Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực.

Ngày 11/1/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết". Nội dung cụ thể như sau:

Được đi xe máy lên vỉa hè trong trường hợp nào?

Trong đó, mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi lên vỉa hè tăng cao so với Nghị định 100/2029. Theo đó, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền 4 - 6 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết- Ảnh 1.

Mức phạt hành vi đi xe máy lên vỉa hè hiện tại tăng cao so với Nghị định 100/2029 (Ảnh minh họa)

Mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" và điều khiển xe đi vào đường cao tốc.

Lưu ý, Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt. Ví dụ, người tham gia giao thông muốn vào cửa hàng, cơ quan, nhà ở... thì có thể đi qua vỉa hè. Còn điều khiển xe máy đi dọc vỉa hè như đường đi thì sẽ bị xử phạt.

Đeo tai nghe khi lái xe máy bị phạt lên đến 14 triệu đồng

Căn cứ điểm đ khoản 4 Điều 7, điểm b khoản 10 và điểm b, điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về lỗi đeo tai nghe khi đi xe máy 2025 như sau:

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.

13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Như vậy, đeo tai nghe khi lái xe máy (không gây tai nạn giao thông) bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm.

Đeo tai nghe khi lái xe máy mà gây tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.

Tiếp đó, Tạp chí SaoStar cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Cũng đi xe máy lên vỉa hè nhưng những trường hợp này không bị phạt 6 triệu đồng". Nội dung cụ thể như sau:

Trường hợp nào xe máy đi lên vỉa hè mà không bị phạt 6 triệu đồng?

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/1/2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm nêu trên còn bị trừ điểm giấy phép lái xe thêm 2 điểm.

Từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền 4-6 triệu đồng

Tuy nhiên, tại Nghị định 168/2024 quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt. Ví dụ, người tham gia giao thông muốn vào cửa hàng, cơ quan, nhà ở... thì có thể đi qua vỉa hè.

Đồng thời, nếu tài xế tấp vào, leo xe máy lên, sau đó đỗ xe ở vỉa hè để nghe điện thoại hoặc vào các cửa hàng mua đồ, làm các công việc khác.... cũng hoàn toàn không bị xử phạt. 

Chỉ trong trường hợp điều khiển xe máy đi dọc vỉa hè như "đường đi" thì sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Vỉa hè được sử dụng cho đối tượng nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

Điều 77. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác

1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè chỉ được sử dụng đúng mục đích do cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng.

Như vậy, theo quy định nêu trên, vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ.

Trường hợp cần thiết sử dụng tạm thời vỉa hè phục vụ sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè phải có phương án sử dụng tạm thời vỉa hè và được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơ quan cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông.