Trong 'Tây Du Ký', mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Tôn Ngộ Không phải s.ợ h.ãi

Thế giới nhân vật trong "Tây Du Ký" tồn tại không ít vị thần tiên bí ẩn sở hữu pháp thuật cao siêu mà so với họ, Tôn Ngộ Không còn kém xa.

Báo Ngôi Sao năm 2023 đưa thông tin với tiêu đề: Trong 'Tây Du Ký', mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Tôn Ngộ Không phải s.ợ h.ãi. Với nội dung như sau: 

Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của đại từ bi, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong bể khổ. Trong "Tây Du Ký", Quán Thế Âm Bồ Tát được Ngô Thừa Ân mô tả là một người vĩ đại như vậy. Suốt dọc đường đi lấy kinh Phật của thầy trò Đường Tăng gặp phải nhiều kiếp nạn, và hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát là người có tỷ lệ xuất hiện nhiều nhất để giúp sức giải nguy. Pháp lực của Bồ Tát cũng được xếp vào nhóm đại thần tiên hàng đầu trong tam giới.

Vậy nếu Quán Thế Âm uy lực như vậy thì mẹ của ngài còn uy lực hơn nữa không? Giống như đại bàng và khổng tước, chúng là những nhân vật hung dữ. Mẹ của chúng có lai lịch không hề thấp. Tại kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng gặp Kim Sí Điểu, Thanh Sư và Bạch Tượng ở núi Sư Đà Lĩnh. Kim Sí Điểu (Đại Bàng Tinh) là con trai của Phượng Hoàng, tự xưng là cậu của Như Lai Phật Tổ, em trai của Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Kim Sí Điểu cũng là một trong số ít những yêu quái đánh bại được Tôn Ngộ Không.

Sau khi thu phục được yêu quái, Phật Tổ Như Lai có giải thích về nguồn gốc của chim đại bàng và khổng tước. Từ thuở khai thiên lập địa, trong các loài biết bay thì phượng hoàng được xem như chúa tể. Phượng hoàng lại sinh ra hai thần điểu có sức mạnh khai thiên lập quốc là khổng tước và đại bàng, nên hai loài này có mối quan hệ gần gũi với nhau. Phật Tổ Như Lai từng bị khổng tước nuốt vào bụng, do đó định lấy tính mạng khổng tước để giúp đời. Tuy nhiên, chư vị thần phật bèn can ngăn, nói nếu Phật Tổ giết khổng tước thì chẳng khác nào giết cha mẹ của mình. Sau đó, khổng tước được phong làm Phật Mẫu, lấy danh hiệu Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Như vậy, mẹ của Kim Sí Điểu có sức mạnh rất lớn, đến Như Lai cũng không dám đối đầu.

Trong thế giới của thần và quỷ, thời gian tu luyện rất dài. Càng lớn tuổi có nhiều năm tu hạnh thì pháp lực càng mạnh. Do đó, có thể suy luận về mặt lý thuyết rằng mẹ của Bồ Tát Quán Âm cũng là người sở hữu pháp thuật cao cường khiến Tôn Ngộ Không sợ hãi, Như Lai tôn trọng, ngay cả Thái Thượng Lão Quân cũng kính nể vài phần.

Trên con đường đi lấy kinh phật của thầy trò Đường Tăng, hầu hết các thảm họa đều do yêu quái gây ra, nhưng một số lại là do sắp xếp của các vị thần trong đó có “Tứ thánh thiền” nổi tiếng.

Tại hồi "Tứ thánh thử lòng thiền", Lê Sơn Lão Mẫu đã dẫn theo 3 vị Bồ Tát là Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Linh Cát Bồ Tát hóa thân thành 4 mẹ con của một gia đình giàu có nhưng chỉ toàn phụ nữ trong nhà. Mục đích là để thử thách lòng quyết tâm của thầy trò Đường Tăng trên đường hướng tới Linh Sơn.

