43 tuổi vẫn cô độc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi

Nhận nuôi một người lớn rất đơn giản, cô sẽ không cần chứng minh năng lực tài chính, môi trường nuôi dạy trẻ... mà vẫn có người chăm sóc khi về già.

Báo Đời Sống & Pháp Luật đưa tin ngày 28/3 với tiêu đề: "43 tuổi vẫn cô đ.ộc, người phụ nữ nhận bạn thân làm con nuôi để được ký giấy bảo lãnh đi viện, chăm sóc khi ốm đ.au và m.a c.hay khi q.ua đ.ời"

Nhà văn Hàn Quốc Eun Seo-ran (43 tuổi) đang đ.ộc thân vui vẻ đến khi gặp tình huống cấp cứu y tế, khiến cô muốn có gia đình ở bên để giúp đỡ. Nhưng cô đã chọn nhận nuôi người bạn thân nhất một cách hợp pháp.

Nhận bạn thân làm con nuôi

7h mỗi sáng, Eun Seo-Ran sẽ bắt đầu ngày mới bằng việc pha trà cho cô và con gái nuôi Lee Eo-Rie (đã đổi tên, 38 tuổi), sau đó ai về phòng nấy làm việc. Đến trưa, hai mẹ con nấu ăn rồi cùng xem bộ phim hài yêu thích. Buổi tối, họ vừa ăn cơm và trò chuyện về bạn bè và công việc, rồi kết thúc một ngày trong cuộc sống bình lặng ở vùng Jeolla, miền tây Hàn Quốc.

"Chúng tôi gắn bó như vậy nhiều năm. Eo-Rie hiểu tôi hơn bất kỳ ai khác trên thế giới", Seo-Ran chia sẻ về mối quan hệ kỳ lạ với con gái nuôi kém 5 tuổi. Họ được luật pháp công nhận là mẹ con vào tháng 5/2022.

Eun Seo-ran lựa chọn sống một mình thay vì kết h.ôn và sinh con

Người phụ nữ 43 tuổi sống xa gia đình r.uột t.hịt, những người hầu như không can thiệp vào cuộc sống của cô. Cô chưa kết h.ôn và giống như nhiều người ở Hàn Quốc, cũng không có con riêng.

Seo-Ran lớn lên gần Seoul trong một gia đình trung lưu. Bất chấp cơ cấu gia đình thay đổi, xã hội gi.a trư.ởng vẫn đ.è nặng ở Hàn Quốc với phụ nữ là người chăm sóc gia đình, thường phải đầu tắt mặt tối dưới bếp.

"Mẹ tôi đã làm việc cực nhọc hàng chục năm trời để phục vụ gia đình cha tôi. Nhưng cha tôi là một người rất gia trưởng và không bao giờ tỏ ra biết ơn những gì bà đã làm cho gia đình ông", Seo-Ran chia sẻ.

Điều này khiến cô chán ghét hôn nhân. Mẹ hy vọng cô sống khác đi, thậm chí không cho con gái vào vào bếp. "Mẹ tôi nói: Đừng sống như mẹ", Seo-Ran chia sẻ.

Ngay từ khi còn trẻ cô đã xác định không kết h.ôn. Cô thích đi du lịch và không thích trẻ con. "Tôi nghĩ kết hôn sẽ là một việc làm vô trách nhiệm đối với một người như tôi", cô nói.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm việc văn phòng và di cư khắp đất nước để gần gũi thiên nhiên và tránh xa ô nhiễm không khí vì có bệnh chàm mãn tính. Nhưng cô chưa bao giờ cảm thấy nơi nào thuộc về mình.

Có lần, một người chủ nhà s.ay rư.ợu đã cố đột nhập vào phòng cô lúc nửa đêm và đó chỉ là một trong nhiều lần đ.ột nhập mà cô từng trải qua. Một lần các già làng hỏi Seo-Ran chuyện chồng con và m.ắng cô "đi ngược lại quy luật tự nhiên".

