Con chào đời 1 tuần vẫn chưa mở mắt, bố mẹ vội vã đưa đến bệnh viện, bác sĩ bật cười

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ đầu tiên trong hành trình lần đầu làm cha mẹ của Hiểu Đồng.

Ngày 15 tháng 5 năm 2025, chuyên trang của Tạp chí điện tử Người đưa tin đã đăng tải tin tức "Con chào đời 1 tuần vẫn chưa mở mắt, bố mẹ vội vã đưa đến bệnh viện, bác sĩ bật cười". Nội dung như sau:

Những người lần đầu làm cha mẹ thường có tâm lý cẩn thận, bất kì sự bất thường nào của con sơ sinh cũng khiến họ trở nên lo lắng.

Bà mẹ Hiểu Đồng ở Trung Quốc vừa chào đón con gái đầu lòng cách đây không lâu. Tuy nhiên sau 1 tuần, Hiểu Đồng vô cùng lo lắng không hiểu tại sao mắt con gái vẫn chưa mở?

Bà mẹ trẻ tự hỏi liệu mắt con có vấn đề gì không? Cô dường như sắp khóc khi chia sẻ điều này với chồng.

Mặc dù an ủi vợ chắc con không sao nhưng chồng Hiểu Đồng cũng cảm thấy bất an.

Cuối cùng, vợ chồng Hiểu Đồng quyết định đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Sau khi nghe hai vợ chồng mô tả, bác sĩ đã kiểm tra kỹ lưỡng đứa bé rồi mỉm cười nói: "Đừng lo lắng, đứa bé rất khỏe mạnh. Chỉ là bé thích ngủ quá nhiều, lười mở mắt thôi".

Khi vợ chồng Hiểu Đồng nghe được câu trả lời, đầu tiên họ đều sửng sốt, sau đó không nhịn được cười.

Đây trở thành kỉ niệm đáng nhớ đầu tiên trong hành trình nuôi dạy con của vợ chồng Hiểu Đồng.

Tại sao một số trẻ sơ sinh mất nhiều thời gian mới mở mắt?

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh có thể mở mắt ngay sau khi sinh, nhưng một số trẻ sẽ "chậm hơn", điều này thường là bình thường. Có hai lý do chính đằng sau điều này:

Chưa thích nghi với môi trường bên ngoài

Một đứa trẻ sơ sinh đã sống trong bụng mẹ được gần 10 tháng, nơi có môi trường mờ tối và ổn định, phải mất một thời gian thì em bé mới đột nhiên bước vào một thế giới tươi sáng và kích thích. Mắt của chúng nhạy cảm hơn và không thích ánh sáng mạnh, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng không thích mở mắt..

Ngủ quá lâu

Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 16-20 giờ mỗi ngày. Ngay cả khi một số trẻ thức dậy, chúng cũng chỉ mở mắt một lúc rồi nhắm mắt lại và tiếp tục ngủ.

Nếu cha mẹ không tình cờ chứng kiến ​​khoảnh khắc con mở mắt, họ có thể nghĩ rằng con chưa mở mắt.

Những "vẻ xấu xí" của trẻ sơ sinh thực ra lại rất bình thường!

Ngoài tình trạng "không mở được mắt", nhiều bậc cha mẹ mới sẽ ngạc nhiên hoặc thậm chí lo lắng về một số hiện tượng ở con.

Da nhăn nheo như một ông già

Nhiều em bé có làn da nhăn nheo khi mới sinh, và trông không giống những thiên thần nhỏ nhắn, trắng trẻo và dịu dàng như chúng ta tưởng tượng.

Trên thực tế, điều này là bình thường, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân. Vì lớp mỡ dưới da chưa phát triển đầy đủ nên da sẽ tự nhiên xuất hiện nếp nhăn.

Nhưng đừng lo lắng, với chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lớp mỡ dưới da dày dần, làn da của bé sẽ sớm trở nên mịn màng và mềm mại, toàn bộ cơ thể sẽ ngày càng đáng yêu hơn.

Toàn thân màu đỏ, giống như "mông khỉ"

Do trẻ sơ sinh bị ép qua ống sinh và da của trẻ rất mỏng nên các mạch máu có thể nhìn thấy rõ, vì vậy toàn bộ cơ thể trẻ thường có màu đỏ.

Một số phụ huynh nghĩ rằng con mình bị dị ứng hoặc viêm khi nhìn thấy vùng da đỏ này, nhưng thực tế đó chỉ là do đặc điểm da của trẻ sơ sinh.

Sau một vài ngày, khi bé dần thích nghi với môi trường bên ngoài, vết đỏ sẽ dần biến mất.

Tỷ lệ cơ thể "kỳ lạ" và trông không cân xứng

Đầu của trẻ sơ sinh chiếm 1/4 tổng chiều dài cơ thể, cao hơn nhiều so với người lớn. Kết hợp với chiếc cổ ngắn và tứ chi gầy gò, trông bé giống như một nhân vật hoạt hình.

Một số bậc cha mẹ có thể cảm thấy "không thoải mái" và thậm chí nghi ngờ liệu sự phát triển của con mình có bình thường hay không.

Trên thực tế, đây là hình dáng cơ thể tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh. Khi bé lớn lên, tỷ lệ cơ thể của bé sẽ dần trở nên cân đối và bé sẽ trông ngày càng giống một em bé đáng yêu.

