Điều gì khiến 1.691 trai trẻ sa vào vòng tay của Hồng Tỷ: Hé lộ góc nhìn tâm lý
"Họ nghĩ gì khi chấp nhận qua lại với... Hồng Tỷ"? Có lẽ đây là câu hỏi lớn nhất trong vụ giả gái lừa tình đang gây rúng động.
Ngày 08/07/2025, Đời sống Pháp luật đưa tin "Điều gì khiến 1.691 trai trẻ sa vào vòng tay của Hồng Tỷ: Hé lộ góc nhìn tâm lý". nội dung chính như sau:
Nửa can dầu còn thừa, một hộp sữa, bịch giấy vệ sinh, một ít hoa quả,... là danh sách quà cáp mà những người đàn ông mang đến cho Hồng Tỷ (họ Tiêu, 38 tuổi, đang sống ở Nam Kinh, Trung Quốc) trong vụ giả gái lừa tình đang khiến MXH choáng váng. Trong số 1.691 người tìm đến Hồng Tỷ có người vóc dáng cuồn cuộn như PT, có người trông trẻ trung như sinh viên đại học, có người đến và đi vội vã, có người quay lại 4 lần,...
Chùm ảnh những người đến nhà Hồng Tỷ
Theo ghi nhận từ cơ quan chức năng cũng như “check VAR” của cư dân mạng, đa số đàn ông trong vụ Hồng Tỷ đều là người bình thường, có người đã có vợ con, có người lại chuẩn bị kết hôn.
Khi đến gặp trực tiếp, nhiều người thấy Tiêu đội tóc giả, mặc váy, trang điểm, dáng người vạm vỡ, yết hầu lộ rõ, tay to đã nghi ngờ giới tính thật, nhưng vẫn không quay về. Thậm chí có người đã xác định rõ đây là đàn ông mà vẫn tiếp tục ở lại. Vì vậy sau khi ngỡ ngàng vì sự kì lạ của vụ việc, netizen chuyển sang thắc mắc: Tại sao những người đàn ông đó vẫn chọn ở lại ân ái, ngay cả khi biết Hồng Tỷ giả gái? Họ nghĩ gì khi đưa ra quyết định đó?
Một phần lý do là vì Tiêu miễn phí cho hoạt động thân mật này, không nhận tiền, chỉ yêu cầu người đến tặng quà và đó là thứ đơn giản như nhu yếu phẩm hàng ngày. Vì vậy những người đàn ông này cảm thấy mình không bị mất mát gì đáng kể.
Một phần khác là vì Tiêu rất “lành nghề” trong việc đối phó khi bị nghi ngờ. Khi có ai đó tỏ vẻ thắc mắc, người này hoặc là đánh trống lảng, không để đối phương xác minh; hoặc giả vờ tức giận.
Quan trọng hơn cả là nhiều người đã bị ham muốn dẫn dắt ngay từ khi tìm đến Hồng Tỷ và bước vào cửa, dù trong lòng dấy lên nghi ngờ nhưng lý trí bị che mờ. Đây cũng là lý do mà Tiêu có một kịch bản được lặp lại nhiều lần. Người này đeo khẩu trang đến tận lúc vào phòng, sau đó giả vờ vào nhà vệ sinh và lúc quay ra thì vào việc ngay lập tức khiến đối phương không kịp trở tay và tự nhủ “lỡ đến rồi, thôi thì...”.
Những thứ mà đàn ông mang đến nhà Hồng Tỷ đều là nhu yếu phẩm thông thường, gần như không có giá trị
Người ta có câu “Người đa tình thì chẳng có tình, kẻ ngoại tình thì chẳng kén chọn”. Tình huống này chính là như vậy. Nhưng từ góc độ tâm lý, đây là một lát cắt khốc liệt trong mê cung tình ái của con người thời hiện đại.
Sigmund Freud - nhà tâm lý học nổi tiếng và là người sáng lập Phân tâm học, từng nói: Dục vọng cũng giống như cảm giác đói, là động lực căn bản nhất của con người. Ông cho rằng sự thỏa mãn thể xác không chỉ là giải phóng sinh lý mà còn là cảm giác an toàn và khẳng định giá trị bản thân.
Khi Hồng Tỷ dùng sự miễn phí để dẫn dụ đàn ông mang quà đến, anh ta đã xây dựng nên một trật tự quyền lực ẩn giấu. Tưởng như đàn ông là người chủ động, nhưng thực tế Hồng Tỷ mới là người đặt luật chơi qua việc nhập vai giới tính.
Và thứ miễn phí lại là thứ đắt nhất. Sau khi sự việc bung bét, những người đàn ông không kén chọn này đang phải trả giá đắt. Đó là bị lộ danh tính trên mạng, bị người thân nhận ra, tài khoản mạng xã hội cũng bị tìm ra, nhận về những lời chỉ trích vì hành động không tỉnh táo nhất thời. Tất nhiên, bây giờ họ có hối hận cũng không kịp!
Đó cũng là kết cục tất yếu. Bởi nhìn một cách đa chiều, Hồng Tỷ lặn lội khắp nơi trên mạng để “săn” đàn ông thì chính những người đàn ông đó cũng đang đi kiếm tình một đêm. Nên khi cả hai tự đưa mình vào lưới thì khó mà nói được ai là thợ săn, ai là con mồi.
