Bà chủ trọ đi thu tiền thì được mách 1 chuyện động trời, vội cưới ngay cô công nhân cho con trai mình: Sau 21 năm, điều bất ngờ xảy ra
“Cô gái đó thật may mắn”, một netizen bình luận.
Báo Đời sống & Pháp luật cho biết, câu chuyện cô gái đi thuê trọ cưới luôn con trai bà chủ nhà xưa nay không hiếm, song lại nhẹ nhàng và hạnh phúc đến mức khiến nhiều người “xin xía” như cô gái trong bài thì không nhiều.
“Cô gái đó thật may mắn”, một netizen bình luận. Tôi không ngờ em họ đã tính toán kín kẽ để "ăn hết" mảnh đất 2000m2 của ông bà nội Xuân Son đang nằm viện, nói đúng 2 câu với vợ lộ hết nội tình hôn nhân trong 10 năm Người phụ nữ 40 tuổi mới đóng BHXH lần đầu nhưng bị từ chối với lý do: "Chị đã được đơn vị khác đóng BHXH từ 16 năm trước"
Câu chuyện về mẹ chồng - nàng dâu trong chương trình cùng tên, ở tập phát sóng số 419, với tiêu đề: Con dâu số hưởng, được bà chủ phòng trọ cơm bưng nước rót tận tay, đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, nhận về nhiều sự quan tâm của netizen.
Câu chuyện cô gái đi thuê trọ cưới luôn con trai bà chủ nhà xưa nay không hiếm, song lại nhẹ nhàng và hạnh phúc đến mức khiến nhiều người “xin xía” như chị Ngô Thị Sim thì không nhiều. Theo đó, mẹ chồng Phùng Thị Thu (71 tuổi), ở TP.HCM có một dãy phòng trọ cho thuê. Lúc này, chị Ngô Thị Sim từ quê lên thuê trọ nhà bà Thu, đi làm công nhân.
“Ban đầu nghe thấy hoàn cảnh cha mất sớm, chỉ có mẹ thôi thì cũng thấy thương thôi chứ chưa có suy nghĩ gì nhiều. Cho đến những lần tôi xuống thu tiền trọ, thì mấy đứa trong xóm trọ mới nói: ‘Con trai cô thích Sim rồi, tối nào cũng ở tới khuya mới về’”, cô Thu kể lại. Lúc này, lo lắng cho con và cô gái thuê phòng trọ, cô Thu mới gọi cả hai lên nhà hỏi chuyện cho ra lẽ.
“Hai đứa lúc đó còn con nít lắm. Cả hai đều đồng loạt nói là hai đứa con thương nhau thật lòng. Lúc đó tôi mới nói là nếu hai đứa con thương nhau thật lòng thì gọi điện về cho gia đình để thông báo. Sau đó, tôi chuyển phòng của Sim đến gần nhà, nấu cơm cho ăn, rồi 1 tháng sau thì làm đám cưới”, cô Thu chia sẻ thêm.
Chị Sim cho hay bản thân cũng đồng ý, bởi cả hai yêu thương nhau thật lòng. Theo đó, sau 1 tuần đến ở trọ, chị Sim và con trai cô chủ trọ làm quen với nhau, 1 tháng sau cô gật đầu đồng ý làm người yêu con trai cô chủ trọ. “Mình cũng nói thật là mình ở ngoài quê vào đây, nhà cũng hoàn cảnh, tâm lý cũng sợ nhưng anh nói là: ‘Không sao đâu và an ủi nhiều”, chị Sim cho hay chính sự đồng cảm, thật lòng đó mà cô an tâm khi ở bên người đàn ông này.
Về phần mẹ chồng - bà Thu cho hay không hề tính toán chuyên môn đăng hộ đối mà coi đó là cái duyên, miễn con dâu ngoan là được. Bà chia sẻ, con dâu bà mất bố từ sớm, mẹ đau yếu chỉ học đến lớp 9 là nghỉ vì nghèo. Thế nên, khi về làm dâu, chị Sim được bà Thu ví như “một tờ giấy trắng, chưa biết cái gì”.
