Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai

Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, cùng Quỹ Tấm lòng Việt (Đài THVN), người dân Làng Nủ đang từng bước hồi phục và tái thiết lại cuộc sống.

Báo VTV ngày 21/10 đưa thông tin với tiêu đề: Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai. Với nội dung như sau: 

Bữa cơm chung của người dân Làng Nủ

Hơn 1 tháng sau thảm họa thiên tai, người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh đang dần ổn định lại cuộc sống. Cùng với sự hỗ trợ về vật chất, những hoạt động hỗ trợ về tinh thần đã tiếp sức để bà con vượt qua đau thương, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Có thể là hình ảnh về 5 người, bàn, thiết bị chiếu sáng và văn bản

Có thể là hình ảnh về 5 người và văn bản

Trước đây những bữa cơm quây quần như thế này được bà con thôn Làng Nủ tổ chức thường xuyên, nhưng từ ngày làng xảy ra biến cố đây là bữa cơm đầu tiên có đông đủ mọi người. Những nỗi niềm được mọi người cùng nhau chia sẻ động viên nhau hướng tới ngày mai.

Có thể là hình ảnh về 7 người, sushi, bàn và văn bản

Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết 'THLC www. www.laocaitv.vn 10 9量'

Có thể là hình ảnh về 9 người và thiết bị chiếu sáng

Có thể là hình ảnh về mỳ và văn bản

Nỗi đau thương và mất mát người dân Làng Nủ ở huyện Bảo Yên, Lào Cai sẽ còn dai dẳng, nhưng người ở lại vẫn phải tiếp tục sống, tiếp tục cố gắng hướng về phía tương lai.

Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trong cả nước, cùng Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam, người dân Làng Nủ giờ đây đang từng bước hồi phục và tái thiết lại cuộc sống.

Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai - Ảnh 1.
Rau được chăm sóc kỹ lưỡng, hoa trồng quanh khu tạm cư, giúp tạo cảnh quan mới cho bà con nơi đây.

Có 25 hộ dân đang sinh sống trong khu tạm cư Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Đa phần mọi người ở đây đều có người thân tử nạn trong trận lũ quét, có những hộ mất hết, có hộ chỉ còn lại duy nhất 1 người… Hơn 1 tháng qua, những người dân còn sống đang cố gắng ổn định lại tinh thần và cuộc sống.

Để giúp người dân bớt những đau thương, dự án vườn rau Làng Nủ ra đời với sự góp sức của các nhà hảo tâm trong cả nước. Rau được chăm sóc kỹ lưỡng, hoa trồng quanh khu tạm cư, giúp tạo cảnh quan mới cho bà con nơi đây.

Những ngày qua, nhiều người dân thôn Làng Nủ cùng xuống ruộng giúp nhau gặt lúa. Mặc dù ảnh hưởng nông nghiệp khá nặng nề, nhưng chính quyền địa phương cùng bà con nông dân đang tìm cách khắc phục hậu quả, tìm biện pháp cải tạo đất, khôi phục sản xuất về lâu dài để đảm bảo kế sinh nhai.

Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai - Ảnh 2.
Nhiều người dân thôn Làng Nủ cùng xuống ruộng giúp nhau gặt lúa.

Khẩn trương tái thiết lại thôn Làng Nủ

Làng Nủ là câu chuyện ám ảnh với nhiều người về mức độ khốc liệt của thiên tai, nhưng cũng là minh chứng sinh động về tình quân dân, nghĩa đồng bào khi cả hệ thống chính trị, toàn dân chung tay giúp người dân nơi đây trở lại cuộc sống thường nhật.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xuống tận Làng Nủ và chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp và các bộ, cơ quan, lực lượng liên quan tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả vụ sạt lở, trong đó có việc quy hoạch địa điểm an toàn với sự tham gia ý kiến khoa học của các cơ quan chuyên môn, để xây dựng lại, khôi phục thôn Làng Nủ, bảo đảm các hộ dân có nơi ở an toàn với hạ tầng phù hợp.

