Đề xuất chặn sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%

Sở Công Thương TP.HCM đề xuất áp dụng biện pháp chế tài nghiêm khắc, bao gồm ngăn chặn, đình chỉ, đối với nền tảng TMĐT thường xuyên vi phạm về quảng cáo, khuyến mại.

Báo Znew ngày 23/10 đưa thông tin với tiêu đề: Đề xuất chặn sàn thương mại điện tử khuyến mại quá 50%. Với nội dung như sau: 

Thị trường TMĐT Việt Nam chứng kiến sự gia nhập của nhiều nền tảng mới từ nước ngoài. Ảnh: Forbes.

Ngày 23/10, Sở Công Thương TP.HCM đã gửi đề xuất đến Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới.

Cơ quan này đánh giá công tác quản lý chất lượng, ngăn chặn hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng, dữ liệu cá nhân... trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, nhất là nhà cung cấp từ nước ngoài.

Sở Công Thương TP.HCM ghi nhận nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng TMĐT, điển hình nhất là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn TMĐT xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.

Cơ quan này nhấn mạnh tình trạng này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

san temu vi pham,  san tmdt temu,  san tmdt trung quoc anh 1

san temu vi pham,  san tmdt temu,  san tmdt trung quoc anh 2

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Sở Công Thương TP.HCM đề xuất ngăn chặn hiển thị quảng cáo, khuyến mại vi phạm quy định trên các website, nền tảng TMĐT, mạng xã hội...

Đồng thời, áp dụng biện pháp chế tài nghiêm khắc (ngăn chặn, tạm ngưng hoặc đình chỉ hoạt động tên miền, ứng dụng tại Việt Nam) đối với các website, nền tảng TMĐT, mạng xã hội... vi phạm nhiều lần.

Sở cũng đề xuất rà soát quy định pháp luật về TMĐT hiện hành; kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ quy định của các sàn TMĐT xuyên biên giới quốc tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong nước.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, sớm ban hành các quy định cụ thể hơn về thuế quan, thủ tục hải quan và kiểm soát hàng hóa trong TMĐT xuyên biên giới để có cơ sở pháp lý quản lý, điều chỉnh hiệu quả các hoạt động này, nhất là một số nội dung còn bỏ ngỏ hoặc chưa có cơ sở để can thiệp.

Cùng với đó, hoàn thiện quy định và chính sách thuế, đảm bảo các nền tảng TMĐT nước ngoài có cơ chế nộp thuế đầy đủ khi kinh doanh tại Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ, thu thuế công bằng đối với sản phẩm nước ngoài bán tại Việt Nam thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Sở đề xuất siết chặt quy định về quảng cáo trên các nền tảng TMĐT, phòng ngừa thông tin sai lệch, lừa đảo hoặc các kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, không đúng mô tả.

Các quy định liên quan đến việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng trong các chiến dịch quảng cáo cũng cần hoàn thiện để ngăn chặn vi phạm quyền riêng tư của người dùng Việt Nam.

Trên hết, Sở Công Thương TP.HCM kiến nghị Bộ có giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia TMĐT, kết nối với các đối tác quốc tế, tham gia các hội chợ TMĐT, triển lãm trực tuyến toàn cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua TMĐT xuyên biên giới...

Cùng ngày, tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho biết cơ quan này đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát, đánh giá tác động của Temu, trong bối cảnh Indonesia đã cấm sàn này, và một số nước đã bày tỏ quan ngại.

"Bộ Công Thương sẽ triển khai đề án để đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống gian lận, hàng giả, hàng nhái", ông Tân nói và cho hay sẽ có thông tin về kết quả và có giải pháp để kiểm soát phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng cần bình tĩnh trước thực trạng trên để đánh giá kỹ lưỡng, tìm đúng nguyên nhân. Trường hợp là hàng giả, hàng nhái thì cần phải ngăn chặn, không cho lưu thông; nếu là hàng phá giá, phải xử lý theo quy định phá giá thị trường. Còn nếu doanh nghiệp làm thật, tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh, thì phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường.

"Lúc đó có thể tính tới việc tạo hành lang về quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. Cùng với đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản xuất trong nước, rà soát các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội địa", ông Tân nhấn mạnh thêm.

Tiếp đến, báo Vnexpress cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Đề xuất chặn quảng cáo các sàn 'khuyến mại quá 50%' như Temu, Shopee

Nội dung được báo đưa như sau:    

Trong văn bản gửi Bộ Công Thương hôm nay, Sở Công Thương TP HCM cho biết các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang quảng cáo và khuyến mại vượt đang quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ. Sở cũng đính kèm hình ảnh ví dụ về quảng cáo Flash Sale trên Shopee và quảng cáo trên Temu - sàn thương mại điện tử xuyên biên giới gần đây đang tiếp cận người dùng Việt.

Ngoài hai sàn này, Sở Công Thương cũng đề cập những vi phạm về khuyến mại trên các website, mạng xã hội.

Những vi phạm này, theo Sở Công Thương TP HCM, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước.

Một số sàn thương mại điện tử, mạng xã hội có lượng giao dịch, mua bán lớn tại Việt Nam. Ảnh: Viễn Thông

Để đối phó với tình trạng trên, Sở Công Thương TP HCM đề xuất Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc như chặn quảng cáo hiển thị; tạm ngưng hoặc đình chỉ hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử tái phạm nhiều lần. Đồng thời, cơ quan này kêu gọi kiểm tra chặt chẽ các sàn thương mại điện tử quốc tế nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh công bằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiểm soát dữ liệu cá nhân chặt chẽ hơn.

Sở kiến nghị ban hành quy định về thuế và hải quan nhằm tạo nền tảng pháp lý cho việc quản lý hiệu quả thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo thu thuế công bằng và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ.

Temu thuộc PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo - chưa công bố chính thức vào Việt Nam. Nhưng từ cuối tháng 9, người dùng đã có thể vào các kho ứng dụng trên điện thoại để tải app và mua hàng, thanh toán trên nền tảng này với phiên bản tiếng Việt. Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định đơn vị này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.