“Đi làm, đi làm về thì mẹ nấu cơm sẵn rồi ăn. Nhưng con dâu tôi cũng học hỏi nhanh, về rồi mẹ cũng dạy gói bánh, nấu tiệc, đám giỗ,... không nề hà. Thương là thương chỗ đó, con nhà nghèo nhưng tiết kiệm, chịu khó, cần cù”, cô Thu chia sẻ thêm.
Tính đến nay, chị Sim đã về làm dâu nhà cô Thu được 21 năm. Chị là người kiệm lời nhưng lại có những cách thể hiện tình yêu thương với bố mẹ chồng như mua đồ ăn sáng, chăm sóc mẹ khi đi bệnh viện…. Vợ chồng bà Thu hết lời khen cô con dâu nết na, hiền lành, hơn 20 năm làm dâu chưa một lần cãi lời bố mẹ chồng.
Khi chị lần lượt sinh 2 đứa con, ông bà không ngần ngại chăm các cháu từ sáng đến tối mịt để chị đi làm. Thời gian chị ở cữ, bố chồng còn tự tay giặt quần áo cho các con, mẹ chồng thì nấu ăn tẩm bổ cho con dâu. Khi vợ chồng con cái có mâu thuẫn, bố mẹ chồng đều đứng về phía con dâu.
Thậm chí, khi thấy con dâu đưa hết tiền cho chồng, bà dặn con: “Phụ nữ phải có 10% tích lũy cho mình để phòng thân, ‘gái 5 con chưa hiểu hết lòng chồng’, mình không biết được tương lai sau này ra sao”.
Trước đó, CDM cũng từng xôn xao về một trường hợp "ông chú" Bình Phước đi mua ô tô bất ngờ tìm được nàng dâu như ý. Câu chuyện gây chú ý từng được đăng tải trên báo Vietnamnet.
Theo đó, năm 2021, Cao Nhung (hiện 26 tuổi, quê Bình Phước) làm nhân viên tư vấn bán hàng cho một cửa hàng ô tô tại Bình Phước. Ngày trực tại cửa hàng, Nhung gặp vị khách là ông Đỗ Ngọc Viễn (60 tuổi, quê Bình Phước). Ông Viễn đến nhờ Nhung tư vấn để mua ô tô.
Thấy cô gái trẻ năng động, tháo vát, ông Viễn dò hỏi quê quán, tuổi tác, tình trạng hôn nhân... rồi mai mối cho con trai của mình.
“Bố mình khi đó nhiệt tình lắm, đưa số điện thoại, Facebook, Zalo của anh cho mình, còn bảo mình phải lưu, kết bạn ngay. Mình cũng vui vẻ đùa theo, không ngờ mối duyên này lại thành sự thực”, Nhung kể.
Từ sau cuộc gặp gỡ đầu tiên, ông Viễn tích cực nhắn tin cho Nhung hỏi thăm tình hình về chuyện mai mối. Cô bấn quá nên đã chủ động nhắn tin cho Đỗ Minh Phúc – con trai ông Viễn.
Minh Phúc (hiện 26 tuổi) là bộ đội ở Bình Phước. Chỉ qua vài cuộc trò chuyện ngắn ngủi, đôi bên đã cảm mến nhau. Nói chuyện qua mạng vỏn vẹn 10 ngày, Nhung được bố mẹ chồng tương lai chở lên tận đơn vị để gặp Minh Phúc.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên, Nhung có chút thất vọng vì đối phương vừa đen, vừa gầy. Tuy nhiên, về mặt cảm xúc, cô lại thấy đủ đầy, tròn trịa. Đôi bên vừa gặp đã thấy thân thuộc như đã quen từ lâu.
Ngay hôm đó, Minh Phúc chủ động tỏ tình và đã nhận được cái gật đầu đồng ý của Nhung.
