Vụ bác sĩ nỗ lực cấp cứu dù bị tấn công: Người nhà bệnh nhân nói “do bức xúc quá, không kiềm chế được”

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Bác sĩ Hưng cho biết, trong quy định cơ sở y tế có thể từ chối điều trị khi bị cản trở, song lương tâm của người bác sĩ không cho phép ông và các đồng nghiệp làm như vậy.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 28/04 đưa thông tin với tiêu đề: "Vụ bác sĩ nỗ lực cấp cứu dù bị tấn công: Người nhà bệnh nhân nói “do bức xúc quá, không kiềm chế được”" cùng nội dung như sau: 

Vụ việc các y bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nỗ lực cấp cứu thành công cho bệnh nhi 12 tuổi bị sốc phản vệ sau tiêm kháng sinh dù bị người nhà của bệnh nhi này liên tục xúc phạm, tấn công đã khiến dư luận xôn xao những ngày qua. Trên mạng xã hội đã nổ ra nhiều ý kiến trái chiều về sự việc, đa số bày tỏ sự bất bình với hành động của gia đình bệnh nhi, khi họ tấn công vào những người đang trực tiếp cứu chữa cho người thân của mình. 

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc vì sao bệnh viện lại để người nhà trong buồng bệnh khi đang cấp cứu cho bệnh nhân. 

Trao đổi về vấn đề này trên báo Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Việt Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cho biết tình huống trên xảy ra ở buồng bệnh bình thường, chứ không phải trong đơn vị cấp cứu biệt lập giống như các khoa hồi sức cấp cứu. 

Bệnh nhân bị sốc phản vệ khi đang tiêm, tình trạng rất cấp bách, cần xử lý nhanh trong 5 phút đầu tiên, nếu không nguy cơ chuyển nặng, tử vong của bệnh nhân rất cao. Do đó, các y bác sĩ xử lý tại chỗ chứ không thể đưa đến phòng cách ly. 

Sau khoảng 3 phút cấp cứu, tim của bệnh nhi đập trở lại. 5 phút sau thì bé trai đã tỉnh, gọi hỏi biết, huyết áp ổn định. Bệnh nhi tỉnh táo sau 20 phút, thở oxy qua gọng kính, có thể giao tiếp bình thường. Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba cho biết thêm, người nhà bệnh nhân sau đó giải thích "do bức xúc quá, không kiềm chế được" nên đã có hành động như vậy. 

"Chúng tôi rất hiểu tâm lý của người nhà trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, chúng tôi làm việc chuyên môn, cứu người, vì vậy chỉ mong người nhà bệnh nhân tạo điều kiện để y bác sĩ có thể làm việc thuận lợi, toàn tâm toàn ý để cứu người bệnh. Không nên vì tâm lý kích động mà khiến mất đi cơ hội điều trị của người thân. Y bác sĩ bị đánh cũng đau, phải chịu đau để cứu sống người bệnh chứ không thể bỏ người bệnh không cứu chữa. Mặc dù trong quy định cơ sở y tế có thể từ chối điều trị khi bị cản trở, nhưng lương tâm của người bác sĩ không cho phép mình làm như vậy", bác sĩ Hưng nói. 

Cũng trong hôm nay, BSCK2 Vi Quốc Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba thông tin nam điều dưỡng viên bị người nhà bệnh nhân đạp vào bụng đã được đưa đi siêu âm, chụp chiếu, kiểm tra. Sức khoẻ của nam điều dưỡng hiện ổn định, thực hiện công tác chuyên môn bình thường, theo nguồn tin trên VTC News. 

Hiện Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba đã báo cáo Công an thị trấn và Phòng An ninh chính trị nội bộ của Công an tỉnh để nắm bắt, xác minh, làm rõ vụ việc.

Sức khỏe bệnh nhi hiện ra sao?

Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh các nhân viên y tế đang cấp cứu cho một bệnh nhi trong bối cảnh người nhà của bệnh nhi này khóc lóc, buông lời xúc phạm các nhân viên y tế. Thậm chí, một nam điều dưỡng khi đi ra cửa để lấy dụng cụ y tế phục vụ cấp cứu còn bị người nhà bệnh nhân đạp vào bụng. Sự việc xảy ra chiều 25/4. 

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, bệnh nhi là bé trai 12 tuổi, bị tai nạn giao thông, được đưa đến trung tâm trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, xuất hiện vết sưng nề, bầm tím, chảy máu ở vùng trán, chân tay. 

Qua chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy trẻ bị xuất huyết tụ máu ngoài màng cứng, tụ khí ngoài màng cứng thùy trán phải... Các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhi dùng thuốc giảm đau, tiêm kháng độc uốn ván, kháng sinh. 

Khi điều dưỡng viên đang tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch thì bé trai bất ngờ xuất hiện các biểu hiện sốc phản vệ, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt và rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn.

Ê-kíp trực đã lập tức tiến hành hồi sức tim phổi cấp cứu sốc phản vệ, báo động cấp cứu toàn viện. Tuy nhiên, trong lúc các thầy thuốc đã nỗ lực cấp cứu cho bệnh nhân thì người nhà đứng quanh giường bệnh, kêu gào, xúc phạm, công kích, gây khó khăn, cản trở các y bác sĩ làm việc, bất chấp các y bác sĩ liên tục yêu cầu người nhà bệnh nhân ra ngoài. Đến khi lực lượng bảo vệ có mặt mới đưa được người nhà bệnh nhân ra ngoài. 

Bệnh nhi sau đó đã được chuyển đến cơ sở y tế khác, nơi có khả năng phẫu thuật thần kinh. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhi này không phải phẫu thuật, tình trạng đã ổn định. 

