Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu

Đây là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 16/4 đưa thông tin với tiêu đề: Nhiều lần đào được kim cương, nhà địa chất phát hiện: Chỗ nào có loài cây này, nơi ấy có thể chứa kho báu. Với nội dung như sau: 

Thế giới tự nhiên luôn ẩn giấu những điều thú vị. Như chúng ta đều biết, cây cối thường mọc trên đất, cát hoặc nước, nhưng, loài cây dưới đây lại phát triển tại những khu vực có kim cương.

Loài cây độc đáo

Theo tạp chí Science, vào năm 2015, trong một lần đi tìm kiếm kim cương, nhà địa chất học Stephen E.Haggerty của Đại học Quốc tế Florida đã phát hiện ra loài cây chỉ mọc trên những vùng đất có chứa kimberlite. Đây là kiểu đá núi lửa có trong vỏ Trái Đất và là nguồn khai thác kim cương hiện nay.

Hình ảnh mô tả của loài cây Pandanus candelabrum. (Ảnh: Pixta)

Ông để ý rằng, trên bề mặt những nơi ông đào được kim cương luôn thấy sự có mặt của một loài cây đặc biệt. Khám phá này đã góp phần giúp ông nhanh chóng tìm ra những địa điểm khác để tiếp tục khai thác kim cương. Phát hiện của ông đã được công bố trong một ấn bản của tạp chí Economic Geography.

Loài cây kỳ lạ đó là cây cọ Pandanus (tên khoa học là Pandanus candelabrum) thường mọc ở Liberia, Tây Phi. Pandanus candelabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Dứa dại. Loài này được P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.

Đặc điểm sinh học

Cây Pandanus candelabrum có lớp vỏ gai góc và có thể cao từ 1 đến 20 mét. Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. Nó thường xuất hiện tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và trên một số đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cọ Pandanus có lá trông giống như lá cọ nên nó rất dễ phân biệt so với các thực vật khác trong rừng. (Ảnh: Shutter Stock)

Điều đặc biệt về Pandanus candelabrum là nó thường phát triển trên đất chứa kim cương. Ở dưới mỗi gốc cây đặc biệt này là một hỗn hợp đất màu mỡ có chứa nhiều loại khoáng chất. Bên cạnh nhân tố đáng chú ý nhất là kim cương, vùng đất để cọ Pandanus có thể sinh tồn còn chứa tàn tích từ các vụ phun trào núi lửa, kali, magie hay phốtpho, đây là những khoáng chất có dồi dào trong đất chứa kimberlite. Hơn nữa, những chất dinh dưỡng "hảo hạng" mà không phải loài cây nào cũng được hấp thụ đầy đủ.

Nghiên cứu sâu hơn, giáo sư Haggerty cho biết: "Lý do gì thì chúng tôi vẫn chưa biết, thế nhưng Pandanus candelabrum dường như chỉ phát triển trên những mỏ giàu kim cương". Ngoài ra, rễ của cây Pandanus candelabrum là rễ cây điển hình của các khu vực đầm lầy, thế nhưng ở Liberia, nó có vẻ như điển hình của khu vực mỏ kimberlite.

Tầm quan trọng của khám phá

Theo Gizmodo, Pandanus candelabrum là loài cây đầu tiên có thể giúp tìm ra kim cương. Quá trình này được gọi là địa học thực vật (Geobotanical prospecting). Mặc dù, trước đây, phương pháp tìm kiếm dấu hiệu khoáng vật dưới lòng đất nhờ thực vật đã được sử dụng từ lâu.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình dò tìm quặng kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Ví dụ, đồng đỏ có thể được tìm thấy nhờ cây anh túc ở Mỹ, hoặc cây bụi có hoa Haumaniastrum katangense ở châu Phi. Ở Thụy Điển, giống cây thạch trúc alpine được sử dụng từ thời Trung cổ cho việc dò tìm đồng. Một số loài cây khác cũng tiến hóa đề sinh tồn tại các khu vực chứa các kim loại nặng và là dấu hiệu để nhận biết các kim loại nặng này như: U, Pb, Zn, Ni, Cr, Ba, Pb, Zn.

Việc tìm thấy cọ Pandanus cũng như sự tồn tại của loài cây này có thể giúp giảm thiểu chi phí khai khoáng, và tổn thất môi trường trong quá trình dò tìm quặng kim cương cũng được giảm theo, đặc biệt là các nước khu vực Tây và Nam Phi. Phát hiện này không chỉ giúp phát triển ngành khai thác kim cương, mà còn hỗ trợ nghiên cứu về nhiệt độ và áp suất của vỏ Trái đất cách đây 150 triệu năm về trước, giai đoạn tạo ra Đại Tây Dương.

Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương. (Ảnh: Pixabay)

Tuy nhiên, các bụi cọ Pandanus thường mọc xen lẫn với nhiều loại cây cổ thụ trong các khu rừng nhiệt đới. Với kích thước không quá lớn, cọ Pandanus thường bị che khuất và gây ra nhiều những khó khăn cho các nhà khai thác kim cương.

Pandanus candelabrum không chỉ là một loài cây độc đáo, mà còn là một ví dụ về sự kỳ diệu của thiên nhiên. Hy vọng rằng nghiên cứu về loài cây này sẽ tiếp tục đem lại những phát hiện thú vị và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hành tinh mà chúng ta đang sống.