Chán nản, năm 2016, Seo-Ran lại chuyển đi, lần này định cư tại vùng nông thôn Jeolla với dân số hàng chục nghìn người khiến cô có cảm giác ẩn danh. Ngay sau đó, cô phát hiện có một người phụ nữ khác đang sống một mình bên cạnh.

Đó là Eo-Rie, người cũng đã chuyển đến Jeolla để thoát khỏi cuộc sống thành phố. Có nhiều điểm chung, bao gồm tình yêu cây cối, nấu ăn chay và DIY, cũng như tìm được sự đoàn kết trong quyết định sống đ.ộc thân, cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết. Một năm sau, Eo-Rie chuyển đến sống cùng Seo-Ran.

Quyết định này để bớt cảm giác không an toàn khi sống một mình và tránh thu hút sự chú ý không cần thiết. "Nhưng hơn bất cứ điều gì khác, Eo-Rie và tôi đã nói nhiều về cuộc sống lành mạnh khi về già và kết luận rằng sống với một người bạn cùng chí hướng sẽ là một trong những cách tốt nhất để làm điều đó", Seo- Ran giải thích.

Cô gái nhận bạn thân làm con nuôi để cùng chăm sóc lẫn nhau khi về già

Mất vài tháng để họ hài hòa tính cách và lối sống, từ đó họ họ sống vui vẻ và bình yên. Vài năm sau hai người đã cùng mua một căn hộ. Nhưng vào một lần Seo-Ran phải đi cấp cứu vì chứng đau đầu mãn tính, cả hai bắt đầu tự hỏi họ sẽ bảo lãnh cho nhau như thế nào khi đi viện, bởi chỉ người thân trong gia đình mới được ký vào các giấy tờ phẫu thuật.

"Chúng tôi đã giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau trong nhiều năm nhưng chúng tôi chẳng là gì ngoài những người xa lạ khi cần nhau nhất", Seo-Ran nói.

Dù gia đình của Seo-Ran và Eo-Rie đều chấp nhận lối sống của họ, hai người vẫn muốn hưởng các quyền và sự bảo vệ pháp lý bình đẳng. Vì vậy, cả hai bắt đầu tìm hiểu luật pháp. Hôn nhân là điều không thể bởi họ không có quan hệ tình cảm, thậm chí có kết hôn đồng giới cũng không hợp pháp ở Hàn Quốc.

"Chúng tôi đã tìm ra kẽ hở của luật pháp trong việc nhận con nuôi nên lựa chọn cách này, dù thật kỳ lạ", cô nhíu mày nói.

Theo luật pháp Hàn Quốc, một người trưởng thành dễ dàng nhận nuôi người trẻ hơn nếu hai bên đồng ý. "Điều chúng tôi muốn là những điều đơn giản, chăm sóc lẫn nhau, chẳng hạn như ký giấy đồng ý y tế, nghỉ làm để chăm sóc khi một trong hai bị ốm hoặc tổ chức tang lễ khi một trong hai qua đời. Nhưng điều đó không thể thực hiện được ở Hàn Quốc trừ khi chúng tôi là một gia đình hợp pháp", cô nói.

Ngày 25/5/2022, cả hai bước vào một cơ quan hành chính địa phương, chắp tay và nộp giấy tờ nhận con nuôi. Ngày hôm sau, họ chính thức trở thành mẹ con.

"Ở Hàn Quốc, tháng 5 có rất nhiều lễ kỷ niệm dành cho gia đình, như Ngày Trẻ em 5/5 hoặc Ngày Cha mẹ 8/5 nên chúng tôi chọn Tháng 5 để tổ chức lễ kỷ niệm của riêng mình", Seo-Ran nói.

Ngày càng nhiều người Hàn Quốc sống đ.ộc thân

Với tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và tỷ lệ kết h.ôn giảm mạnh, ngày càng có nhiều người Hàn Quốc sống một mình đến cuối đời.

