Nghe điện thoại với cùng 1 nội dung, nhiều người mất ngay tiền triệu trong tài khoản
Mặc dù trước đó Công an đã nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn này nhưng một số người vẫn chủ quan từ đó mắc bẫy của các đối tượng.
Ngày 18/2/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Nghe điện thoại với cùng 1 nội dung, nhiều người mất ngay tiền triệu trong tài khoản". Nội dung như sau:
Mới đây, Công an TP. Hà Nội đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặc dù trước đó Công an Thành phố đã nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn này nhưng một số người vẫn chủ quan, vô tình mắc bẫy của các đối tượng.
Cụ thể, thủ đoạn của kẻ gian là gọi điện đến các hộ gia đình, thông báo sắp bị cắt điện do chưa thanh toán tiền điện. Nếu người dân khẳng định đã thanh toán, sẽ có "nhân viên phòng kỹ thuật" tiếp tục gọi lại với lý do điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống.
Sau đó, các đối tượng gợi ý nạn nhân truy cập vào các đường link hoặc tải ứng dụng giả mạo có giao diện giống với trang web chính thức của EVN. Khi đăng nhập vào các trang web hoặc ứng dụng này, người dân có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân và bị chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Ngày 20/1/2025, bà L. (SN 1958, trú tại Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội) nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên điện lực, yêu cầu thanh toán hóa đơn tiền điện nếu không sẽ bị cắt điện. Đối tượng hướng dẫn bà tải ứng dụng "EVN" giả mạo để truy cập và đóng tiền điện. Sau khi truy cập, tài khoản của bà đã bị trừ số tiền 10 triệu đồng.
Tình trạng lừa đảo tương tự cũng xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác, gây thiệt hại lớn về tài sản. Trước đó, vào ngày 7/12/2024, anh Huỳnh Phước A. (trú huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) phát hiện toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng bị rút sạch chỉ sau vài thao tác khai báo đơn giản.
Anh A. cho biết đã nhận được cuộc gọi từ một đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực, yêu cầu thanh toán tiền điện tháng 11/2024. Do chưa đóng tiền điện, đối tượng này đã gợi ý anh A. kết bạn qua Zalo và gửi đường link cài ứng dụng điện lực giả để thanh toán. Ngay sau khi thực hiện theo, toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng trong tài khoản của anh bị rút sạch.
Trước tình trạng này, để phòng tránh lừa đảo, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không thanh toán tiền điện vào tài khoản ngân hàng hoặc đường link lạ, tài khoản cá nhân khi chưa được xác minh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến điện năng hoặc các dịch vụ liên quan, người dân có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo số 19006769 (phục vụ 24/7) hoặc truy cập trang web của Trung tâm Chăm sóc khách hàng Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (https://cskh.npc.com.vn).
Dấu hiệu nhận biết cuộc gọi lừa đảo
Cuộc gọi lừa đảo thường tạo cảm giác khẩn cấp và yêu cầu bạn phải thực hiện hành động ngay lập tức, chẳng hạn như cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.
Những kẻ lừa đảo thường yêu cầu thông tin cá nhân. Thủ đoạn là các cuộc gọi thường hỏi về thông tin nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, hay mã OTP.
Kẻ xấu khi gọi điện lừa đảo cũng thường đưa ra những lợi ích hấp dẫn với bị hại. Do đó, nếu người gọi đưa ra những đề nghị nghe có vẻ quá tốt thì bạn cũng nên đề phòng đó khả năng đó là một cú lừa.
Dấu hiệu để dễ nhận biết các cuộc gọi lừa đảo là số điện thoại gọi đến không rõ nguồn gốc, đặc biệt là từ mã vùng quốc tế bạn không biết. Do đó, với những loại số điện thoại có đầu số lạ, cần được đề phòng vì khả năng rất cao đó là cuộc gọi lừa đảo.
Hiện nay, một số cuộc gọi lửa đào, kẻ xấu thường đóng giả giọng điệu, thậm chí là sử dụng công nghệ AI để giả danh những người làm tại các cơ quan pháp luật để đe dọa, hăm dọa kiện cáo gây áp lực lên tâm lý các bị hại.
Biện pháp phòng tránh và xử lý
Không cung cấp thông tin cá nhân, hay bất kỳ thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, mã OTP qua điện thoại. Hãy yêu cầu thêm thông tin để xác minh danh tính của người gọi trước khi cung cấp thông tin cá nhân trong trường hợp thật sự cần thiết.