Tiếp dến, báo Đời sống Pháp luật cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Đi mò ốc dưới suối phát hiện cây gỗ dài 20m tỏa mùi thơm lạ, ước tính gần 400 tỷ đồng

Nội dung được báo đưa như sau: 

Tình cờ tìm thấy cây gỗ lạ

Người Trung Quốc xưa nay có vô vàn câu chuyện đào được hay bắt gặp những vật quý hiếm ngoài tự nhiên, cho thấy sản vật vô cùng phong phú. Câu chuyện dưới đây là một trong những ví dụ điển hình.

Tháng 5 năm 2015, Tiểu Trung - một nông dân ở huyện Tứ Xuyên, Trung Quốc, trong một lần đang đi mò ốc ở khe suối gần thôn tình cờ phát hiện một cây gỗ lớn. Anh ta thấy vậy liền chạy lại gần, cây gỗ cứng như đá, bề mặt khá mềm mịn. Đặc biệt, cây gỗ tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng dễ chịu dù bị ngâm trong nước.

Tiểu Trung cho rằng, thân cây này rất đặc biệt nên đã vận dụng hết sức lực kéo nó vào gần bờ. Sau đó, anh ta cắt một mẩu gỗ nhỏ đem về nhà. Mặc dù tìm kiếm thông tin trên mạng, Tiểu Trung vẫn bán tín bán nghi về việc cây gỗ này có thực là gỗ quý hay không.

Tiểu Trung đã quyết định thuê máy xúc để di chuyển khúc gỗ về nhà. (Ảnh: Chinanews)

Anh ta quyết định thuê máy xúc để di chuyển khúc gỗ về gần nhà. Tổng chi phí thuê máy xúc lên tới 80.000 NDT (hơn 270 triệu đồng), sau 2 ngày làm việc cật lực mới đem được cây gỗ lên.

Tiểu Trung lên thành phố mời các chuyên gia đến giúp mình thẩm định cây gỗ. Sau khi phân tích, họ kết luận cây gỗ mà Tiểu Trung tìm được là gỗ âm trầm quý giá. Nó có chiều dài lên tới 20m, ước tính trị giá gần 400 tỷ đồng.

Loại gỗ có trên Trái đất từ thời cổ đại

Sở dĩ, chuyên gia định giá cây gỗ âm trầm và Tiểu Trung tìm được cao như vậy là bởi đây là loại gỗ quý trong tự nhiên. Nó là gỗ đã có mặt trên Trái đất từ thời cổ đại.

Gỗ Âm trầm còn gọi là gỗ cổ trầm. Vào thời điểm 2 ngàn đến 10 ngàn năm trước đây, do sự biến đổi của thiên nhiên như sạt lở, lũ quét, động đất…những khu rừng nguyên thủy của gỗ âm trầm bị chôn vùi dưới lòng đất, lòng sông hồ, dưới đáy biển và từ đó tuyệt chủng.

Gỗ âm trầm là loại gỗ quý trong tự nhiên. (Ảnh: Zhihu)

Theo thời gian những phần cây bị chôn vùi dưới điều kiện thiếu oxy, chúng thay đổi các tính chất vật lý ban đầu. Một số bị phân hủy trong nước, một số theo dòng chạy tự nhiên thì kết lại thành những trầm tích. Những trầm tích này ngày càng trở nên cứng hơn, to hơn và kết chặt hơn thành các khối lớn.

Theo các thử nghiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học, gỗ âm trầm đã được chôn dưới lòng đất có độ tuổi từ 3.000 đến 12.000 năm, một số thậm chí hàng chục ngàn năm; đáng chú ý hơn là gỗ hầu như không biến dạng, trọng lượng nặng, rất đầm thịt, và không bị xâm phạm bởi các loài côn trùng gây hại. Đó là lý do mà gỗ có giá trị sưu tầm lâu bền.

Do đó, người ta cũng phong cho gỗ quý này biệt hiệu là Đông Phương Thần Mộc.

Tùy theo môi trường và cách hình thành thì gỗ âm trầm có những màu sắc khác nhau như nâu, xám, tím, đen, ánh xanh đen…Sau một thời gian dài, gỗ âm trầm bị carbon hóa và trở thành màu sậm đen như than. Cùng với sự thâm nhập của các loại khoáng chất khác và sự ngâm mình trong nước cả vạn năm, gỗ âm trầm được coi là "tinh hoa của trời và đất".

Gỗ âm trầm đầm, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có tôm gỗ và xơ gỗ, rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần. (Ảnh: Sohu)

Gỗ âm trầm đầm, chắc thịt, thớ gỗ mịn gần như không có tôm gỗ và xơ gỗ, rất được ưa chuộng để đục tác phẩm truyền thần. Gỗ âm trầm còn có khả năng chống ẩm cực kỳ tốt. Chúng có mùi thơm đặc trưng như gỗ trồng trên thổ nhưỡng tự nhiên, nhưng đổi lại thì chất lượng gỗ vô cùng tốt vì không bao giờ lo bị mục nát.

Khả năng kháng sâu mọt cực đỉnh tương đương với cây gỗ đàn hương đỏ và được mệnh danh là tinh hoa của loài cây, là linh hồn của gỗ.

Gỗ âm trầm đã được coi là một loại gỗ quý từ xa xưa, một vật quý hiếm, và là biểu tượng của phẩm giá và địa vị của người sở hữu chúng.

Thời triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia và dùng làm quan tài cho vua chúa. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.

Trong y học dân gian thì bột của gỗ âm trầm có tác dụng tiêu trừ căn bệnh thấp khớp, lưu thông tuần hoàn máu, tăng tuổi thọ.