Khảo sát của Ikea với 37.428 người ở 38 quốc gia đưa ra kết quả trái ngược với quan niệm phổ biến rằng nhà là nơi người Hàn Quốc dành nhiều thời gian nhất.

Cụ thể, chỉ 14% người Hàn Quốc cho biết thích dành thời gian chơi đùa cùng gia đình, tỷ lệ thấp nhất trong số 38 quốc gia và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 33%. Ngoài ra, chỉ 8% người Hàn Quốc cho rằng nuôi dạy con cái là một trải nghiệm bổ ích, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 22%.

Người Hàn Quốc thích một mình, tận hưởng không gian riêng mà không bị ai làm phiền

Trong cuộc khảo sát của Ikea, 30% người Hàn Quốc cho biết ngủ một mình sẽ có giấc ngủ ngon hơn, cao hơn mức trung bình là 19%. Chỉ 9% cho biết họ có cảm giác thân thuộc khi nói chuyện với hàng xóm, trái ngược với mức trung bình toàn cầu là 25%.

Korea Times đã phỏng vấn độc giả ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ 20 đến 60-70. Tất cả đều thích một mình, tận hưởng không gian riêng và không bị ai làm phiền.

Năm 2024 cũng là năm đón nhận nhiều tin không vui đối với tình trạng khủng hoảng nhân khẩu học tại Hàn Quốc.

Tờ Korea Herald đưa tin, số cuộc h.ôn nhân vào năm 2023 tại quốc gia Đông Á này giảm đến 40% so với một thập niên trước. Có 193.673 cặp đôi kết h.ôn vào năm 2023, giảm 40% so với con số 322.807 cặp đôi kết h.ôn năm 2013. Tuy nhiên, so với năm 2022, con số năm 2023 đánh dấu mức tăng 1%, tức là có thêm 1.983 cuộc h.ôn nhân.

Năm 2022, số cuộc hôn nhân giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục là 191.690. Tình trạng suy giảm số lượng các cuộc hôn nhân đã kéo dài suốt 11 năm tại Hàn Quốc, từ 2012 đến 2022.

Đối với giới trẻ Hàn Quốc, trở ngại lớn nhất khi tiến tới hôn nhân là tài chính. Có đến 33,7% người tham gia khảo sát cho rằng thiếu nguồn lực tài chính là trở ngại chính cho h.ôn nhân. Những thách thức khác bao gồm lo ngại về gánh nặng sinh con và nuôi con cùng điều kiện việc làm không ổn định.

Chẳng hạn như Eun, việc xây dựng gia đình theo đúng như ý cô muốn mà không cần kết hôn giúp cô cực kỳ thoải mái.

Seo-Ra với cuốn sách của cô "Tôi nhận nuôi một người bạn"

Eun cho biết quá trình nhận nuôi bạn thân dễ dàng đến khó tin. Việc một người chưa kết hôn ở Hàn Quốc nhận con nuôi đòi hỏi một quá trình xem xét các yếu tố như tuổi tác, sự ổn định tài chính và môi trường nuôi dạy trẻ. Nhưng với Eun, việc nhận nuôi một người lớn khác không có điều kiện tiên quyết nào về mặt pháp lý ngoài việc cô phải lớn tuổi hơn Lee, được mẹ Lee cho phép và Lee không phải con ruột.

Quá trình này dễ dàng đến mức khiến Eun cảm thấy "trống rỗng" trước cuộc đấu tranh đang diễn ra của các nhà hoạt động đòi sự công nhận cho những người đồng giới và các nhóm phi truyền thống khác.

Eun cho rằng Hàn Quốc nên sửa đổi luật pháp lỗi thời và cho phép nhiều công dân độc thân hơn được tự lập gia đình cho riêng mình một cách hợp pháp.

"Gia đình tạo nên mối liên kết mà con người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác, đều đặt niềm tin và nương tựa vào nhau", Eun nói.