Trong số đó, Lê Sơn Lão Mẫu trở thành người mẹ của 3 vị Bồ Tát. Tại sao 3 vị Quán Âm Bồ Tát đều sở hữu phát thuật cao cường lại chấp nhận gọi Lê Sơn Lão Mẫu là mẹ của mình? Hóa ra lai lịch của Lê Sơn Lão Mẫu thật sự quá lớn khiến 3 vị Bồ Tát khi nhìn thấy đều phải nghiêng mình kính cẩn.

Tạo hình Lê Sơn Lão Mẫu và Quán Thế Âm Bồ Tát trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

 

Trong cuốn "Trường An Trí" ghi rằng: "Núi Lê Sơn là do thú cưỡi Nữ Oa cưỡi lên để đội đá vá trời hóa thành. Nữ Oa xưa ngự trị tại núi Lê Sơn, nay nơi đây hiện có đền thời Lê Sơn Lão Mẫu". Như vậy có thể thấy Lê Sơn Lão Mẫu chính là hóa thân của Nữ Oa Nương Nương. Mặc dù nhân vật Nữ Oa không xuất hiện trong "Tây Du Ký", nhưng trong văn hóa thần thoại Trung Hoa, Nữ Oa Nương Nương chính là mẹ của thiên nhiên và trời đất. Theo suy nghĩ của tác giả Ngô Thừa Ân, mẹ của Quan Âm Bồ Tát chính là Lê Sơn Lão Mẫu cũng chính là Nữ Oa Nương Nương. Vậy thân phận của Nữ Oa là gì?

Theo thong "Thần Dị Bản Ký", Hồng Quân Lão Tổ do khí hồng mông hoang sơ sinh ra, từ khi chưa có vũ trụ, chưa có thế giới vật chất, ý thức tinh thần. Hồng Quân Lão Tổ xem như đấng tối cao, chí tôn, thiên hạ vô địch, ngài có 6 người đệ tử, đều đứng hàng Thánh Nhân trong thiên địa gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lão Quân), Thượng Thanh Thông Thiên Giáo chủ, Tây Phương Đại Giáo Chủ Tiếp Dẫn, Tây Phương Nhị Giáo Chủ Chuẩn Đề và Nữ Oa Nương Nương. Như vậy, thân phận của Nữ Oa tương đương với Tam Thanh.

Trên đây chỉ là một trong muôn ngàn giả thiết về mẹ của Quán Thế Âm Bồ Tát. Rốt cuộc, thần thoại không chặt chẽ bởi nội dung là những câu chuyện được tích hợp và tinh chỉnh theo thời gian.

Tiếp dến, báo Người Đưa Tin cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Hé lộ “bí mật” về Quan Thế Âm Bồ Tát trong Tây du ký 1986

Bộ phim Tây du ký bấm máy năm 1982, quay trong 6 năm và được công chiếu lần đầu vào năm 1986. Bộ phim quy tụ dàn diễn viên chính gồm Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Trì Trọng Thụy, Từ Thiếu Hoa, Tả Đại Phân... Đây là tác phẩm giữ kỷ lục phim được phát lại nhiều lần nhất ở Trung Quốc (hơn 3000 lần) nhờ đậm giá trị nội dung, nghệ thuật. Đến nay, bộ phim vẫn có sức sống lâu bền, hấp dẫn với nhiều thế hệ.

Theo giới chuyên môn, Tây du ký 1986 là phiên bản kinh điển nhất trong tất cả những tác phẩm kể cả điện ảnh lẫn truyền hình Hoa ngữ về hành trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng.

Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát đã khiến bao thế hệ hết lời khen ngợi. Ảnh/Nguồn: internet

Ngoài vai diễn Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, vai diễn Quan Thế Âm Bồ Tát của diễn viên Tả Đại Phân cũng được coi là kinh điển khó ai có thể vượt qua được. Với gương mặt phúc hậu, giọng nói nhẹ nhàng, Tả Đại Phân được báo chí Trung Quốc ví von là "Bồ Tát hiển linh".

