Tính từ 7/2025: Vợ chồng, anh em đi xe của nhau bị CSGT xử phạt từ 3- 6 triệu đồng, đúng không?

Từ tháng 7/2025, quy định mới về sử dụng xe không chính chủ có thể khiến nhiều người lo lắng. Việc vợ chồng hay anh em dùng xe của nhau mà không sang tên có nguy cơ bị CSGT xử phạt lên tới 6 triệu đồng.

Theo bài đăng trên thời báo Văn học Nghệ thuật, không có lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Vợ chồng, người thân đi xe của nhau có bị xử phạt lỗi không chính chủ từ tháng 7/2025?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì sẽ không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ. Mà thực chất sẽ chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp người dân mua bán chuyển nhượng, cho tặng xe cho nhau nhưng không sang tên, nếu CSGT phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Không có lỗi đi xe không chính chủ mà chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật.

Còn những người dân nếu như mượn xe của nhau và có đủ các các loại giấy tờ theo đúng quy định như: Giấy đăng ký, Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đăng kiểm, bảo hiểm và giấy tờ cá nhân của người điều khiển phương tiện như CCCD, căn cước... Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người dân không vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị CSGT xử phạt.

Như vậy, trường hợp mượn xe của vợ chồng, người thân để lưu thông bình thường trên đường, đáp ứng đủ điều kiện quy định (có đầy đủ bằng lái xe và giấy tờ liên quan; chấp hành các quy tắc tham gia giao thông) thì không bị xử phạt lỗi "xe không chính chủ".

Các mức phạt lỗi xe không chính chủ hiện nay

Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

- Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.

Người dân mang đủ giấy tờ xe thì có thể đi xe của vợ chồng người thân mà không bị CSGT phạt

Những giấy tờ cần có khi tham gia giao thông để không bị CSGT xử phạt

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Để giải đáp thắc mắc của nhiều người ,báo Vietnamnet ngày 10/1 có bài: "Mượn xe của người thân đi trên đường có bị phạt 'xe không chính chủ'?", với nội dung như sau: 

Theo Nghị định 168/2024, CSGT sẽ xử phạt cá nhân, tổ chức nếu không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ phương tiện theo quy định.

Nhiều người bày tỏ băn khoăn về trường hợp xử phạt "xe không chính chủ". Ảnh: Đình Hiếu

Liên quan đến băn khoăn này, tại Nghị định 168/2024 quy định việc xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định, như sau:

CSGT sẽ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân và từ 1,6 - 2 triệu đồng với tổ chức là chủ mô tô, xe máy.

Mức phạt 4 - 6 triệu đồng sẽ được áp dụng với cá nhân và 8 - 12 triệu đồng với tổ chức là chủ ô tô hoặc các loại xe tương đương (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) có cùng hành vi trên. Đồng thời, hình thức xử lý bổ sung là buộc làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định.

Với phương tiện chưa làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe, thì cá nhân, tổ chức đã mua, được chuyển nhượng, được tặng cho… là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Nghị định 168/2024 cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trên được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Như vậy, trường hợp mượn xe của người thân để lưu thông bình thường trên đường, đáp ứng đủ điều kiện quy định (có đầy đủ bằng lái xe và giấy tờ liên quan; chấp hành các quy tắc tham gia giao thông) thì không bị xử phạt lỗi "xe không chính chủ".