Tiếp đến, Vnexpress đăng tải bài viết: "Vì sao nhiều người trẻ độc thân?". Nội dung như sau:

Gần đây Jian Wen, 33 tuổi, nhân viên một công ty ở Phật Sơn, Quảng Đông đã từ chối thêm một buổi mai mối do bố mẹ sắp xếp.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Jian làm cho công ty gia đình. Anh được xem là "cổ phiếu có tiềm năng" trên thị trường hẹn hò.

Trong vài năm qua, cha mẹ đã sắp xếp hơn 10 buổi mai mối, nhưng Jian vẫn độc thân và ngày càng phản đối sự quan tâm cũng như nỗ lực của gia đình. "Thật khó để tìm người phù hợp. Tôi không muốn chỉ cưới cho xong", anh nói.

Đối với Jian, h.ôn nhân không phải là lựa chọn khẩn cấp và cần thiết trong kế hoạch cuộc sống lúc này. So với đ.ộc thân, anh lo lắng hơn việc bị m.ắc k.ẹt trong một mối quan hệ không tốt đẹp.

Huang Feiling, 31 tuổi, làm việc ở Thượng Hải cũng chung quan điểm. Đang trong độ tuổi kết h.ôn và liên tục chịu thúc é.p, cô không hề lo lắng hay tuyệt vọng về việc kết hô.n.

Cô gái quê Ninh Đức, Phúc Kiến cho biết mặc dù cũng khao khát được hỗ trợ về tinh thần và tình cảm, cô rất áp lực mỗi khi nghĩ đến h.ôn nhân là hai con người xa lạ sát cánh bên nhau, để đi con đường này cần rất nhiều kiên nhẫn và tận tâm.

"Những mối quan hệ t.ồi t.ệ sẽ ăn mòn chúng ta", cô nói.

 

Là một luật sư, Huang từng x.ử l.ý nhiều vụ ly hôn và chứng kiến những phụ nữ s.uy s.ụp sau khi gia đình t.an v.ỡ. Điều này không làm cô á.c cảm với h.ôn nhân, ngược lại, trải nghiệm của họ giúp cô nhận ra "sẽ phản tác dụng nếu bạn không ngừng theo đu.ổi nó". Với cô tình yêu, h.ôn nhân nên thuận tự nhiên, không cần phải mưu cầu.

Niềm tin của Huang về h.ôn nhân thể hiện thái độ, suy nghĩ của một bộ phận phụ nữ đ.ộc lập trong thời đại này. Họ có quyền lựa chọn và không còn coi h.ôn nhân là lựa chọn duy nhất của mình.

Trên các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, nhiều blogger tự nhận mình là "trao quyền cho phụ nữ", "sống tự do", "không kết h.ôn hay sinh con", "đ.ộc thân và sống một mình". Họ chia sẻ quan điểm về h.ôn nhân và cuộc sống độc thân, dường như đang rất thoải mái và tự do.

Một blogger 34 tuổi trên mạng xã hội Xiaohongshu với hàng chục nghìn người theo dõi cho biết không muốn kết h.ôn vì sống một mình vui hơn. Hàng nghìn người đồng tình rằng "bạn đã diễn đạt suy nghĩ của tôi thành lời".

Thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc tháng 6/2023 cho thấy có 6,83 triệu cặp đăng ký kết h.ôn vào năm 2022, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1986. Có gần 13,5 triệu cặp kết h.ôn năm 2013, nhưng số lượng đăng ký kết h.ôn đã giảm gần một nửa trong 9 năm qua.

Thanh niên Trung Quốc kết h.ôn muộn hơn. Theo số liệu điều tra dân số, độ tuổi kết h.ôn trung bình lần đầu là 28 tuổi vào năm 2020, tăng 3,78 tuổi so với năm 2010.

Ye Guoqing, người làm nghề mai mối ở Quảng Châu cho biết lực lượng chính của hôn nhân hiện nay là thế hệ 8X và 9X. Họ có trình độ học vấn cao, độc lập về tài chính và tinh thần, biết mình muốn gì ở người bạn đời và hiểu rõ về hôn nhân.

