Người dân cần biết 4 điều sau đây để không bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại

Kể từ tháng 1/2025, những thuê thuê di động tại Việt Nam sẽ bị khoá SIM hoặc mất số điện thoại nếu không thực hiện việc chuẩn hoá thông tin thuê bao.

Báo Sao Star ngày 09/01 đưa thông tin với tiêu đề: "Người dân cần biết 4 điều sau đây để không bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại" cùng nội dung như sau: 

Đây là một phần trong nỗ lực của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm quản lý chính xác SIM, thuê bao di động, bảo vệ người dùng trước các rủi ro như lừa đảo hay tranh chấp thông tin cá nhân.

Để tránh gặp phải tình huống bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại, người dùng cần chú ý nếu thuộc vào một trong bốn trường hợp sau:

1. Đăng ký thông tin cá nhân không chính xác

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mỗi thuê bao di động phải đăng ký đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân, bao gồm tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc. Nếu người dùng cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo, thuê bao sẽ bị khoá SIM.

2. Thuê bao không sử dụng trong thời gian dài

Thuê bao không thực hiện bất kỳ hành động nào như gọi điện, nhắn tin, nạp tiền trong khoảng từ 3 đến 6 tháng sẽ bị khoá SIM và thu hồi số điện thoại. 

Trước khi thực hiện khoá SIM, nhà mạng sẽ thông báo yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu người dùng không phản hồi trong thời gian quy định, nhà mạng sẽ tiến hành thu hồi số điện thoại.

3. SIM sử dụng cho mục đích lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật

Nếu SIM được sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật, nhà mạng sẽ khoá SIM và thu hồi số điện thoại. Khi có nghi ngờ về hành vi vi phạm, nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra và xử lý. Những người sử dụng SIM vào mục đích này có thể sẽ phải chịu các hình phạt pháp lý.

4. Không cập nhật thông tin theo yêu cầu của nhà mạng

Nhà mạng yêu cầu người dùng định kỳ cập nhật thông tin cá nhân, chẳng hạn như số CMND/CCCD mới hoặc ảnh chân dung để đảm bảo thông tin luôn chính xác và đầy đủ. Nếu người dùng không thực hiện cập nhật thông tin theo yêu cầu, SIM sẽ bị khoá và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một khoảng thời gian.

Cách kiểm tra và cập nhật thông tin thuê bao

Để đảm bảo thuê bao của mình luôn hoạt động bình thường, người dùng cần thực hiện các bước sau:

- Kiểm tra thông tin cá nhân đã đăng ký bằng cách soạn tin nhắn: TTTB Sogiayto gửi 1414 (Trong đó "Sogiayto" là số CCCD đã đăng ký).

- Nếu cần chỉnh sửa thông tin, người dùng có thể mang theo căn cước công dân gắn chip đến các cửa hàng hoặc điểm giao dịch chính thức của nhà mạng để được hỗ trợ.

- Ngoài ra, nếu không thể đến trực tiếp các cửa hàng, một số nhà mạng hiện nay đã cung cấp tính năng cập nhật thông tin thuê bao trực tuyến. Người dùng chỉ cần tải ứng dụng của nhà mạng, đăng nhập và làm theo hướng dẫn.

Nếu sim hiện tại không thể chuẩn hóa được thông tin, người dùng nên cân nhắc đổi sang sim chính chủ mới, với thông tin đầy đủ và hợp pháp.

Để tránh gặp phải tình trạng bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại, người dùng cần chú ý đảm bảo thông tin thuê bao luôn chính xác và đầy đủ, tránh để thuê bao không hoạt động quá lâu, không sử dụng SIM cho các hành vi trái pháp luật và thực hiện việc cập nhật thông tin theo yêu cầu của nhà mạng

Trước đó, báo Dân trí ngày 29/10 cũng có bài đăng với thông tin: "4 trường hợp bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại". Nội dung được báo đưa như sau:

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kế hoạch chuẩn hóa thông tin thuê bao, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng sim rác.

Trường hợp nào cần phải chuẩn hóa thông tin thuê bao

Theo đó, thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP trong lĩnh vực viễn thông di động, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần giải quyết triệt để tình trạng sử dụng SIM thuê bao di động có thông tin không đúng quy định, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa.

1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xác

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, mọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ liên lạc... Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao sẽ bị khóa SIM, và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian nếu không cập nhật thông tin.

4 trường hợp bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại - 1
4 trường hợp bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại (Ảnh minh họa: INT).

2. Thuê bao không hoạt động trong thời gian dài

Thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền) trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại. Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.

3. Sử dụng SIM cho mục đích lừa đảo, vi phạm pháp luật

Những thuê bao sử dụng SIM để lừa đảo, phát tán thông tin sai sự thật hoặc vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra và xử lý. Các thuê bao vi phạm sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại, thậm chí có thể phải đối mặt với hình phạt pháp lý.

4. Người dùng không thực hiện cập nhật thông tin theo yêu cầu của nhà mạng

Nhà mạng yêu cầu người dùng cập nhật thông tin cá nhân định kỳ như địa chỉ, số CMND/CCCD mới, ảnh chân dung... Điều này nhằm đảm bảo rằng thông tin của người dùng luôn chính xác và phản ánh đúng tình trạng hiện tại. Nếu không cập nhật thông tin theo yêu cầu, SIM của người dùng có thể bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi sau một thời gian.