Cách đây không lâu, một trong những thành viên trong ê-kíp làm phim đã kể lại câu chuyện về Quan Thế Âm Bồ Tát khiến nhiều người sởn gai ốc.

Cụ thể, mỗi lần ê-kíp quay phim vào ngày mưa thì đều bị tạm dừng nhưng kỳ lạ thay khi "Bồ Tát" Tả Đại Phân xuất hiện thì mưa ngừng tạnh, trời hửng nắng. Ban đầu, họ nghĩ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thế nhưng sự việc này thường xuyên xảy ra và lặp đi lặp lại khiến mọi người phải nhìn nhau kinh ngạc. Đáng nói, diễn viên đóng vai Bồ Tát còn gây được ấn tượng mạnh khi nhiều người dân lầm tưởng là Bồ Tát thật.

Với gương mặt phúc hậu, giọng nói nhẹ nhàng, Tả Đại Phân được báo chí Trung Quốc ví von là "Bồ Tát hiển linh". Ảnh/Nguồn: internet

Chuyện kể lại, có một lần Tả Đại Phân giữ nguyên trang phục Bồ Tát đến một ngôi chùa để lột tả rõ được hình ảnh của vai diễn, khi bà xuất hiện, nhiều người hành hương đã tưởng rằng bà là Bồ Tát sống nên đã cúi đầu quỳ lạy khiến Tả Đại Phân lúng túng ra sức giải thích. Mặc dù vậy, dân chúng khi nhìn thấy bà đã dành tặng nhiều quà tặng và sự ngưỡng mộ.

Thậm chí có gia đình đã lấy ảnh của bà mặc trang phục Quan Thế Âm Bồ Tát để thờ mặc cho nữ diễn viên nhất quyết không đồng ý, nhưng gia đình này cứ khăng khăng cho rằng đây là Quan Thế Âm Bồ Tát và họ đã thờ cả chục năm qua.

Cuối cùng, Tả Đại Phân không thể thuyết phục được và đành cúi lạy "A Di Đà Phật", sau đó đi như chạy. “Với những chuyện dở khóc dở cười thế này, tôi chỉ biết im lặng. Phải nói rằng đời người diễn viên được một lần hóa thân thành vai như thế thì không còn mong cầu gì hơn”, bà từng chia sẻ.

Diễn viên Tả Đại Phân về già vẫn mang nét đẹp đằm thắm phúc hậu, bao người mơ ước. Ảnh/Nguồn: internet

Sau khi Tây du ký 1986 đóng máy, Tả Đại Phân gặp nhiều câu chuyện ly kỳ mà theo bà đó là nhân duyên khiến bà ăn chay trường, không kết hôn và trở thành Phật tử. “Đời người nhiều lúc phong ba bão tố là điều khó tránh, tôi cũng có những nỗi niềm riêng khó giãi bày. Dẫu vậy, tôi nghĩ mình đã sống một cuộc đời trọn vẹn, bình yên ở tuổi già. Giờ cũng chỉ mong có thể sống an lạc, bình an thế này cho đến khi được Phật gọi đi”, nữ diễn viên trải lòng.

Dù đạt được thành công khi tham gia Tây du ký 1986, bà không tiếp tục đóng bất kỳ bộ phim nào nữa. Nói về điều này, nữ diễn viên cho hay, bà nghĩ có lẽ sẽ chẳng ai chấp nhận được hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân vào các vai diễn khác. Tả Đại Phân muốn giữ cho tưởng tượng của khán giả về hình ảnh Bồ Tát cứ long lanh và mầu nhiệm như trong phim.

Hiện tại, Tả Đại Phân đã nghỉ hưu và sống giản dị trong ngôi nhà nhỏ, thỉnh thoảng dạy các cháu cùng xóm diễn kịch như một niềm vui tuổi già.