Quỹ Tấm lòng Việt của Đài Truyền hình Việt Nam đã tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng khu tái định cư thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên và thôn Nậm Tông, huyện Bắc Hà, thuộc tỉnh Lào Cai.

Bên cạnh đó, Binh đoàn 12 - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ thi công dự án.

Đến thời điểm này, tiến độ xây dựng 2 khu tái định cư đang diễn ra hiệu quả và theo đúng kế hoạch. Khu dân cư mới đảm bảo an toàn, vừa là nơi sinh sống lâu dài của người dân, vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào dân tộc.

Làm việc xuyên đêm bất kể thời tiết

Đảm bảo tiến độ nhanh, chất lượng là ưu tiên hàng đầu trên công trường thi công các khu tái thiết. Chính vì vậy, những lời động viên tới các cán bộ, chiến sĩ, công nhân là điều quan trọng để khích lệ kịp thời cá nhân, tập thể hoàn thành sớm nhiệm vụ được giao.

Vừa qua, Quỹ Tấm lòng Việt và Đoàn thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam đã tới công trường động viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ, công nhân đang tích cực xây dựng hai Khu tái định cư Làng Nủ và dự án tái thiết thôn Nậm Tông.

Nhiều món quà của Quỹ Tấm lòng Việt và Đoàn thanh niên VTV gửi tới chia sẻ cùng nỗi mất mát của bà con các thôn bản.

Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, không chỉ dừng lại ở xây dựng nhà cửa, mà quỹ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con vùng thiên tai trong tương lai, hỗ trợ con cái được đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm sau này.

Làm việc xuyên đêm bất kể thời tiết, các kỹ sư, công nhân, chiến sĩ tại công trường tái định cư Làng Nủ, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang chạy đua với thời gian để đảm bảo tiến độ xây dựng. Nỗ lực và quyết tâm cao nhất đến cuối tháng 12 này sẽ hoàn thiện xong ngôi làng mới cho người dân nơi đây.

9h tối, công trình xây dựng khu dân cư thôn Làng Nủ vẫn sáng đèn. Dù mấy ngày nay thời tiết thất thường, nhưng công việc ở đây chưa bao giờ dừng lại.

Sáng sớm, vẫn âm thanh nhộn nhịp đó, máy xúc, máy ủi và xe tải của quỹ kết nối yêu thương lan tỏa nhân ái đang làm việc hết công suất. Hành động thầm lặng mà quyết liệt để đưa những tấc đất ở đồi cao vào đúng vị trí thuận lợi cho việc xây dựng nền móng những ngôi nhà.

"Người có thể nghỉ, nhưng máy không nghỉ, làm cả ngày cả đêm để phấn đấu trung tuần tháng 10 bàn giao mặt bằng sạch hạ tầng khuôn viên Làng Nủ để các đơn vị thi công công đoạn tiếp theo", ông Ninh Quang Vinh (Chủ tịch Quỹ Kết nối yêu thương, lan tỏa nhân ái) cho biết.

Sau hơn 3 tuần triển khai khẩn trương, mặt bằng sạch đã được bàn giao cho đơn vị thi công. Những cột nhà Làng Nủ mới đã được dựng lên. Mỗi ngôi nhà sàn dự kiến sẽ mất từ 20 - 30 ngày thực hiện.

"Khối lượng công việc rất lớn, vừa làm hạ tầng, vừa xây dựng nhà Làng Nủ, Nậm Tông, vừa làm trường học, nhà cộng đồng. Chúng tôi phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Quỹ Tấm lòng Việt triển khai dự án để hoàn thành vào 22/12", Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc (Tư lệnh Binh đoàn 12, Bộ Quốc phòng) khẳng định.

40 ngôi nhà mới được xây dựng 2 tầng, thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Tày đang dần hiện lên vững chãi trên khu vực Đồi Sim rộng 10ha.

Ổn định cuộc sống đó là mong muốn của tất cả bà con Làng Nủ lúc này. An cư mới lạc nghiệp, ngôi làng mới sẽ là điểm tựa để họ sớm vực dậy sau thiên tai.

