Doanh nhân qua đời để lại 18 tỷ đồng, con trai không có tên trong di chúc kiện đòi thừa kế, toà phán quyết: “Anh chỉ được nhận 40 triệu”

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Sau khi người đàn ông Trung Quốc qua đời, tranh chấp tài sản thừa kế đã xảy ra do con trai anh không có tên trong di chúc.

Ngày 20 tháng 5 năm 2025, trang tin điện tử tổng hợp Kênh 14 đưa tin "Doanh nhân qua đời để lại 18 tỷ đồng, con trai không có tên trong di chúc kiện đòi thừa kế, toà phán quyết: “Anh chỉ được nhận 40 triệu”". Nội dung như sau:

Năm 2023, một vụ tranh chấp thừa kế tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) đã thu hút sự chú ý dư luận địa phương. Cụ thể, một doanh nhân họ Lưu sau khi qua đời đã để lại tài sản trị giá 5 triệu NDT (18 tỷ đồng) cho anh chị em. Người con trai duy nhất tên Tiểu Huy, bị loại khỏi di chúc thừa kế.

Điều này là do mối quan hệ căng thẳng trước đó của hai cha con. Ông Lưu ly hôn năm 2018, được tòa án Trung Quốc giao quyền nuôi dưỡng con trai khi đó 13 tuổi. Tuy nhiên một năm sau, vợ cũ ông nộp đơn kiện để giành lại quyền nuôi con. Tiểu Huy chuyển về sống với mẹ, từ đó không còn liên lạc hay đến thăm bố. Điều này khiến ông Lưu sa sút tinh thần, làm việc liên tục mà bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Doanh nhân qua đời để lại 18 tỷ đồng, con trai không có tên trong di chúc kiện đòi thừa kế, toà phán quyết: “Anh chỉ được nhận 40 triệu”- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khi sự nghiệp kinh doanh đang ngày càng thành công, doanh nhân này phải nhập viện vì bạo bệnh. Trong thời gian nằm viện, ông Lưu mong chờ con trai đến thăm nhưng cuối cùng người chăm sóc ông chỉ có anh chị em ruột. Thế nhưng sau khi doanh nhân Lưu qua đời, vợ cũ và con trai Tiểu Huy lại đến gặp luật sư để nhận tài sản. Họ cho rằng họ là những người thừa kế hợp pháp, thuộc hàng đầu tiên trong danh sách thừa kế.

Phía gia đình ông Lưu không đồng ý do di chúc không có tên 2 người này. Vậy nên vợ cũ và con trai Tiểu Huy đã nộp đơn kiện ra tòa để đòi quyền thừa kế. Anh em họ Lưu khẳng định di chúc người quá cố để lại là hợp pháp, việc thừa kế phải được thực hiện theo di chúc và nhấn mạnh việc tôn trọng di nguyện của ông Lưu.

Tuy nhiên Tiểu Huy và mẹ phản đối, lấy lý do Tiểu Huy chưa đủ 18 tuổi nên cần được nhận một khoản cấp dưỡng từ tài sản của cha. Vợ cũ của ông Lưu nghi ngờ tính xác thực của di chúc và yêu cầu giám định. Người phụ nữ này nêu quan điểm về việc di chúc được lập khi ông Lưu bệnh nặng, có thể không đủ tỉnh táo và năng lực hành vi dân sự.

Doanh nhân qua đời để lại 18 tỷ đồng, con trai không có tên trong di chúc kiện đòi thừa kế, toà phán quyết: “Anh chỉ được nhận 40 triệu”- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Sau khi xem xét, toà án Trung Quốc xác nhận di chúc ông Lưu đáp ứng các yêu cầu pháp lý. Ngoài ra, không có chứng cứ nào cho thấy ông Lưu thiếu năng lực hành vi dân sự khi lập di chúc nên việc phân chia tài sản sẽ dựa trên nội dung di chúc.

Bên cạnh đó, tại thời điểm ông Lưu qua đời, con trai Tiểu Huy vẫn chưa tròn 18 tuổi nên vẫn được nhận một khoản cấp dưỡng cần thiết. Cụ thể, Tiểu Huy được chia 12.000 NDT (43 triệu đồng) từ tài sản của cha để trang trải chi phí sinh hoạt cho đến sinh nhật năm 18 tuổi. Phần tài sản còn lại được phân chia cho anh chị em của ông Lưu theo di chúc. Vợ cũ và con trai doanh nhân Lưu không chấp nhận phán quyết từ phiên tòa sơ thẩm nên đã nộp đơn kháng cáo nhưng tòa án địa phương vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu.

Ngày 27 tháng 9 năm 2023, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật đăng tải tin tức "Trường hợp nào con cái bị truất quyền thừa kế khi cha mẹ qua đời?". Nội dung như sau:

Con cái có hành vi ngược đãi, hành hạ hoặc bỏ rơi bố mẹ

Những trường hợp mà con cái có hành vi nghiêm trọng như bạo lực gia đình, ngược đãi tinh thần hoặc thể chất, hoặc không chăm sóc, bỏ rơi bố mẹ khi họ còn sống, thì có thể bị truất quyền thừa kế.

Ví dụ: Con cái không chu cấp, không thăm nom khi bố mẹ già yếu, bệnh tật thì sẽ bị truất quyền thừa kế.

Con cái lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản bố mẹ lập di chúc

Những trường hợp mà nếu con cái dùng thủ đoạn gian dối, ép buộc hoặc cản trở bố mẹ trong việc lập, sửa đổi, hủy bỏ di chúc, dẫn đến việc bố mẹ không thể thể hiện ý chí thật sự về việc phân chia tài sản, thì con cái đó có thể bị truất quyền thừa kế.

Theo quy định, có một số trường hợp con cái sẽ bị truất quyền thừa kế sau khi cha mẹ qua đời. (Ảnh minh họa)
Theo quy định, có một số trường hợp con cái sẽ bị truất quyền thừa kế sau khi cha mẹ qua đời. (Ảnh minh họa)

Con cái cố ý xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản thừa kế

Nếu con cái có hành vi cố ý phá hoại, chiếm đoạt hoặc làm mất giá trị tài sản mà bố mẹ định để lại (ví dụ: cố ý phá hủy nhà cửa, đất đai), họ có thể bị truất quyền thừa kế.

Truất quyền thừa kế theo di chúc

Bố mẹ có quyền lập di chúc để truất quyền thừa kế của con cái. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, trừ khi họ thuộc các trường hợp vi phạm nghiêm trọng như đã nêu ở trên.

Lưu ý: Việc truất quyền thừa kế phải được thực hiện rõ ràng qua di chúc hợp pháp hoặc được tòa án xác nhận nếu có tranh chấp.

Nếu con cái bị truất quyền thừa kế theo di chúc nhưng cho rằng di chúc không hợp pháp (ví dụ: bố mẹ bị ép buộc lập di chúc), họ có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu xem xét.

Kết Luận: Như vậy nếu con cái nằm trong 4 trường hợp nêu trên sẽ bị truất quyền thừa kế không được kế thừa tài sản mà cha mẹ sau khi qua đời để lại.

Theo SHTT

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!