"Con ơi, đừng mang cháu đến thăm mẹ nữa..." - Lời tâm sự đau lòng của 1 người già khiến bao gia đình thức tỉnh

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Đừng đợi đến ngày cha mẹ thốt ra câu đó, ta mới nhớ đến nỗi khổ của họ.

Ngày 29/03/2025, Phụ nữ mới đưa tin '"Con ơi, đừng mang cháu đến thăm mẹ nữa..." - Lời tâm sự đau lòng của 1 người già khiến bao gia đình thức tỉnh". Nội dung chính như sau: 

"Mẹ ơi, vợ chồng con bận lắm, gửi cháu cho mẹ vài hôm nhé!". Lời vừa dứt, bóng người con gái đã đi mất từ lúc nào. Bà Lưu (Trung Quốc) đứng trước cửa, nhìn đứa cháu nội xách cặp sách nhỏ, ngái ngủ đứng đó. Bà thở dài, dắt cháu vào nhà.

Trong bếp còn chồng bát đĩa tối qua chưa rửa, đồ chơi vương vãi khắp nhà, tiếng hoạt hình vẫn vang lên từ chiếc TV chưa tắt, đứa cháu vừa ngồi xuống đã réo đòi ăn. Bà vội đun nước, nấu cơm, giặt giũ... cả buổi sáng chẳng được ngồi yên lấy một phút.

Vừa cho cháu ăn trưa xong, nó không chịu ngủ trưa lại còn khóc lóc, dỗ không xong, quát cũng chẳng ăn thua, cuối cùng bà ngồi phịch xuống ghế sofa, nước mắt giàn giụa.

Nhưng những ngày như thế này, bà đã trải qua năm năm rồi.

Ai quy định rằng người già vừa nghỉ hưu là phải nhận nuôi cháu, vừa tốn tiền vừa tốn sức mà chẳng được câu cảm ơn, cuối cùng thậm chí một tiếng "cám ơn" cũng không có? Ai lại quy định rằng việc người già trông cháu là "nên làm", còn việc con cái hiếu thảo với cha mẹ thì lại phụ thuộc vào việc "gửi cháu sang cho ông bà vui cửa vui nhà"?

Ảnh minh hoạ

Đây không phải là hiện tượng cá biệt, mà là thực tế đang tồn tại trong vô số gia đình.

Nhiều người trẻ ngày nay bề ngoài tự lập, nhưng thực chất chưa bao giờ thực sự "cai sữa". Họ lập gia đình, nhà xe do cha mẹ mua, con cái sinh ra vẫn do cha mẹ nuôi.

Miệng nói "bố mẹ vất vả", nhưng tay chẳng buông lỏng. "Mẹ có lương hưu mà, giúp chúng con một tay có sao đâu?"; "Ngày xưa bố mẹ khổ, giờ phải hưởng phúc đi chứ!"; "Chúng con là con ruột mà, bố mẹ còn phòng bị sao?". Bao nhiêu người già, cả đời không nhờ vả ai, đến già lại không có quyền nói "không muốn trông cháu nữa".

Kiểu "bất hiếu" mới: Mang danh phụng dưỡng cha mẹ để bắt người già chăm cháu

Ngoài việc đưa con đến nhờ cha mẹ trông, thì nhiều người trẻ lấy danh phụng dưỡng cha mẹ để ông bà giúp trông con cháu.

Việc để cha mẹ về sống với mình dường như là một biểu hiện hiếu thảo của con cái. Tuy nhiên, nếu ép cha mẹ chăm sóc con cháu như bảo mẫu thì đó là điều không nên. Đã vất vả nuôi con cả đời rồi nhưng về già vẫn phải tiếp tục chăm sóc cháu chắt, điều này sao có thể gọi là hiếu thảo được?

Con cái nên tôn trọng sở thích của cha mẹ, để họ lựa chọn con đường mà mình muốn. Chăm sóc trẻ nhỏ đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian, không dễ dàng với bất kỳ ai. Người trẻ chăm con vất vả một thì cha mẹ già vất vả mười. Trừ khi cha mẹ thực sự muốn, còn không đừng trói buộc cuộc sống của họ.

Lòng hiếu thảo chân chính không chỉ giới hạn ở hình thức mà còn là khiến cha mẹ cảm thấy cuộc sống của mình thật thú vị và ý nghĩa. Quan trọng hơn vật chất chính là cái tâm, sự thấu hiểu của con cái khi đối xử với cha mẹ, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Để ông bà chăm cháu cũng là chuyện cực chẳng đã. Điều rõ thấy nhất là chất lượng cuộc sống của ông bà cũng giảm sút khi phải chăm cháu. Chưa kể đến những bất đồng từ cách chăm cháu giữa các thế hệ cũng dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình.

Đúng là không có ông bà hỗ trợ, phụ nữ ngại sinh con hơn. Nhưng không thể vì thế mà cứ trông chờ mãi vào sự hỗ trợ của ông bà trong việc sinh con và nuôi dạy con cái trong thời đại này, chưa kể trong tương lai khi xã hội càng ngày càng phát triển.