Được hai bên gia đình ủng hộ, chuyện tình yêu của cặp đôi rất suôn sẻ. Đầu năm 2022, họ chính thức làm đám cưới sau 1 tháng rưỡi tìm hiểu.
Câu nói của chồng trong phòng sinh khiến vợ xúc động
Gần 3 năm bước vào hôn nhân, Nhung trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Cô đã kiên nhẫn lắng nghe, thấu hiểu chồng, kiên trì bày tỏ mong muốn của mình để chồng thay đổi.
“Chồng mình giỏi chuyên môn nghiệp vụ nhưng ở những khía cạnh khác như giao tiếp, làm việc nhà, nấu ăn... thì khá dở. Tuy nhiên, anh ấy đã học tất cả những thứ đó vì mình.
Mình làm mọi cách từ thủ thỉ, động viên đến khen ngợi để anh làm tốt hơn vai trò người chồng, người cha. Nhưng sự thay đổi ấy không phải một sớm một chiều mà là cả quá trình”, Nhung nói.
Suốt thời gian bầu bí, Nhung luôn được chồng đưa đi khám thai. Ngày vượt cạn, cô được chồng động viên tinh thần, chăm sóc chu đáo.
“Sinh xong, mình đau quá nên không thể tự vệ sinh cá nhân. Mẹ mình bảo để mẹ rửa cho thì chồng mình giành lấy ‘không, vợ con thì cứ để đó con làm’. Đó là câu nói khiến mình được an ủi nhất khi vượt cạn”, Nhung kể.
Những năm qua, thời gian vợ chồng Nhung xa nhau nhiều hơn là gần gũi. Phúc phải trực ở đơn vị, mỗi tháng về 2 lần, mỗi lần ở lại nhà 2 ngày.
Mỗi khi về nhà, anh chủ động lo hết mọi thứ như dọn dẹp nhà cửa, trông con, dạy con học... Nhung thừa nhận, từng có lúc cô rất tủi thân khi phải sống xa chồng nhưng hiện đã cân bằng được cuộc sống và cảm xúc.
Bố mẹ chồng là chỗ dựa vững chãi để Nhung làm được điều đó. Cô được bố mẹ hỗ trợ việc nhà, chăm con để yên tâm làm việc. Trong cuộc sống thường ngày, đôi bên cư xử đúng mực và quan tâm nhau chân thành.
“Bố chồng mình có lẽ là người thay đổi nhiều nhất. Chính mẹ chồng mình cũng nhận xét như vậy, những năm qua, ông điềm đạm hơn, lắng nghe con cái nhiều hơn”, Nhung chia sẻ.
Nhung cũng mạnh dạn thay đổi nhiều thói quen ở gia đình chồng. Trước đây, nhà chồng cô thường không quan tâm đến các dịp lễ đặc biệt trong năm, không dành cho nhau lời chúc và những món quà đặc biệt.
Khi về làm dâu, Nhung đã chủ động tổ chức sinh nhật cho mọi thành viên trong gia đình, tặng quà bố mẹ vào những ngày lễ đặc biệt để tạo không khí ấm cúng.
“Ban đầu, bố mình thấy việc này lạ lẫm, rườm rà nhưng dịp 20/10 vừa qua, lần đầu tiên sau 30 năm kết hôn, bố đã đi mua quà cho mẹ.
Ngay cả chồng mình cũng vậy, giờ đây vào mỗi dịp lễ, anh sẽ gọi điện về chúc mừng bố mẹ, các thành viên trong nhà thấy thế cũng làm theo... Điều đó khiến mình rất vui”, Nhung chia sẻ.
Nhung cho rằng, khi sống chung dưới một mái nhà, không chỉ riêng cô phải học cách làm vợ, làm dâu mà chồng cô cũng phải học cách làm chồng, bố mẹ chồng cũng phải học cách làm bố mẹ...
“Chỉ cần mỗi bên tiến đến một bước thì hai bên sẽ xích lại gần nhau hơn một bước”, Nhung nói.