Phát hiện một loại Băng Vệ Sinh chứa chất gây UT cao gấp 16.000 lần do KOL Trung Quốc nổi tiếng sáng lập
Thương hiệu băng vệ sinh này do một KOL nổi tiếng Trung Quốc sáng lập, bán ra số lượng lớn và lúc này đang gây ra làn sóng phản ứng rộng rãi.
Ngày 26/7/2025, Thời báo VHNT đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Phát hiện một loại Băng Vệ Sinh chứa chất gây UT cao gấp 16.000 lần do KOL Trung Quốc nổi tiếng sáng lập". Nội dung như sau:
Thương hiệu băng vệ sinh M.Password do một KOL nổi tiếng Trung Quốc - Tân Ba - sáng lập đang đối mặt với khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng khi bị phát hiện chứa hàm lượng thiourea vượt mức cho phép hàng chục nghìn lần. Sự việc gây chấn động dư luận khi có nhiều người dùng tố cáo gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư tuyến giáp, viêm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt sau khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.
Kết quả kiểm nghiệm gây sốc: Thiourea vượt ngưỡng hơn 16.000 lần
Vụ việc bắt đầu khi một nhóm người tiêu dùng chủ động gửi mẫu sản phẩm băng vệ sinh M.Password đi kiểm nghiệm độc lập. Kết quả cho thấy nhiều lô hàng được sản xuất từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2025 đều có hàm lượng thiourea vượt ngưỡng nghiêm trọng.

Đáng chú ý, một mẫu kiểm nghiệm phát hiện chứa tới 16.653μg thiourea/g sản phẩm – tức gấp hơn 16.000 lần so với giới hạn tối đa là 1μg/g theo tiêu chuẩn an toàn mỹ phẩm do Trung Quốc ban hành từ năm 2015.
Thiourea là hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, từng bị xếp vào nhóm có nguy cơ gây ung thư nhóm 3 trong danh mục hóa chất nguy hiểm của Trung Quốc. Việc chất này tồn tại ở nồng độ cao trong sản phẩm sử dụng hàng ngày cho vùng nhạy cảm đã làm dấy lên làn sóng lo ngại lớn trong cộng đồng người tiêu dùng.
Thương hiệu lên tiếng, nhưng chưa thuyết phục
Ngày 24/7, tài khoản chính thức của M.Password đã đăng tải bản đánh giá an toàn do một tổ chức kiểm định thứ ba thực hiện, với nội dung khẳng định thiourea chỉ tồn tại trong thành phần sợi vải và không gây rủi ro sức khỏe nếu sử dụng hợp lý.
Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục được người tiêu dùng. Nhiều người cho rằng đây là cách "lách luật" để tránh trách nhiệm, trong khi các hậu quả về sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Hơn 30 người đã công khai thông tin mắc ung thư tuyến giáp, cùng hàng trăm phản ánh khác liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn nội tiết, phát ban, rối loạn chức năng tuyến giáp...

Nghi vấn sử dụng thiourea thay thế polyphenol để "tạo hiệu ứng thị giác"
Thương hiệu M.Password từng quảng bá sản phẩm lõi băng vệ sinh chứa chiết xuất polyphenol có khả năng chống oxy hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe phụ nữ. Trong các video bán hàng, nhân viên hãng đã thực hiện thí nghiệm nhỏ với dung dịch povidine, cho thấy lõi băng vệ sinh làm mất màu dung dịch - được giải thích là do tác dụng của polyphenol.
Tuy nhiên, giới chuyên gia chỉ ra rằng thiourea cũng có tính khử, có thể tạo hiệu ứng tương tự trong thí nghiệm nhưng hoàn toàn không có tác dụng tốt cho sức khỏe, thậm chí là ngược lại. Với chi phí rẻ hơn nhiều so với polyphenol, thiourea có thể đã được sử dụng thay thế để đánh lừa người tiêu dùng.
Hàng trăm phản hồi tiêu cực, doanh thu "khủng" trước khủng hoảng
Theo thống kê do tờ Tân Kinh Báo tổng hợp, chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm người dùng đã gửi phản hồi tiêu cực về các sản phẩm của M.Password. Trong số đó có hơn 30 trường hợp ung thư được ghi nhận, kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Dù mới thành lập chưa lâu, nhưng tính đến năm 2025, tổng doanh thu của thương hiệu này đã lên tới 3,33 tỷ nhân dân tệ (khoảng 464 triệu USD). Đây là con số đáng kinh ngạc, cho thấy mức độ lan tỏa của sản phẩm trên thị trường, và đồng thời làm tăng mức độ nghiêm trọng khi vụ bê bối bị phanh phui.
