Mức tiền cao nhất người lao động được nhận khi thất nghiệp năm 2025
Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Báo Người đưa tin ngày 30/03/2025 đưa thông tin với tiêu đề: "Mức tiền cao nhất người lao động được nhận khi thất nghiệp năm 2025" cùng nội dung như sau:
Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chỉ còn hơn 2 tháng: Người dân dùng thẻ BHYT giấy nhất định phải biết điều này để đảm bảo quyền lợi Từ 01/7/2025, 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh: Cập nhật ngay kẻo thiệt! Người lao động cần biết, tránh bị thiệt: Người tham gia BHXH, BHYT cần cập nhật CCCD trước ngày 31/3? Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định của Luật Việc làm, người lao động sau khi nghỉ việc muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp cần đáp ứng điều kiện đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
Đồng thời, người lao động cần đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng; Đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm đúng hạn (trong 3 tháng từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động).
Bên cạnh đó, người lao động cần đáp ứng điều kiện sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nhưng vẫn chưa tìm được việc làm mới trừ trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên...
Mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng năm 2025 là bao nhiêu?
Theo các quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng năm 2025 được quy định như sau:
- Mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu vùng:
+ Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng (23.800 đồng/giờ)
+ Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng (21.200 đồng/giờ)
+ Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng (18.600 đồng/giờ)
+ Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng (16.600 đồng/giờ)
Năm 2025, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp....Ảnh minh họa
Mức tiền cao nhất người lao động được nhận khi thất nghiệp năm 2025
Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, năm 2025 mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng của vũ trang thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là:
5 x 2,340,000 = 11.700.000đồng
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:
+ Người lao động làm tại vùng 1 = 5 x 4,960, 000 = 24.800.000 đồng/tháng
+ Người lao động làm tại vùng 2 = 5 x 4,410,000 = 22.050.000 đồng/tháng
+ Người lao động làm tại vùng 3 = 5 x 3,860,000 = 19.300.000 đồng/tháng
+ Người lao động làm tại vùng 4 = 5 x 3,450,000 = 17.250.000 đồng/tháng
Trước đó, báo Dân trí ngày 30/03/2025 cũng có bài đăng với thông tin: "Những người cuối cùng giữ nghề tự hào của bao thế hệ". Nội dung được báo đưa như sau:
Một thời, khắp các con đường làng Trung An, nhà nhà, người người đan lờ. Những chiếc lờ tre chắc chắn, bền bỉ theo chân người dân đi khắp các vùng sông nước.
Thời gian trôi qua, vật liệu hiện đại thay thế, nghề đan lờ dần lui về quá khứ, chỉ còn lại một số ít người vẫn miệt mài với nan tre và đôi bàn tay chai sạn.
Thời vàng son nghề đan lờ đã qua, giờ chỉ còn lại những người thợ lớn tuổi kiên trì giữ nghề (Ảnh: Kim Duyên).
Ông Nguyễn Ưng, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, có gần 50 năm sống với nghề đan lờ cá truyền thống.
"Trước kia, cả làng sống nhờ nghề đan lờ, tiếng dao vót tre, tiếng cười nói rộn ràng khắp nơi. Nhưng rồi, cuộc sống đổi thay, nhiều người rời bỏ nghề để tìm những công việc khác ổn định hơn, thu nhập cao hơn. Dần dà, chỉ còn những người lớn tuổi bám trụ lại với nghề", ông Ưng chia sẻ.
Không chỉ có ông Ưng, ông Nguyễn Văn Trường, thị trấn Ái Nghĩa cũng là một trong số ít người còn giữ nghề. Ông cho biết, bây giờ người trẻ không còn mặn mà với nghề đan lờ, phần vì thu nhập bấp bênh, phần vì công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo.
"Bọn trẻ giờ thích công việc nhàn hơn, lương cao hơn. Chứ ngồi cả ngày với tre, với dao, chẳng mấy ai chịu nổi", ông Trường chia sẻ.
Tre được vót thật mỏng rồi mang phơi khô trước khi đan thành lờ cá (Ảnh: Kim Duyên).
Theo người dân, mỗi chiếc lờ cá được bán với giá 30.000-100.000 đồng, tùy kích cỡ, nhưng chỉ thực sự đắt hàng vào mùa mưa (khoảng tháng 9 âm lịch). Sau khi trừ chi phí nguyên vật liệu, người thợ chỉ thu về hơn 100.000 đồng mỗi ngày, số tiền không thấm vào đâu so với công sức bỏ ra.
Công việc vất vả, đôi tay lúc nào cũng lấm lem, chai sạn vì những nan tre sắc nhọn, thế nhưng thu nhập vẫn bấp bênh. Cũng vì thế mà nhiều người đành ngậm ngùi rời xa làng nghề, tìm kiếm một công việc ổn định hơn để lo cho cuộc sống, cả làng hiện nay chỉ còn khoảng 20 người thợ bám nghề này.
Dẫu nghề đan lờ dần mai một, nhưng với những người như ông Ưng, ông Trường, họ không chỉ giữ nghề vì kế sinh nhai mà còn bởi một nỗi nhớ da diết về quá khứ, về những ngày rộn ràng tiếng dao vót tre, tiếng cười nói bên những ụ lờ xếp chồng.
Ông Nguyễn Ưng bên những chiếc lờ cá vừa hoàn thiện (Ảnh: Kim Duyên).
"Từ nhỏ, tôi đã theo người lớn học vót tre, đan lờ, rồi gắn bó với nghề lúc nào chẳng hay. Giờ đây, còn sức thì còn làm, không chỉ để mưu sinh mà còn để gìn giữ một cái nghề truyền thống của ông cha ta để lại", ông Trường chia sẻ.
Những chiếc lờ tre từng là vật dụng không thể thiếu trong đời sống mưu sinh của biết bao thế hệ, giờ đây chỉ còn lác đác xuất hiện trong ký ức của những người già, trong góc sân nhỏ của những ngôi nhà còn bám trụ với nghề.
Ngày mai, có thể tiếng dao vót tre sẽ thưa dần, những đôi bàn tay chai sạn rồi cũng yếu đi. Nhưng đâu đó, trong từng chiếc lờ tre còn sót lại, vẫn vang vọng hơi thở của một làng nghề, của những con người trọn đời gắn bó với từng mảnh ký ức quê hương.