TP.HCM: Dự kiến bố trí 17.000 tỉ hỗ trợ cho hơn 7.000 người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

UBND TP.HCM dự kiến số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần thực hiện chế độ hỗ trợ thêm là 7.159 người. Tổng kinh phí TP cần bố trí gần 17.000 tỉ đồng.

Theo báo Pháp luật ngày 18/2 đưa tin TP.HCM: Dự kiến bố trí 17.000 tỉ hỗ trợ cho hơn 7.000 người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Nội dung như sau:

UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi HĐND TP.HCM quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị.

Tờ trình cũng quy định mức hỗ trợ cho trường hợp phụ trách công tác Đảng tại Tổng công ty, Công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị tác động khi thực hiện sắp xếp tổ chức đảng; trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trên địa bàn TP.

Hơn 7.000 cán bộ nghỉ việc do sắp xếp bộ máy sẽ được hỗ trợ gần 2,7 tỉ đồng/người-sap-xep-bo-may-1.jpg
Hơn 7.000 cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản khi sắp xếp bộ máy ở TP.HCM. Ảnh: NGUYỆT NHI

Nghị quyết này sẽ quy định định mức hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TP khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính các cấp nhằm xây dựng chế độ tiệm cận với quy định tại Nghị định 178/2024.

Qua đó, giúp ổn định tâm lý và tạo điều kiện cho cán bộ chịu tác động chủ động, có nguồn lực dự phòng đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian tìm công việc sau khi giải quyết chính sách tinh giản do sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Hỗ trợ thêm 12 tháng tiền lương

Theo đó, trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có thời gian công tác còn dưới hai năm sẽ được hỗ trợ thêm 12 tháng tiền lương hiện hưởng.

Đồng thời, hỗ trợ thêm 6 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có thời gian công tác còn đủ 2 năm đến đủ 5 năm: Được hỗ trợ thêm 12 tháng tiền lương và thêm 6 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Đồng thời, trợ cấp thêm 6 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương.

Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi có thời gian công tác còn trên 5 năm đến đủ 10 năm: Được hỗ thêm 12 tháng tiền lương; thêm 5 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Đồng thời, trợ cấp thêm 6 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương.

Trường hợp là người quản lý doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách công tác Đảng công tác Tổng công ty, Công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị tác động khi thực hiện sắp xếp tổ chức đảng, TP.HCM hỗ trợ thêm 3 tháng tiền lương tối thiểu vùng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức hỗ trợ thêm thực hiện trên cơ sở khả năng cân đối của doanh nghiệp, nguồn kinh phí giải quyết chế độ hỗ trợ thêm từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

Cán bộ lãnh đạo được hưởng thêm 2 lần phụ cấp

Cũng theo tờ trình, TP.HCM đề xuất chế độ hỗ trợ thêm khác phát sinh từ thực tiễn khi thực hiện sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy.

Trong đó, cán bộ kéo dài thời gian công tác theo quy định tại Nghị định 178/2024 nếu nghỉ hưu thì được hỗ trợ thêm trợ cấp hưu trí một lần bằng 30 tháng tiền lương hiện hưởng.

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý khi thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bầu cử, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại thì được hưởng chế độ thêm bằng 2 lần mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.

Trường hợp đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.

TP.HCM cũng hỗ trợ thêm một lần bằng 10 tháng lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TP được cấp có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác ở cấp xã trong thời gian 3 năm.

Hỗ trợ thêm một lần bằng 5 tháng tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TP được cấp có thẩm quyền cử tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập ở cấp huyện.

Ngoài ra, TP.HCM sẽ hỗ trợ thêm đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 177/2024. Cụ thể, trợ cấp thêm 6 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Trợ cấp thêm 6 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương.

Trường hợp đủ 15 công tác trở lên và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu thì được trợ cấp 6 tháng tiền lương đối với 15 năm đầu công tác.

Từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng.

UBND TP.HCM dự kiến số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần thực hiện chế độ hỗ trợ thêm là 7.159 người. Tổng kinh phí TP cần bố trí gần 17.000 tỉ đồng.

Theo Thời báo VHNT có bài Tin vui cho hàng triệu người từ 1/7/2025 trở đi sẽ được nhận trợ cấp 500.000 đồng/tháng. Nội dung như sau:

Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, mang đến tin vui cho hàng triệu người cao tuổi trên cả nước. Theo đó, một bộ phận người cao tuổi sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng với mức 500.000 đồng, đồng thời được ngân sách nhà nước đóng Bảo hiểm Y tế (BHYT).

Theo Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, công dân Việt Nam sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Đạt đủ 75 tuổi trở lên.

- Không đang hưởng lương hưu hoặc bất kỳ trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nào khác (trừ các trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định).

- Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý khác là công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo cũng sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Không chỉ được hưởng trợ cấp tiền mặt, Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 còn quy định rằng những người đang trong thời gian hưởng trợ cấp hưu trí xã hội sẽ được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Điều này đảm bảo rằng người cao tuổi sẽ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức trợ cấp 500.000 đồng/tháng cho hai nhóm đối tượng trên trong dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội. Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội đồng thời thuộc nhóm hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn. Bên cạnh đó, khi qua đời, người hưởng trợ cấp còn được hỗ trợ chi phí mai táng với mức 10 triệu đồng.

Thời điểm hưởng trợ cấp được quy định cụ thể

- Người cao tuổi đạt đủ 75 tuổi trước ngày 1/7/2025 sẽ được hưởng trợ cấp từ ngày 1/7/2025.

- Người cao tuổi đạt đủ 75 tuổi sau ngày 1/7/2025 sẽ được hưởng trợ cấp kể từ thời điểm đủ 75 tuổi.

- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đủ 70 tuổi trước ngày 1/7/2025 sẽ được hưởng trợ cấp từ ngày 1/7/2025.

- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, đủ 70 tuổi sau ngày 1/7/2025 sẽ được hưởng trợ cấp kể từ thời điểm đủ 70 tuổi.

Tại Hội nghị quán triệt và triển khai Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết tuổi thọ bình quân của người hưởng lương hưu hiện nay là khoảng 78 tuổi, cao hơn 4-5 tuổi so với tuổi thọ bình quân chung của cả nước. Điều này cho thấy những người hưởng lương hưu có chất lượng cuộc sống tốt hơn, được chăm sóc y tế tốt hơn và vì thế tuổi thọ cao hơn. Việc giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là một chính sách nhân văn, có tác động không nhỏ đến cuộc sống của những người cao tuổi hiện không có lương hưu.