Cùng ngày, Tạp chí Thanh niên Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Một thương hiệu băng vệ sinh vướng nghi vấn chứa chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép 16.000 lần". Cụ thể như sau:
Theo báo cáo xét nghiệm do chính người tiêu dùng gửi đi kiểm tra, từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2025, nhiều lô sản phẩm như băng vệ sinh ban ngày và ban đêm vị trà của Cotton Secret - một thương hiệu băng vệ sinh nổi tiếng tại Trung Quốc, đều bị phát hiện chứa thio-urea vượt ngưỡng an toàn hàng chục nghìn lần. Trong đó, một mẫu sản phẩm "Sakura Soothing" ghi nhận hàm lượng thio-urea lên tới 16.653 μg/g, cao hơn hơn 16.000 lần so với giới hạn an toàn trong ngành mỹ phẩm.
Thio-urea là gì và nguy hiểm đến mức nào?
Thio-urea là hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, từng được xếp vào danh mục hóa chất nguy hiểm (Trung Quốc, 2015). Nhiều tổ chức quốc tế uy tín như IARC (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế) và các tài liệu hóa chất an toàn, thio-urea là một chất độc tiềm tàng, có nguy cơ gây ung thư và rối loạn nội tiết.
- Nguy cơ gây ung thư: IARC xếp thio-urea vào Nhóm 2B tức là có thể gây ung thư cho người (possibly carcinogenic to humans) dựa trên bằng chứng đủ mạnh từ thí nghiệm trên động vật. Trong các nghiên cứu, thio-urea có liên quan đến ung thư tuyến giáp, gan và máu ở động vật.
- Gây rối loạn tuyến giáp: Thio-urea có thể ức chế chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giáp, dẫn đến tình trạng suy giáp. Trong một số nghiên cứu trên động vật, thio-urea gây phì đại tuyến giáp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
- Độc tính cấp tính: Tiếp xúc qua đường hô hấp, da hoặc tiêu hóa có thể gây kích ứng mắt, da, đường hô hấp; nuồn nôn, đau bụng, chóng mặt nếu nuốt phải.
- Độc tính mãn tính: Tiếp xúc lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, tuyến giáp và hệ miễn dịch. Cần đặc biệt thận trọng trong môi trường công nghiệp hoặc phòng thí nghiệm có sử dụng thio-urea.
Theo giới chuyên gia y tế, thio-urea là một hóa chất độc tiềm tàng, có thể gây ung thư, ảnh hưởng nội tiết và tuyến giáp nếu tiếp xúc lâu dài. Không nên sử dụng trong thực phẩm hoặc dược phẩm. Trong các ngành công nghiệp hoặc phòng thí nghiệm, cần đeo đồ bảo hộ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn an toàn hóa chất.
Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng tại Trung Quốc đã báo cáo gặp các triệu chứng đáng ngờ: hơn 30 ca mắc ung thư tuyến giáp, hàng trăm người bị viêm nhiễm phụ khoa, nổi mẩn ngứa, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tuyến giáp... Đáng chú ý, có ít nhất 10 người khẳng định từng dùng sản phẩm này trước khi mang thai và sau đó gặp các vấn đề nghiêm trọng như thai lưu, thai trứng hoặc trẻ sơ sinh mắc cường giáp.
Trước làn sóng chỉ trích, phía Cotton Secret lên tiếng phản bác: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn và không có rủi ro gây ung thư nếu sử dụng hợp lý”, hãng khẳng định đã phối hợp cơ quan chức năng để kiểm định, đồng thời cho rằng lượng thio-urea tồn dư không gây hại cho sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên, lời giải thích này không làm nguôi đi sự hoang mang trong dư luận, khi hàng triệu phụ nữ từng tin tưởng sử dụng sản phẩm này. Nhiều câu hỏi đặt ra: Vì sao lại có thio-urea trong băng vệ sinh? Có được phép đưa chất này vào sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với cơ thể? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu người dùng bị tổn hại sức khỏe?
Sự kiện này không chỉ là bê bối đơn lẻ mà là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn ngành hàng chăm sóc cá nhân. Theo TS. Zhang Dai, Bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), “70% các ca nhiễm phụ khoa tại Trung Quốc có liên quan đến băng vệ sinh không đạt chuẩn hoặc dùng sai cách”. Người tiêu dùng cần cẩn trọng, hãy đọc kỹ thành phần, kiểm tra nhãn sản phẩm, tránh tin vào chiêu trò “chip công nghệ cao”, thay băng đúng thời gian và nếu có triệu chứng bất thường, phải ngưng sử dụng và đi khám sớm.