Trong Tây Du Ký, 3 yêu quái yếu nhất là ai? Một trong số đó đã khiến Đường Tăng có phút say mê

Là tác phẩm kinh điển, những nhân vật trong Tây Du Ký đến nay vẫn luôn nhận được sự quan tâm từ công chúng.

Trong 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng phải trải qua để có thể thỉnh được chân kinh, không phải yêu quái nào họ gặp cũng có pháp lực cao cường. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 yêu quái yếu nhất trong Tây Du Ký.

Tây Du Ký

Kim Sí Điểu

Đây là con trai của Phượng Hoàng, tự xưng là cậu của Như Lai Phật Tổ, em trai của Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát. Tuy nhiên, sức mạnh của hắn ta không mạnh mẽ như lời Kim Sí Điểu khoe khoang.

Khổng Tước Đại Minh Vương Bồ Tát

Nhìn vào tác phẩm Tây Du Ký, có thể thấy, ngoài khả năng bay cực nhanh khiến Tôn Ngộ Không trở tay không kịp thì không còn màn trình diễn nào khác. Pháp bảo của hắn là Âm Dương Nhị Khí Bình cũng rất vô vị. Khi Hầu vương bị nhốt trong đó, chỉ cần dùng 3 sợi lông cứu mạng của Bồ Tát là có thể thoát nạn.

 Kim Sí Điểu

Đáng nói, dù pháp lực không được đánh giá cao, nhưng Kim Sí Điểu còn cả gan đại náo Linh Sơn Tự, toan giết Như Lai để chiếm Lôi Âm tự. Vì đại nghĩa diệt thân, Phật Tổ đã cảm hóa khiến Kim Sí Điểu hiện nguyên hình đậu trên vai ngài và cho hắn quy y. Nhiều người cho rằng, Kim Sí Điểu có được danh tiếng lớn như vậy chủ yếu là vì hắn dựa vào danh xưng cậu của Như Lai Phật Tổ.

Bạch Cốt Tinh

Bạch Cốt Tinh nặc dù bản lĩnh không quá cao nhưng mưu kế và sự ranh mãnh thì có thừa. Vì thế "Ba lần đánh Bách Cốt Tinh" chính là một trong những hồi chương hay nhất trong tác phẩm Tây Du Ký.

Bạch Cốt Tinh 

Lần thứ nhất, Bạch Cốt Tinh biến thành một thiếu nữ lừa Đường Tăng ra khỏi vòng bảo hộ rồi bị Ngộ Không đánh chết. Đường Tăng thân là người trần mắt thịt đã không nhìn ra yêu thuật của Bạch Cốt nên đã trách phạt Ngộ Không giết người vô tội.

Lần thứ 2, Bạch Cốt Tinh biến thành người mẹ già đi tìm con gái và lại để Ngộ Không đánh chết. Đường Tăng vô cùng tức giận, niệm chú trừng phạt và muốn đuổi Ngộ Không đi.

Lần thứ 3, nữ yêu này biến thành một ông già đi tìm vợ và con gái, lần này Bạch Cốt Tinh không thể chạy thoát mà bị Ngộ Không đánh chết thực sự. Tuy nhiên cảnh mà Đường Tăng nhìn thấy là Ngộ Không liên tiếp đánh chết 3 người vô tội, vì vậy đã viết giấy cắt đứt quan hệ sư đồ, đuổi Tôn Ngộ Không về Hoa Quả Sơn.

Là một yêu tinh, có thể lợi dụng điểm yếu của con người, sử dụng thành công kế ly gián để phá vỡ quan hệ sư đồ của thầy trò Đường Tăng chỉ có Bạch Cốt Tinh duy nhất làm được. Chỉ tiếc pháp lực không bằng Tôn Ngộ Không, lại không có lai lịch đằng sau, nên mặc dù đạt được mục đích nhưng lại phải trả giả bằng cả tính mạng.