"Chữa lành" vết thương cho em

Thời gian sẽ là liều thuốc hữu hiệu chữa lành từ từ mọi bể khổ ở đời. Hôm nay, chúng ta hãy nhìn vào đôi mắt những đứa trẻ Làng Nủ trong và sau thiên tai, để thấy sự cố gắng của mỗi học sinh trên hành trình quay lại cuộc sống học tập ở trường.

Hình ảnh Ngọc Lan - em bé đã mất hết gia đình, được điều trị tại bệnh viện, và Ngọc Lan của một tháng sau hòa nhập cùng thầy cô và các bạn.

Cú sốc mất người thân, tưởng chừng đã đánh gục em Hồng Nhung, nhưng không, học sinh này đã quay lại trường với trạng thái sức khỏe tốt hơn.

Người dân Làng Nủ vực dậy sau thiên tai - Ảnh 3.

Dù vết thương nhiều chỗ trên cơ thể vẫn chưa thực sự lành hẳn, nhưng hầu hết các học sinh sống sót sau trận lũ quét tại Làng Nủ đều đã quay lại trường.

 

"Bây giờ con chỉ mong muốn vết thương ở chân con lành lại, vết thương sau tai lành lại. Khi vết thương lành, con sẽ nuôi tóc dài", học sinh Hoàn Thị Hồng Nhung (Trường Tiểu học - THCS Phúc Khánh số 1, Bảo Yên, Lào Cai) bày tỏ.

Những học sinh mất bố mẹ, người thân đã được nhà trường cũng như mạnh thường quân trong cả nước quan tâm đặc biệt. Như việc nhận nuôi 22 trẻ em Làng Nủ sau thiên tai của một thầy giáo già ở Hà Nội. Học sinh nhỏ nhất mới 3 tuổi, lớn nhất 17 tuổi. Vị nhà giáo này sẽ nuôi các em từ nay đến năm 18 tuổi, bằng cách gửi 3 triệu đồng mỗi tháng chi phí ăn học cho 22 học sinh.

"Trong hoàn cảnh này, nhiều em mất chỗ dựa và được sự giúp đỡ của mạnh thường quân để sau này các em có chỗ dựa, yên tâm trên con đường học tập", ông Phạm Đức Vinh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) cho biết.

Dù vết thương nhiều chỗ trên cơ thể vẫn chưa thực sự lành hẳn, nhưng hầu hết các học sinh sống sót sau trận lũ quét tại Làng Nủ đều đã quay lại trường. Các em được sống trong tình yêu thương và sự quan tâm của thầy cô, bè bạn để tiếp tục theo đuổi việc học hành.

Tiếp đến, báo Lao Động cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ

Nội dung được báo đưa như sau:     

Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ
Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới ở nơi tạm cư. Ảnh: Đinh Đại

Quay trở lại thôn Làng Nủ vào những ngày đầu tháng 10, PV Báo Lao Động ghi nhận các hoạt động sinh hoạt của người dân sau bão lũ lịch sử.

Sau khi mất mát nhà cửa và ruộng vườn, bà con thôn Làng Nủ đang từng ngày mong ngóng sớm có một mái nhà kiên cố để ổn định cuộc sống.

Trong khi chờ đợi khu tái định cư được gấp rút hoàn thiện, người dân sẽ được sắp xếp, bố trí sống ở những ngôi nhà tạm.

Nhịp sống ở thôn Làng Nủ dường như diễn ra chậm hơn sau bão lũ. Ảnh: Đinh Đại
Nhịp sống ở thôn Làng Nủ diễn ra chậm hơn sau bão lũ. Ảnh: Đinh Đại

Tại không gian nhỏ bé của nơi ở tạm, hàng chục người dân có chung hoàn cảnh sống cùng với nhau ở một khu vực.