Ngày 23 tháng 7 năm 2023, báo Người Lao động đã đăng tải thông tin "Nhiều thứ phải học khi lần đầu làm cha, mẹ". Nội dung như sau:

Anh Nguyễn Ngọc Tường Duy và chị Huỳnh Thị Như Lan (cùng 28 tuổi, ngụ TP HCM) kết hôn vào tháng 11-2022. Đôi vợ chồng trẻ đang mong chờ từng ngày để chào đón đứa con đầu lòng.

Học để chăm con tốt hơn

Tranh thủ sau giờ làm việc, vợ chồng anh Duy lên mạng tìm đọc các tài liệu chia sẻ kinh nghiệm làm cha mẹ. Biết được Đoàn Khối Dân - Chính - Đảng TP HCM tổ chức lớp tập huấn kỹ năng lần đầu làm cha mẹ, chị Lan đã đăng ký tham gia. Anh Duy cũng xin nghỉ một buổi làm để đi cùng vợ.

"Vợ chồng tôi cũng thường xuyên lên báo, lên mạng để tìm hiểu các kiến thức chăm sóc con nhưng vẫn muốn tham gia các lớp tập huấn trực tiếp. Khi có thắc mắc, mình có thể nhờ báo cáo viên giải đáp" - anh Duy nói.

Theo anh Duy, việc tìm hiểu kiến thức chăm sóc con và người bạn đời trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ rất quan trọng. Với những gì được trang bị từ buổi tập huấn, vợ chồng anh sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn, cảm thấy yên tâm hơn.

Nhiều thứ phải học khi lần đầu làm cha, mẹ - Ảnh 1.

ThS Trần Thị Hồng chia sẻ tại lớp tập huấn kỹ năng lần đầu làm cha mẹ

Chị Nguyễn Hồng Nguyên (29 tuổi, ngụ TP HCM) đã bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Đó cũng là khoảng thời gian mà gia đình chị có nhiều thay đổi. "Thói quen ăn uống hằng ngày của tôi thay đổi, còn chồng tôi cũng phải dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Lần đầu mang thai nên mọi thứ với tôi đều bỡ ngỡ, các kiến thức về mang thai, nuôi con nhỏ cũng xa lạ…" - chị Nguyên chia sẻ.

Cũng như những vợ chồng trẻ khác khi đến với lớp tập huấn kỹ năng lần đầu làm cha mẹ, chị Nguyên mong muốn tích lũy thêm nhiều kiến thức khoa học, bổ ích để chăm sóc tốt cho sức khỏe của bản thân và con. "Khi mình được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì việc chăm sóc con sẽ tốt hơn. Càng biết thêm nhiều kiến thức, tôi càng yên tâm hơn trong hành trình mang thai và sinh con" - chị Nguyên nói thêm.

Lưu ý "Giai đoạn nguy hiểm của hôn nhân"

Tại lớp tập huấn, ThS Trần Thị Hồng, Phó trưởng Phòng Sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM, đã có những lưu ý quan trọng dành cho những người chuẩn bị làm cha mẹ. Theo chuyên gia này, những người lần đầu làm cha, mẹ phải chuẩn bị rất nhiều vấn đề. Đầu tiên, nên đi khám sức khỏe trước khi kết hôn từ 3-6 tháng bởi vì sức khỏe tốt thì mới có những đứa con thực sự khỏe mạnh.

Các cặp vợ chồng cũng cần có kế hoạch, chuẩn bị về tâm lý, đặc biệt là cần chuẩn bị kỹ càng về kinh tế.

Theo ThS Trần Thị Hồng, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, cách luyện tập thể dục, thể thao hợp lý cùng với việc khám thai định kỳ và tầm soát sàng lọc trước sinh… sẽ góp phần tạo nên một thai kỳ thực sự khỏe mạnh.

ThS Trần Thị Hồng cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người chồng trong thời gian vợ mang thai và sinh con. 

"Nếu người chồng chuẩn bị về sức khỏe lẫn tâm lý tốt thì sẽ cùng vợ tạo ra đứa con khỏe mạnh; giúp xoa dịu đi cảm giác khó chịu trong thai kỳ hoặc những thay đổi trong cơ thể và tâm lý của người vợ khi mang thai, sinh con. 

Chuẩn bị tốt về kinh tế thì sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình chăm sóc, nuôi con nhỏ" - chuyên gia nhắn nhủ.

ThS Trần Thị Hồng cũng lưu ý "Giai đoạn nguy hiểm của hôn nhân" đó là khi người vợ mang thai và nuôi con nhỏ. Lúc này, nếu người chồng không tâm lý, không chia sẻ với vợ sẽ rất dễ đẩy mâu thuẫn ngày một tăng. 

Giai đoạn này, tâm lý, sức khỏe, cơ thể người vợ cũng có rất nhiều thay đổi, chuyện chăn gối của vợ chồng cũng phải được lưu ý. Nếu người vợ không đáp ứng được nhu cầu sinh lý của chồng, người chồng tìm cách giải quyết nhu cầu này ở bên ngoài sẽ dẫn đến khủng hoảng hôn nhân.

"Khi ra ngoài giải quyết như vậy, nếu người chồng không cẩn thận sẽ rất dễ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Khi về nhà gần gũi vợ, nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến nguy cơ lây bệnh cho vợ và con. Em bé mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khi còn nằm trong bụng mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của em bé" - chuyên gia Trần Thị Hồng cảnh báo.

 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!