Sốc với kinh phí xây sân vận động Thái Nguyên

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Dự án Sân vận động Thái Nguyên mới có quy mô lớn nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. 2 năm sau khởi công, sân đã dần lộ rõ hình hài và đang phấn đấu về đích vào cuối năm nay (sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu).

Ngày 14/11/2024, báo Nhịp sống thị trường có bài viết với tiêu đề: "Toàn cảnh sân vận động rộng tương đương sân Hàng Đẫy, trị giá hơn 500 tỷ trước ngày hoàn thành". Nội dung như sau:

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu tổ chức các hoạt động thể thao lớn tầm cỡ quốc gia, khu vực… nhưng cơ sở vật chất phục vụ lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, sân vận động Thái Nguyên được xây dựng từ lâu hiện đã xuống cấp.

 

Nhận rõ tầm quan trọng của sự nghiệp thể dục thể thao, vào tháng 12/2022 dự án xây dựng Sân vận động Thái Nguyên mới được khởi công tại xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên. Trong ảnh là vị trí dự án cách trung tâm thành phố khoảng 9 km.

  •  

Dự án Sân vận động Thái Nguyên mới có tổng mức đầu tư 535 tỷ đồng do nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, thu tiền sử dụng đất và một số nguồn vốn hợp pháp khác.

 

 

Sân vận động Thái Nguyên mới có diện tích 15 ha, được thiết kế với quy mô 22.000 chỗ ngồi có mái che hiện đại, đảm bảo diện tích một sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế. Khi hoàn thành nó sẽ trở thành sân vận động lớn nhất Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh). Phía trên là ảnh dự án hiện tại và bên dưới là ảnh phối cảnh khi hoàn thành.

 

Để dễ hình dung, Sân vận động Thái Nguyên mới sẽ có sức chứa tương đương sân vận động Hàng Đẫy (22.500 chỗ); lớn hơn 2.000 chỗ so với Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (20.000 chỗ); lớn gấp đôi Sân vận động tỉnh Điện Biên (khoảng 10.000 chỗ).

Cùng với bóng đá, trong sân vận động còn có các khu vực thi đấu nhiều môn thể thao khác, như: Điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ…

 

 

Sau gần 2 năm thi công, vào tháng 11/2024 nhiều hạng mục của dự án đã thành hình và dần được hoàn thiện. Trên công trường nhộn nhịp máy móc thi công.

 

Phần đường dẫn đi vào sân vận động hiện tại đã cơ bản hoàn thành.

 

Theo kế hoạch, thời gian thực hiện dự án đến hết quý 2 năm 2025 (quý 2 tức từ tháng 4 đến hết tháng 6). Nhưng với tiến độ thi công như hiện nay, đơn vị chủ đầu tư và nhà thầu đang nỗ lực phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành (tức chỉ hơn một tháng nữa).

 

Dự án xây dựng Sân vận động Thái Nguyên mới là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. Khi dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ góp phần thúc đẩy cho lĩnh vực thể thao của tỉnh, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, cũng như phát triển đô thị tại Thái Nguyên.

Ngày 18/3/2024, báo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội có bài viết với tiêu đề: "SVĐ hơn 500 tỷ đồng đẹp 'hút hồn' khán giả Việt Nam". Nội dung như sau:

Cộng đồng mạng Việt Nam vừa được phen choáng ngợp trước hình ảnh chia sẻ rộng rãi từ phía người hâm mộ bóng đá Việt Nam về dự án sân vận động (SVĐ) Thái Nguyên với sức chứa 22.000 chỗ ngồi, cùng mức chi phí dự kiến khoảng 535 tỷ đồng được hoàn thiện đưa vào sử dụng cuối năm nay.

Theo đơn vị và chủ đầu tư, công trình được khởi công xây dựng từ cuối quý IV năm 2022 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

SVĐ Thái Nguyên với sức chứa 22.000 khán giá, có mái che, trang thiết bị đồng hồ hiện đại, diện tích sân bóng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, đường Piste bao quanh với 8 đường chạy vòng, 10 đường chạy thẳng, khu vực phục vụ thi đấu bộ môn điền kinh bao gồm nhảy cao, nhảy xa hay đẩy tạ đều đạt chuẩn thi đấu quốc tế.  Đây sẽ là là sân vận động lớn nhất trong các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

SVĐ hơn 500 tỷ 'hút hồn' khán giả Việt Nam ( ảnh Báo Lao động)

Thậm chí trong thời điểm những sân bóng đang trở thành đề tài thu về nhiều sự quan tâm nhất khi vấn đề gần đây liên quan đến SVĐ Hàng Đẫy giữa ba đội bóng là CLB Hà Nội, Viettel - Thể Công và Công An Hà Nội chưa có lời giải. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã gửi lời mời tới phía CLB Hà Nội để chọn SVĐ của địa phương làm sân nhà.

Trước lời đề nghị từ phía Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, ông Đỗ Vinh Quang - Chủ tịch CLB Hà Nội đã có phản hồi từ lời mời trên: “Đây là SVĐ mà tôi đánh giá có quy mô bài bản, chuyên nghiệp. Điều này khá hiếm ở các tỉnh lân cận thành phố Hà Nội. Chúng tôi sẽ cân nhắc chuyện này một cách nghiêm túc, hy vọng thời gian tới, dưới sự đánh giá của bộ phận kỹ thuật CLB Hà Nội, đây có thể là một sự lựa chọn.”

SVĐ Thái Nguyên với sức chứa hơn 2 vạn khán giá (ảnh Báo Lao động)

Bên cạnh CLB Hà Nội thì Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T cũng là nhà tài trợ cho đội bóng đá nữ Thái Nguyên. Với nguồn tài trợ của T&T Group, bóng đá nữ Thái Nguyên đang có bước chuyển mình để mang tới luồng gió mới cho giải nữ VĐQG.

Đặc biệt mới đây, CLB Thái Nguyên T&T công bố 3 bản hợp đồng “bom tấn” khi ba tuyển thủ Quốc gia là Trần Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Bích Thủy và Trần Thị Thu đầu quân cho đội bóng.

Mặc dù vậy, phần trăm khả năng để CLB Hà Nội lựa chọn SVĐ Thái Nguyên làm sân nhà là tương đối thấp khi đội bóng này vẫn là niềm tự hào của thủ đô.

Theo quy định, một đội thuộc quản lý địa phương không được phép di dời sang một sân địa phương khác trừ khi CLB đổi tên gọi và công ty quản lý hoạt động trên địa phương còn lại. Quan trọng hơn, SVĐ Hàng Đẫy là nơi CLB Hà Nội gắn bó từ năm 2006 khi đội bóng được thành lập.

 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!