Cùng ngày, báo Tuổi trẻ cũng có bài đăng với thông tin: "Bác sĩ kể lại giây phút vừa cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ, vừa bị hành hung". Nội dung được báo đưa như sau:

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 28-4, bác sĩ Cao Việt Hưng, phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ), cho biết sự việc xảy ra tại khoa ngoại trung tâm chiều 25-4.

Theo bác sĩ Hưng, bé trai 12 tuổi bị tai nạn giao thông được bố mẹ cùng người thân đưa đến trung tâm trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, vùng trán, chân tay xuất hiện vết sưng nề bầm tím, chảy máu...

Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy trẻ bị xuất huyết não tụ máu ngoài màng cứng, tụ khí ngoài màng cứng thùy trán phải... Bệnh nhi được chỉ định dùng thuốc giảm đau, tiêm kháng độc uốn ván, kháng sinh.

Bác sĩ bị đạp thẳng vào bụng khi đang cấp cứu cho bệnh nhân sốc phản vệ

Tuy nhiên, khi điều dưỡng viên đang tiêm kháng sinh được 1/3 bơm tiêm (7ml/20ml kháng sinh) thì phát hiện bé trai có biểu hiện sốc phản vệ, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt và rơi vào tình trạng ngừng tuần hoàn.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tim phổi để cứu sống bệnh nhi theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của Bộ Y tế.

Trong khi các bác sĩ đang nỗ lực ép tim, cấp cứu cho trẻ, người nhà đứng quanh giường bệnh liên tục kêu gào, dùng lời lẽ xúc phạm, chửi bới, gây khó khăn, cản trở các y bác sĩ.

Bác sĩ Hưng cho hay dù các y bác sĩ đã yêu cầu người nhà người bệnh ra ngoài để có thể tập trung cứu chữa người bệnh nhưng gia đình không nghe và liên tục có những lời lẽ xúc phạm, đe dọa, gây cản trở.

"Trong lúc cấp cứu như vậy đáng ra phải để các bác sĩ toàn tâm toàn ý cấp cứu cho bệnh nhân vì vừa phải ép tim, vừa phải lấy thuốc để tiêm thì người nhà gây cản trở bằng lời nói, hành động hành hung.

Thậm chí, khi nam điều dưỡng ra ngoài lấy dụng cụ y tế để phục vụ cấp cứu đã bị người nhà đạp vào bụng. Ôm bụng vì đau 3-4 giây, sau đó nam điều dưỡng phải nén đau chạy đi lấy đồ để cấp cứu cho bệnh nhân", bác sĩ Hưng chia sẻ.

Về thắc mắc tại sao lại để người nhà trong buồng bệnh, bác sĩ Hưng cho hay tình huống xảy ra ở buồng bệnh bình thường, chứ không phải trong đơn vị cấp cứu biệt lập giống như các khoa hồi sức cấp cứu.

"Khi đang tiêm thì bệnh nhân sốc phản vệ, nghĩa là tình trạng rất cấp bách, cần xử lý nhanh trong 5 phút đầu tiên, nếu không nguy cơ chuyển nặng, tử vong của bệnh nhân rất cao. Vì vậy, chúng tôi xử lý tại chỗ chứ không thể đưa đến phòng cách ly", bác sĩ Hưng nói.

Theo bác sĩ Hưng, sau khoảng 3 phút cấp cứu, tim của bé trai đã đập trở lại. 5 phút sau, bệnh nhân đã tỉnh, gọi hỏi biết, huyết áp ổn định. Sau 20 phút, bệnh nhi tỉnh táo, thở oxy qua gọng kính, có thể giao tiếp bình thường.

Người nhà sau đó giải thích do "bức xúc quá, không kiềm chế được".

"Chúng tôi rất hiểu tâm lý của người nhà trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, chúng tôi làm việc chuyên môn, cứu người, vì vậy chỉ mong người nhà bệnh nhân tạo điều kiện để y bác sĩ có thể làm việc thuận lợi, toàn tâm toàn ý để cứu người bệnh. Không nên vì tâm lý kích động mà khiến mất đi cơ hội điều trị của người thân.

Y bác sĩ bị đánh cũng đau, phải chịu đau để cứu sống người bệnh chứ không thể bỏ người bệnh không cứu chữa. Mặc dù trong quy định cơ sở y tế có thể từ chối điều trị khi bị cản trở, nhưng lương tâm của người bác sĩ không cho phép mình làm như vậy", bác sĩ Hưng chia sẻ.

Bác sĩ Hưng cho biết sau vụ việc, trung tâm đã yêu cầu ê kíp trực cấp cứu báo cáo cụ thể tình hình. Nam điều dưỡng viên bị người nhà bệnh nhân đấm, đạp vào bụng đã được đưa đi siêu âm, chụp chiếu, kiểm tra.

"Đơn vị đã báo cáo Công an thị trấn và Phòng An ninh chính trị nội bộ của Công an tỉnh để nắm bắt, tới xác minh, làm rõ vụ việc", bác sĩ Hưng nói.

"Tại bệnh viện tất cả tình trạng người bệnh, loại thuốc sử dụng đều đã được lưu trong hồ sơ bệnh án, đồng thời camera tại bệnh viện luôn hoạt động, ghi lại hình ảnh. Ai làm sai người đó phải chịu trách nhiệm. Người nhà cần tỉnh táo, bình tĩnh để bác sĩ chuyên tâm cứu chữa người bệnh", bác sĩ Hưng nói thêm.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!