Mọi sinh hoạt thường ngày cũng dần đi vào ổn định. Mọi người động viên, hỗ trợ nhau trong việc nấu nướng, ăn uống, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Những luống rau xanh rồi sẽ mọc lên ở khu tạm cư thôn Làng Nủ. Ảnh: Đinh Đại
Những luống rau xanh sắp mọc lên ở khu tạm cư thôn Làng Nủ. Ảnh: Đinh Đại

Ông Hoàng Văn Vọ - một trong những hộ dân bị mất cả nhà cửa lẫn người thân chia sẻ: “Vậy là đã tròn một tháng, vợ con tôi ra đi vì trận lũ quét kinh hoàng. Nỗi đau chưa thể nguôi ngoai nhưng giờ phải gác lại sự đau thương để sống tốt hơn”.

“Bà con trong thôn đã ổn định lại cuộc sống cũng như hỗ trợ lo ma chay cho người đã khuất sau thời gian tìm kiếm người mất tích”, ông Vọ tâm sự.

Hiện tại, người đàn ông này đã đi làm trở lại với công việc chăm sóc những cây quế còn sót lại sau trận bão lũ.

Một góc sinh hoạt thường ngày của người dân Làng Nủ trong những ngôi nhà tạm cư. Ảnh: Đinh Đại
Một góc sinh hoạt thường ngày của người dân Làng Nủ trong những ngôi nhà tạm cư. Ảnh: Đinh Đại

Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ ở khu tạm cư, anh Nguyễn Văn Tuấn - người mất nhà cửa, bố mẹ và một người con sau trận lũ quét cho biết, quá trình vực dậy sẽ rất khó khăn nhưng vẫn phải cố gắng để làm chỗ dựa cho những người thân còn lại.

"Tôi may mắn sống sót sau trận lũ kinh hoàng và ra viện cũng khoảng hơn 2 tuần nay rồi. Gia đình tôi sẽ tiếp tục cấy cày, sinh hoạt để sớm ổn định cuộc sống", anh Tuấn nói.

Cây hoa được người dân trồng để tô đẹp thêm cho nơi ở mới. Ảnh: Đinh Đại
Cây hoa được người dân trồng tại nơi ở mới. Ảnh: Đinh Đại

Ông Hoàng Ngọc Xử - Bí thư thôn Làng Nủ cho hay: “Cuộc sống của người dân trong thôn hiện tại đã tạm thời ổn định. Bà con đã có nhà tạm cư để ở. Trẻ nhỏ đã bắt đầu đi học, người lớn đi làm ở trở lại”.

Theo Bí thư thôn Làng Nủ Hoàng Ngọc Xử, chính quyền địa phương luôn tuyên truyền, động viên và chia sẻ với những đau thương, mất mát của bà con để họ vươn lên nghịch cảnh.

“Chính quyền các cấp rất quan tâm chia sẻ, động viên với nhân dân cũng như hỗ trợ chính sách của Nhà nước; đồng thời kết nối với các đoàn thiện nguyện để giúp bà con tái thiết lại cuộc sống", ông Hoàng Ngọc Xử chia sẻ.

Máy móc, nhân lực được huy động để gấp rút hoàn thiện khu tái định cư trước ngày 31.12 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Đinh Đại
Máy móc, nhân lực được huy động để gấp rút hoàn thiện khu tái định cư trước ngày 31.12.2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Đinh Đại

Ngày 11.10, trao đổi với PV Báo Lao Động, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Nông Thế Mạnh cho biết: Sau 1 tháng xảy ra trận lũ quét lịch sử, cuộc sống người dân cơ bản đã bắt đầu trở lại.

Việc hoàn thành khu tạm cư đã giúp người dân mất nhà cửa có nơi để ở. Còn khu tái định cư hiện đang làm mặt bằng, vài ngày nữa sẽ xây dựng căn nhà đầu tiên.

“Những vấn đề tốt nhất, cần làm nhất đều sẽ ưu tiên dành cho thôn Làng Nủ. Huyện và tỉnh đang khảo sát để hỗ trợ bà con giống cây trồng, vật nuôi nhằm phục hồi hoạt động sản xuất”, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Nông Thế Mạnh thông tin thêm.