Từ ngày 1/8/2025, sẽ có 5 trường hợp SIM điện thoại bị khóa hoặc thu hồi

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Kể từ ngày 1/8/2025, nhiều người dùng di động có thể đối mặt với nguy cơ bị khóa SIM và mất số nếu không tuân thủ các quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngày 23/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ ngày 1/8/2025, sẽ có 5 trường hợp SIM điện thoại bị khóa hoặc thu hồi". Nội dung như sau:

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1/8/2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.

Cụ thể 5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:

1. Thông tin thuê bao không chính xác hoặc giả mạo

Mọi thuê bao di động đều phải được đăng ký bằng thông tin cá nhân đầy đủ và trung thực, bao gồm họ tên, ngày sinh, và số căn cước công dân hợp lệ. Các trường hợp cung cấp thông tin sai lệch, thiếu sót hoặc giả mạo sẽ dẫn đến việc SIM bị khóa. Nếu người dùng không cập nhật lại thông tin chính xác theo yêu cầu từ nhà mạng, số thuê bao sẽ bị thu hồi.

2. SIM không phát sinh hoạt động trong thời gian dài

Những SIM không có bất kỳ hoạt động nào như gọi điện, nhắn tin hay nạp thẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng (tùy theo chính sách của từng nhà mạng) sẽ được xem là SIM "không hoạt động". Nhà mạng sẽ gửi thông báo, và nếu người dùng không có phản hồi, SIM sẽ bị khóa và sau đó bị thu hồi.

3. Sử dụng SIM cho mục đích vi phạm pháp luật

Nếu một số điện thoại bị phát hiện được sử dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, phát tán tin giả, hoặc các hoạt động trái phép khác, nhà mạng sẽ phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý. SIM sẽ bị khóa ngay lập tức, số bị thu hồi và người đứng tên thuê bao sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

4. Vượt quá giới hạn số lượng SIM được đăng ký

Quy định hiện hành cho phép mỗi cá nhân chỉ được đăng ký tối đa 10 SIM trên một nhà mạng và không quá 18 SIM trên tất cả các nhà mạng. Đối với doanh nghiệp, việc đăng ký SIM phải phục vụ cho mục đích kinh doanh hợp lệ. Vi phạm giới hạn này có thể khiến các SIM vượt quy định bị khóa và thu hồi.

5. Người dùng chủ động yêu cầu thu hồi

Trong trường hợp không còn nhu cầu sử dụng, bị mất SIM không thể khôi phục, người dùng có thể chủ động liên hệ với nhà mạng để yêu cầu trả lại số. Nhà mạng sẽ tiến hành thu hồi số điện thoại theo nguyện vọng của chủ thuê bao.

Làm thế nào để kiểm tra thông tin thuê bao?

Để đảm bảo SIM của bạn đã được chuẩn hóa thông tin, bạn có thể kiểm tra bằng một trong các cách sau:

Soạn tin nhắn: Gửi tin nhắn theo cú pháp TTTB [số căn cước công dân] đến tổng đài 1414. Hệ thống sẽ trả về thông tin chi tiết về chủ thuê bao được đăng ký với số điện thoại bạn đang sử dụng.

Gọi tổng đài: Liên hệ trực tiếp với tổng đài chăm sóc khách hàng của nhà mạng bạn đang dùng (Viettel, VinaPhone, MobiFone,...) để được nhân viên hỗ trợ kiểm tra và xác minh thông tin.

Sử dụng VNeID: Kể từ ngày 24/12/2024, người dùng có thể sử dụng ứng dụng VNeID để xác thực thông tin khi đăng ký SIM mới hoặc cập nhật thông tin thuê bao.

Cần làm gì khi SIM bị khóa?

Nếu SIM bị khóa do chưa chuẩn hóa thông tin: Hãy mang Căn cước công dân hợp lệ đến điểm giao dịch gần nhất của nhà mạng để được hỗ trợ cập nhật.

Nếu SIM bị khóa do không hoạt động: Hãy nhanh chóng liên hệ với tổng đài nhà mạng để kiểm tra khả năng khôi phục, tránh trường hợp số bị thu hồi vĩnh viễn.

Trước đó, báo Thanh Niên cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "5 trường hợp sẽ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại từ 1.8.2025". Cụ thể như sau:

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến trước 1.8.2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.

Người dân đi cập nhật thông tin chính chủ tại nhà mạng để tránh bị khóa, thu hồi số điện thoại. ẢNH: NHẬT THỊNH

Cụ thể 5 trường hợp chủ thuê bao dưới đây có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:

1. Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xác

Mọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...

Nếu không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ, thuê bao thì chủ sở hữu của SIM đó sẽ bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.

2. Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài

Nếu thuê bao không hoạt động (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.

Nhà mạng sẽ thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.

3. SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật

Nếu thuê bao bị phát hiện được sử dụng cho hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật, phát tán các thông tin sai lệch thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, nhà mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý các chủ thuê bao có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, nhà mạng sẽ tiến hành khóa SIM, thu hồi số điện thoại.

Nếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại. ẢNH: NHẬT THỊNH

Lưu ý, người sử dụng SIM điện thoại vào các hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu hình phạt pháp lý theo quy định.

4. SIM đăng ký vượt quá giới hạn

Nếu cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại.

5. Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê bao

Nếu chủ thuê bao tự nguyện trả lại số điện thoại cho nhà mạng khi không còn sử dụng số điện thoại, không muốn giữ số điện thoại, số điện thoại bị mất, không thể khôi phục.

Cách kiểm tra số điện thoại chính chủ

Để kiểm tra số điện thoại chính chủ, người dùng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:

- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.

Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.

- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ.

Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.

Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.

Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!