Hạnh tiên

Hạnh Tiên là yêu nữ tu luyện từ cây hạnh gai trên đỉnh núi cao, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, bản tính dịu dàng, lại có tài ca hát, một lòng muốn gả cho Đường Tăng. Nàng hát khúc "Tại sao phải đến Tây Thiên xa xôi" để thuyết phục Đường Tăng ở lại kết duyên với mình.

Hạnh Tiên

Bài múa uyển chuyển cùng dung mạo xinh đẹp, dịu dàng của Hạnh Tiên khiến Đường Tăng có phút say mê, thậm chí ông còn tỏ ra ngại ngùng khi bị mỹ nữ tiếp cận. Tuy nhiên, yêu quái này sau đó đã bị Bát Giới đánh chết.

Tiếp đến, tạp chí Người đưa tin ngày 24/06/2021 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Tây du ký: Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết. Nội dung được đưa như sau:

Tây du ký: Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết
Những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết

Theo diễn biến trong Tây du ký, Đường Tăng quả thật có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.

Trong Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu. Đường Tăng có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.

Bởi người này không nghe giảng pháp, ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Giải trí - Tây du ký: Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết

Đường Tăng cho dù có là học trò, đệ tử của Phật Tổ thì khi phạm phật quy, phạm tội vẫn phải chịu phạt như người thường.

Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.

Tới kiếp thứ 10 Kim Thiền Tử bị đọa sang Đông Thổ Đại Đường liền bắt đầu trải qua kiếp nạn. Cậu bé vừa mới sinh ra đời thì cha đã bị giết, mới vừa đầy tháng mẹ đã phải thả cậu lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối.

Lớn lên đi tìm họ hàng chẳng hề dễ dàng, về sau trên con đường tu luyện tìm chân kinh phải trải qua muôn ngàn sóng gió, hết tai này đến nạn kia.

Mỗi khi gặp khó nạn chỉ cần trong tâm thoáng có niệm không chính, tâm cầu phật có một chút "lung lay" thôi thì mọi công sức đều đổ bể, hơn nữa lại còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Trên đường đi, Đường Tăng thu nạp thêm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh, Bạch Long Mã. Mấy thầy trò Đường Tăng kiên định tâm cầu phật pháp, trải qua 81 nạn mới trở về lại được thế giới Phật.

Giải trí - Tây du ký: Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết (Hình 2).

Đường Tăng phải trải qua 81 kiếp nạn mới tù thành chính quả.

Cũng giống như đệ tử của ông là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng cũng có khá nhiều tên gọi:

Kim Thiền Tử: Trong tiếng Hán, "Kim Thiền" nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác). Không ít lần Ngô Thừa Ân mượn lời thơ để tiết lộ ý nghĩa của cái tên này:

Hồi thứ 12:

"Rằng năm Trinh Quán mười ba, Nhà vua hội họp sư về giảng kinh (…)

Chùa xây ơn sắc chỉ vua, Kim Thiền lột xác tìm về Tây phương

"Phật thuyết Tam Tạng chân kinh, Bồ Tát khuyến thiện dân sinh khắp vùng (…)

Kim Thiền thoát xác muốn xong,

Hồi thứ 15:

Kim Thiền thoát xác muốn xong,

Thì Huyền Trang phải dốc công tu hành".

Giải trí - Tây du ký: Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những câu chuyện thú vị có thể bạn chưa biết (Hình 3).

Đường Tăng và các đồ đệ.

Đoạn cuối Tây du ký kể rằng, khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Nguyên văn:

Tam Tạng bấy giờ vẫn chưa yên tâm, Hành Giả đứng khoanh tay trước ngực, bất ngờ ẩy mạnh một cái, Tam Tạng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Tiếp Dẫn Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Tam Tạng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Hành Giả. Hành Giả dắt luôn cả Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh đồ xuống đò. Thầy trò đứng cả ở đằng mũi đò. Phật Tổ nhẹ nhàng ẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Tam Tạng sợ hãi luống cuống.

Tổng hợp