Câu chuyện vừa phi lý, vừa hoang đường, lại mang tính bi hài kịch nên cũng không lạ khi nó gây bão mạng xã hội, khiến đám đông phẫn nộ. Và chính điều này cho thấy người như Tiêu và các khách mời của anh ta chỉ là cá biệt, không nên vơ đũa cả nắm.
Ngày 08/07/2025, Lao động đưa tin "Lý do 1.691 chàng trai mắc bẫy lừa tình của người đàn ông giả gái". Nội dung cụ thể là:
Vụ việc một người đàn ông 38 tuổi sống tại Nam Kinh (Trung Quốc) giả gái, tự xưng là “Hồng tỷ” để dụ dỗ hàng loạt nam thanh niên đến gặp mặt và quan hệ tại căn hộ riêng đang gây chấn động dư luận Trung Quốc.
Sự việc gây chú ý không chỉ vì số lượng người liên quan lên tới hàng nghìn, mà còn bởi câu hỏi nhức nhối: vì sao nhiều nam giới lại dễ dàng mắc bẫy một người đàn ông với ngoại hình và tuổi tác khó có thể che giấu?
Người đàn ông giả gái trước và sau khi trang điểm để lừa tình thanh niên trẻ. Ảnh: Guangming/Xinhua
Theo 163, ông Jiao không phải là người Nam Kinh, mà là một người ở địa phương khác, sống cô đơn trong một căn hộ thuê tại Nam Kinh.
Trong một lần lướt mạng xã hội, ông tình cờ phát hiện rằng khi giả làm phụ nữ trên mạng xã hội, mình dễ dàng bắt chuyện với người lạ và được quan tâm, trò chuyện, thậm chí tặng quà.
Từ đó, ông mua tóc giả, sườn xám, tự học trang điểm và dùng filter để biến mình thành một “quý bà” ngoài 30 tuổi có chút từng trải, quyến rũ và biết chiều chuộng đàn ông.
Với chiêu trò này, “Hồng tỷ” đã dụ dỗ được vô số người - từ sinh viên, huấn luyện viên thể hình, nhân viên văn phòng cho đến người nước ngoài - đến gặp mặt tại căn hộ của mình.
Điều kiện chỉ đơn giản: mỗi người phải mang một món quà - từ trái cây, gạo, sữa cho đến cả nửa thùng dầu ăn còn dang dở trong nhà.
Mặc dù không thu tiền trực tiếp từ người đến, ông Jiao lén lắp camera trong phòng, quay lại toàn bộ các cuộc “gặp gỡ” và sau đó tung lên các nền tảng video tính phí để thu lợi nhuận.
Địa điểm quay những video quay lén này chính là căn hộ thuê của "Hồng tỷ", độ dài của các video dao động từ vài phút đến hơn mười phút.
Video không chỉ ghi lại rõ ràng khuôn mặt của cả hai bên mà còn ghi lại cả quá trình hành vi tình dục, được đăng tải công khai trên tài khoản X của "Hồng tỷ".
Hàng loạt clip của các nạn nhân, đa số là nam thanh niên trẻ bị phát tán. Ảnh: Cắt từ video
Nhiều người đàn ông bị lộ danh tính, rơi vào khủng hoảng, chịu “cái chết xã hội” vì bị bạn bè, gia đình phát hiện.
Tuy nhiên, câu hỏi được dư luận đặt ra là một người đàn ông 38 tuổi, vóc dáng to lớn, bàn tay thô ráp, làn da nhăn nheo, yết hầu lộ rõ - tại sao lại có thể khiến hàng nghìn người đàn ông tin rằng mình là phụ nữ?
Sohu bình luận, thực tế, không ít người từng nghi ngờ khi gặp mặt. Nhưng vì “đã mất công tới nơi”, vì tò mò, vì ngại từ chối hoặc đơn giản là vì bị “Hồng tỷ” giận dỗi đòi đuổi về, nhiều người đành ở lại, nghĩ rằng chỉ cần trò chuyện thì chẳng hại gì.
Một số ít dù đã nhận ra sự thật khi gặp "Hồng tỷ" nhưng vẫn chấp nhận “đi đến cùng”, bị cuốn theo dục vọng mà bỏ qua ranh giới đạo đức.
Truyền thông Trung Quốc nhận định: đây là chiếc bẫy được giăng ra từ cả hai phía.
Ông Jiao, vì cô đơn đã "giăng lưới" để có người trò chuyện. Còn những người đàn ông kia, vì tò mò, vì ham muốn, họ vô tình tự nguyện rơi vào lưới tình của Jiao.
Một bên là sự trống rỗng trong tâm hồn, một bên là thiếu kiểm soát bản thân - cả hai tạo nên một bi kịch xã hội kỳ quặc nhưng không hiếm trong thời đại số.
Vụ việc cũng đặt ra hồi chuông cảnh báo về sự lệch chuẩn tâm lý của người trung niên sống cô lập, về sự nhẹ dạ và mù quáng của giới trẻ trong không gian ảo, và về ranh giới mong manh giữa thật và giả - thứ ngày càng bị xóa nhòa bởi công nghệ, filter và lòng tin đặt sai chỗ.