Sử dụng các ứng dụng chặn cuộc gọi như TrueCaller, các ứng dụng này có thể giúp xác định và chặn các cuộc gọi spam hoặc lừa đảo.
Ghi lại số điện thoại và nội dung cuộc gọi, sau đó báo cáo cho cơ quan chức năng. Nếu nghi ngờ, gọi lại đơn vị chính thức để xác minh thông tin mà người gọi đưa ra.
Cẩn thận với các cuộc gọi quốc tế lạ, đề phòng các cuộc gọi từ mã quốc gia lạ và không thực hiện lại cuộc gọi nếu không cần thiết.
Đặc biệt, chúng ta hãy luôn luôn giữ tinh thần cảnh giác. Hãy hỏi lý do của cuộc gọi và lấy thêm thông tin liên hệ của người gọi. Nếu nhận được một yêu cầu bất thường qua tin nhắn sau cuộc gọi, hãy đọc kỹ để phát hiện lỗ hổng.
Cùng ngày, Thời báo VHNT cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Nghe điện thoại từ số lạ thấy nội dung này, hãy tắt máy ngay: Nhiều người đã mất tiền triệu trong tài khoản". Cụ thể như sau:
Công an TP. Hà Nội mới phát cảnh báo về thủ đoạn mạo danh nhân viên điện lực với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra trong thời gian gần đây.
Đây không phải lần đầu tiên Công an thành phố đưa ra cảnh báo về thủ đoạn này. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn có nhiều người dân chủ quan và sập bẫy kẻ lừa đảo.
Kẻ gian sử dụng kịch bản là gọi điện đến người dân và thông báo chưa thanh toán tiền điện nên hộ gia đình sắp bị cắt điện. Trường hợp người dân trả lời đã thanh toán tiền điện, đối tượng sẽ nói rằng có nhân viên phòng kỹ thuật tiếp tục gọi lại để điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống.
Sau đó, đối tượng gợi ý nạn nhận truy cập và đường link hoặc tải ứng dụng giả mạo. Các đường link, ứng dụng này có giao diện tương tự như trang web của EVN.
Người dân đăng nhập vào web hoặc ứng dụng của kẻ lừa đảo hướng dẫn sẽ có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.

Thời điểm cuối năm 2024, đầu năm 2025, không ít người dân đã sập bẫy của kẻ lừa đảo với chiêu bài này.
Cụ thể, ngày 7/12/2024, anh Huỳnh Phước A. (trú huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) phát hiện tài khoản ngân hàng của mình mất toàn bộ số tiền 200 triệu đồng chỉ sau vài thao tác đơn giản. Theo lời kể của nạn nhân, anh đã nhận được một cuộc điện thoại từ đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực. Người này yêu cầu anh thanh toán tiền điện tháng 11/2024. Biết anh A. chưa đóng tiền điện, đối tượng gợi ý anh kết bạn Zalo. Sau đó, chúng gửi cho anh đường link để cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo. Sau khi thực hiện theo hướng dẫn của kẻ gian, toàn bộ tiền trong tài khoản của anh A. đã bị rút sạch.
Ngày 20/1/2025, bà L. (SN 1958, trú tại Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội) cũng nhận được cuộc điện thoại của đối tượng tự xưng là nhân viên điện lực với nội dung tương tự. Kẻ xấu đưa ra lời hù dọa nếu không thanh toán tiền thì gia đình sẽ bị cắt điện. Sau đó, chúng hướng dẫn bà L. cài đặt ứng dụng EVN giả mạo để thanh toán tiền điện. Khi thực hiện theo yêu cầu của kẻ gian, tài khoản của bà L. đã bị trừ 10 triệu đồng.
Để tránh tình trạng lừa đảo qua điện thoại này, người dân cần hết sức cảnh giác. Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dân tuyệt đối không thanh toán tiền điện vào tài khoản ngân hàng hoặc đường link lạ, tài khoản cá nhân chưa được xác minh.
Người dân có thể truy cập trang web của Trung tâm Chăm sóc khách hàng Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (https://cskh.npc.com.vn) hoặc liên hệ trực tiếp với Tổng đài chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo số 19006769 (phục vụ 24/7) để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến điện năng và các dịch vụ có liên quan.