Đối với người trẻ, đó là sự "hỗ trợ" nhưng đối với bố mẹ chúng ta, đó là sự "hy sinh" toàn bộ thời gian, tâm sức trong những năm tháng rệu rã của cuộc đời. Vậy nên, trừ khi ông bà thực sự mong muốn, nếu không nhất định đừng vin vào cớ muốn ở cùng cha mẹ để "lợi dụng" sức lực và thời gian của họ.

Cha mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, không phải để đến khi già lại bị ta bóc lột thêm lần nữa.

Họ sẵn lòng giúp đỡ, không có nghĩa con cái có quyền bắt họ phải giúp.

Họ thi thoảng hỗ trợ, là tình cảm, không phải vốn liếng của con cái.

Đừng đợi đến khi họ già yếu không đi nổi, con cái mới nhận ra: Mình chưa bao giờ hỏi họ có mệt không, có muốn không, có thể không, mà chỉ luôn hỏi: "Bố mẹ có thể giúp con thêm chút nữa không?". Con cái cũng đừng lấy "cho bố mẹ trông cháu" làm cớ cho hiếu thảo.

Hiếu thảo thực sự là thấu hiểu, là tôn trọng, là chăm sóc, không phải nói một tiếng rồi ném đứa cháu sang, sau đó quay lưng bỏ đi.

Cuối cùng, bà Lưu cũng lên tiếng. Tối hôm đó, cháu ngủ say, bà nhắn tin cho con gái một câu duy nhất: "Con ơi, sau này đừng mang cháu đến nhà mẹ gửi như vậy nữa". Bà không nhẫn tâm, cũng không vô tình, mà thực sự kiệt sức rồi. Bộ xương già này không phải sắt thép; trái tim già này không phải máy móc. Tình thân, chưa bao giờ chỉ cần một phía nhiệt tình là đủ. Gia đình, không thể mãi vững chãi chỉ nhờ một người già gánh vác phía sau. Có một sự im lặng gọi là nhẫn nhịn quá lâu, có một nỗi tuyệt vọng gọi là "tôi thực sự không muốn sống như thế này nữa".

Đừng đợi đến ngày cha mẹ thốt ra câu đó, con cái mới nhớ đến nỗi khổ của họ. Đến lúc đó, có khi ta không còn cơ hội bù đắp nữa.

Ngày 08/02/2025, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin "Hàng triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng từ 1/7/2025". Nội dung chính như sau: 

Khoảng trống 8 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp

Ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho rằng, Luật BHXH sửa đổi năm 2024 đã thể chế hóa 25 nội dung quan trọng trong Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

Những thay đổi này giúp mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với 5 nhóm mới, bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện và tạo điều kiện để nhiều người lao động có cơ hội nghỉ hưu đúng tuổi, ngay cả khi tham gia bảo hiểm xã hội muộn.

Chú thích ảnh
Chi trả lương hưu, trợ cấp cho người hưởng.

Thống kê cho thấy, hiện nay, khoảng 8 triệu người cao tuổi chưa có lương hưu, trợ cấp hằng tháng, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đặt mục tiêu bao phủ toàn bộ nhóm đối tượng này, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân.

Ông Phạm Trường Giang cũng cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Nếu như năm 2025, trung bình 6 người trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) hỗ trợ 1 người ngoài độ tuổi lao động, thì đến năm 2055, con số này sẽ giảm xuống còn 2 người. Điều này đặt ra thách thức lớn về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

"Đến 2055, để duy trì mức hưởng như hiện nay chỉ có 2 cách: Con cháu phải đóng bảo hiểm xã hội với mức gấp 3 lần hiện nay; cải cách để nhóm này có mức hưởng phù hợp, giảm gánh nặng thế hệ tương lai" ông Phạm Trường Giang cho biêt.

Thêm tầng trợ cấp

Một trong những điểm nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người cao tuổi gồm: Giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống 75 tuổi, một số nhóm đối tượng đặc biệt có thể hưởng từ 70 tuổi; Tăng mức trợ cấp lên 500.000 đồng/người/tháng từ 1/7/2025; Cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho người cao tuổi từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Dự kiến, khoảng 1,2 triệu người từ 75 tuổi trở lên sẽ được hưởng chính sách này ngay khi luật có hiệu lực. Bên cạnh đó, nhóm người từ 60 đến dưới 75 tuổi, không có lương hưu nhưng từng tham gia bảo hiểm xã hội, cũng sẽ được nhận trợ cấp tùy theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.

Để được hưởng chế độ này, người lao động cần đáp ứng điều kiện không nhận bảo hiểm xã hội một lần, không bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu hưởng trợ cấp hằng tháng.

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không chỉ mở rộng diện bao phủ mà còn đảm bảo an sinh xã hội bền vững, giúp hàng triệu người cao tuổi có cuộc sống ổn định hơn trong tương lai.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!