận hoàn tiền từ điểm tích lũy”. Một khi người dùng cung cấp thông tin, kẻ gian có thể ngay lập tức chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Ngân hàng khẳng định: Điểm thưởng từ chương trình VCB Loyalty không thể quy đổi ra tiền mặt, và chỉ được sử dụng để đổi quà trên các kênh chính thức của Vietcombank. Bên cạnh đó, Vietcombank không bao giờ gửi link qua tin nhắn SMS hay email, càng không yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP dưới bất kỳ hình thức nào.

Để bảo vệ tài sản, khách hàng được khuyến cáo tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ, không quét mã QR không rõ nguồn gốc và tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật cho bất kỳ ai. Trong trường hợp đã lỡ nhập thông tin vào website giả mạo, cần lập tức khóa thẻ và liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ. 

Đáng chú ý, từ ngày 30/6, Vietcombank đã triển khai tính năng tự động cảnh báo tài khoản thụ hưởng có dấu hiệu gian lận trên ứng dụng VCB Digibank. Hệ thống sẽ tự kiểm tra thông tin người nhận khi khách hàng thực hiện chuyển tiền nhanh qua Napas 24/7.

Nếu phát hiện rủi ro như thông tin không khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia, tài khoản nằm trong danh sách cảnh báo của cơ quan chức năng hoặc có giao dịch bất thường, hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo rõ ràng ngay trên màn hình giao dịch.

Thông qua hệ thống “lá chắn điện tử” này, Vietcombank giúp khách hàng chủ động kiểm tra độ an toàn trước khi thực hiện giao dịch, đồng thời tăng cường lớp bảo vệ trước các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi.

Ngày 25/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Thấy thông báo này, người dùng Agribank, Vietcombank, Vietinbank,... tuyệt đối đừng chuyển khoản". Nội dung như sau:

Trước làn sóng lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng, loạt ngân hàng lớn như MB, Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV… đã đồng loạt kích hoạt hệ thống cảnh báo ngay trong ứng dụng chuyển tiền. Những công cụ mới này được ví như "lá chắn điện tử", giúp người dùng kịp thời phát hiện tài khoản lừa đảo trước khi hoàn tất giao dịch.

Với MB, tính năng mang tên “Khiên thép” trên ứng dụng MBBank sẽ có cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động: Khi người dùng nhập số tài khoản nhận tiền, hệ thống sẽ ngay lập tức quét, đối chiếu thông tin với cơ sở dữ liệu từ cơ quan chức năng.

Nếu có dấu hiệu bất thường như tên không trùng khớp, tài khoản từng bị báo cáo lừa đảo hay nằm trong danh sách cảnh báo, ứng dụng sẽ hiển thị cảnh báo rõ ràng để người dùng cân nhắc dừng giao dịch. Điều đặc biệt là tính năng này không làm gián đoạn trải nghiệm chuyển khoản, vẫn đảm bảo tốc độ xử lý nhanh như cũ.

Không riêng gì MB, Agribank cũng vừa cập nhật ứng dụng Agribank Plus với công cụ cảnh báo tương tự. Khi khách hàng nhập số tài khoản thụ hưởng, hệ thống sẽ kiểm tra ngay với dữ liệu từ Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan. Nếu phát hiện nguy cơ, ứng dụng sẽ hiện thông báo cảnh báo với ba cấp độ: Rủi ro cao (tài khoản nằm trong danh sách đen), Rủi ro trung bình (có hành vi bất thường), và Cảnh báo xác thực (thông tin người nhận không khớp với dữ liệu dân cư).

BIDV, VietinBank và Vietcombank cũng nhanh chóng vào cuộc. BIDV ghi nhận đã ngăn chặn thành công hơn 100 tỷ đồng có nguy cơ bị lừa nhờ hệ thống phân tích hành vi giao dịch. VietinBank triển khai cảnh báo trên iPay Mobile từ tháng 7/2025, còn Vietcombank đang thử nghiệm tính năng tương tự trên VCB Digibank, chuẩn bị nhân rộng trong thời gian tới. 

Theo các ngân hàng, hệ thống cảnh báo sẽ kích hoạt khi phát hiện ba yếu tố chính: Tên chủ tài khoản không khớp với dữ liệu dân cư, tài khoản thuộc “danh sách đen” từ cơ quan chức năng hoặc ngân hàng khác, và lịch sử giao dịch bất thường như nhận tiền từ nhiều nguồn lạ trong thời gian ngắn.

Dù được trang bị lớp bảo vệ công nghệ cao, nhưng theo các chuyên gia an ninh tài chính, công cụ ngân hàng chỉ hỗ trợ bước đầu. Quan trọng nhất vẫn là sự tỉnh táo và chủ động của người dùng: Kiểm tra kỹ thông tin người nhận, tránh chuyển tiền theo yêu cầu từ số lạ, hạn chế click vào đường link chưa xác minh. Trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng cao tay, chỉ cần một khoảnh khắc mất cảnh giác cũng có thể trả giá bằng cả tài sản.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!