"H.ôn nhân không còn cần thiết đối với nhiều thanh niên và họ thà sống đ.ộc thân nếu không tìm được người đáp ứng tiêu chuẩn", bà mối này nói.

Giáo sư Zhou Xiaopu, Trường Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, đại đa số người sinh trước những năm 1980 coi kết hôn và sinh con là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng sau những năm 1980, cùng với những thay đổi lớn trong xã hội, quan niệm về hôn nhân và sinh con của thế hệ trẻ cũng thay đổi đáng kể.

Zhou chỉ ra cần có rất nhiều lý do kết hợp lại để một thế hệ thay đổi suy nghĩ về hôn nhân, bao gồm điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, giá trị và giáo dục văn hóa.

Chính sách một con khiến hầu hết thế hệ 8X, 9X không có anh chị em, lớn lên với sự quan tâm nhiều hơn, tự giác hơn và biết chính xác những gì họ muốn trong cuộc sống. Đối với họ, trì hoãn hoặc từ bỏ h.ôn nhân là một lựa chọn có ý thức.

Nhiều thanh niên phải đối mặt với áp lực nặng nề ở nơi làm việc, không có thời gian giao lưu, kết bạn. Hơn nữa, giá bất động sản cao ở các thành phố, chi phí nuôi dạy con cao và sự cạnh tranh gay gắt trong giáo dục đều ảnh hưởng đến sự sẵn lòng kết hôn và sinh con của người trẻ.

Kỳ vọng cao hơn của người trẻ đối với bạn đời là một lý do quan trọng nữa khiến thanh niên Trung Quốc khó kết h.ôn hơn. Họ lý trí và tính toán, kén chọn hơn sau ba năm xảy ra đại dịch.

Theo một báo cáo khảo sát do nền tảng hẹn hò Jiayuan của Trung Quốc công bố đầu năm 2023 về cách người Trung Quốc nhìn nhận hôn nhân và các mối quan hệ, hơn 95% thanh niên độc thân có kỳ vọng và mục tiêu đối với bạn đời tiềm năng. Trong đó, hơn 40% có kỳ vọng rõ ràng, 58% ưu tiên việc "điều chỉnh các mục tiêu cuộc sống cá nhân" là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Báo cáo cho rằng điều này sẽ khiến giới trẻ gặp khó khăn hơn trong việc tìm bạn đời lý tưởng.

Ye, người có 8 năm kinh nghiệm mai mối, chỉ ra rằng những người trong độ tuổi kết hôn đã thay đổi quan điểm về hôn nhân, đặc biệt sau đại dịch khi mọi người trải qua cảm giác bất ổn và mất kiểm soát trước những diễn biến trong tương lai, làm trầm trọng thêm xu hướng này.

Ye quan sát thấy nhiều người trẻ hiện nay cảm thấy không cần giấy đăng ký kết h.ôn và sẽ rất tốt nếu tìm được ai đó để cùng họ trải qua những ngày tháng. "Có nhiều người hẹn hò nhưng ít người kết h.ôn", cô nói.

Ye ước tính trong số các cặp mà cô mai mối, số người cuối cùng kết h.ôn chỉ bằng khoảng 1/3 so với 8 năm trước.

Trước tình hình hôn nhân của giới trẻ ngày nay, giáo sư Zhou cho rằng xã hội nói chung nên giải quyết vấn đề này, tìm cách hiểu những khó khăn mà các nhóm thanh niên khác nhau phải đối mặt và những lý do sâu xa đằng sau những thay đổi trong quan niệm hôn nhân, để tìm ra biện pháp giải quyết.

"Chỉ thông qua việc giải quyết các vấn đề thực sự của thanh niên và giảm bớt gánh nặng vật chất, tâm lý đối với hôn nhân và sinh con, chính quyền mới có thể nâng cao ý muốn kết hôn của giới trẻ và truyền cảm hứng cho nhiều người trong số họ bước vào h.ôn nhân", vị này nói.