Thần đồng tiên tri Ấn Độ dự đoán chính xác trận động đất tại Myanmar

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Abhigya Anand, thần đồng tiên tri Ấn Độ, một lần nữa gây xôn xao khi dự đoán chính xác trận động đất tại Myanmar diễn ra vào cuối tháng 3.

Báo Dân trí ngày 03/04 đưa thông tin với tiêu đề: "Thần đồng tiên tri Ấn Độ dự đoán chính xác trận động đất tại Myanmar" cùng nội dung như sau:

Dự báo trước thảm họa từ đầu tháng 3

Trong một video đăng tải trên YouTube vào ngày 1/3, Abhigya Anand - người được mệnh danh là "thần đồng tiên tri" ở Ấn Độ - đã tiên đoán về một trận động đất lớn dù tại thời điểm đó chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về thảm họa này.

Trong video, Abhigya Anand nhấn mạnh rằng cậu thấy khả năng xảy ra một trận động đất mạnh từ các dấu hiệu khi quan sát thiên văn. "Ngay cả khi không được yêu cầu, tôi vẫn cảm thấy cần phải thông báo điều này với cộng đồng", Anand cho biết.

Abhigya Anand chỉ rõ 3 khu vực có khả năng xảy ra động đất cao nhất trong khoảng thời gian cuối tháng 3, bao gồm: bờ Tây Bắc Mỹ, bờ Tây Nam Mỹ và khu vực Nam Á nằm giữa Bhutan và Myanmar.

Thần đồng tiên tri cũng cảnh báo về một dấu hiệu động đất khác, có thể xuất hiện trong giai đoạn tháng 8 tới tháng 10 năm nay.

Sự trùng khớp giữa dự đoán của Abhigya Anand và thực tế xảy ra trận động đất tại Myanmar đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tiên đoán của cậu bé này.

Nhiều người theo dõi Abhigya Anand cho biết đây không phải lần đầu tiên cậu đưa ra dự báo chính xác về các hiện tượng thiên tai lớn.

Tuy nhiên, tính khoa học của những dự đoán này vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Hiện tại, giới khoa học vẫn chưa có cơ sở để xác nhận tính chính xác của các tiên đoán dựa trên quan sát thiên văn của Abhigya Anand.

Các chuyên gia địa chất nhấn mạnh rằng dự đoán động đất là một trong những thách thức lớn nhất của khoa học hiện đại và chưa có phương pháp nào có thể xác định chính xác thời gian cũng như địa điểm xảy ra động đất.

Dù vậy, sự quan tâm của công chúng đối với những dự đoán của Anand tiếp tục gia tăng, và cậu bé vẫn được nhiều người coi là một hiện tượng đặc biệt trong lĩnh vực tiên tri các sự kiện toàn cầu.

Abhigya Anand là ai?

Năm 2020, Abhigya Anand - một cậu bé 14 tuổi, người Ấn Độ, bất ngờ được một số kênh truyền thông địa phương nhắc đến như một thần đồng tiên tri, nhờ dự đoán chính xác một số sự kiện xảy ra trong tương lai khiến nhiều người kinh ngạc.

Tháng 8/2019, trong một video đăng tải lên kênh cá nhân, dựa vào những nghiên cứu về chiêm tinh, Anand đưa ra lời thông báo về một "mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với thế giới" sẽ xảy ra "từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020".

Khi mới có mặt trên nền tảng chia sẻ video, kênh của Anand có rất ít lượt xem và bình luận. Đa số những người xem video khi ấy đều cho rằng nhận định của Anand là vô căn cứ, viển vông.

Thế nhưng, đến tháng 11/2019, dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) rồi lan rộng ra hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tới tháng 3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố đây là đại dịch toàn cầu.

Ngay lập tức, đoạn video "tiên tri về dịch Covid-19" đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội ở khắp Ấn Độ, Nam Mỹ và nhiều khu vực khác trên thế giới vì sự thật đã có "mối nguy hiểm nghiêm trọng" ập đến với thế giới như trong lời cảnh báo. Còn cậu bé Anand thì được tung hô là "nhà tiên tri trẻ nhất thế giới" ở tuổi 14.

Những tiên tri dựa trên chiêm tinh học của Abhigya Anand được cậu đăng tải trên kênh Youtube với hơn 1,1 triệu lượt theo dõi. Trung bình mỗi video của Anand thu hút từ vài ngàn lượt xem, tới hàng trăm ngàn.

Trong các video này, Anand đưa ra một loạt những dự đoán về vận mệnh thế giới. Điều này đã khiến tên tuổi của Abhigya Anand nhanh chóng được nhiều người biết đến, và cậu bé sớm gia nhập hàng ngũ của những nhà tiên tri đại tài. Một số người còn so sánh cậu với nhà tiên tri mù Vanga.

Một số người cho rằng, Abhigya Anand đã dự đoán chính xác về thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon, Hàn Quốc xảy ra vào tháng 10/2022, hay trận động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra tại Nhật Bản ngày 16/3/2022.

Theo các nguồn tin địa phương, từ năm 8 tuổi, cậu bé đã đọc 4 kinh văn kinh điển "Bhagavad Gita" của Ấn Độ giáo. Ngoài ra, cậu bé còn có sở thích xem thần thoại, học chiêm tinh và thường dậy từ lúc 4 giờ sáng để cầu nguyện.

Không chỉ vậy, Abhigya Anand còn được cho là thông thạo rất nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Phạn, tiếng Tamil, tiếng Sindhi, tiếng Hindi và tiếng Kannada.

Cậu bé đã có bằng tốt nghiệp về Vi sinh vật Ayurveda (y học truyền thống của Ấn Độ giáo) từ một trường đại học Ấn Độ và cũng là người trẻ tuổi nhất tốt nghiệp văn bằng này trong nước.

Đến nay, Abhigya Anand vẫn thường xuyên hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, kênh YouTube cá nhân có 1,19 triệu lượt theo dõi.

Trước đó, báo Tiền Phong ngày 31/03 cũng có bài đăng với thông tin: "Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn". Nội dung được báo đưa như sau:

Nhiều nhà địa chấn học và cư dân mạng đều không thể không chú ý và bàn luận về bài đăng của một người ở Hyderabad (Ấn Độ). Bài này được đăng từ ngày 28/2, dự báo về động đất ở Myanmar. Và trận động đất 7,7 độ đã xảy ra ở đúng địa điểm được dự báo, sau ngày đăng bài đúng một tháng (tức là vào 28/3).

Người đã đưa ra lời “tiên tri” kỳ lạ này là Siva Sitaram, một kỹ sư về hệ thống thông tin địa lý, có bằng cấp ngành kỹ sư cơ khí và đam mê nghiên cứu về động đất. Ngày 28/2, anh này viết rằng có khả năng sắp xảy ra động đất mạnh khoảng 6 - 6,5 độ ở gần Mandalay (Myanmar), gây chấn động rất rộng.

Lời “tiên tri” đó đã gần như chính xác hoàn toàn, chỉ có cường độ động đất thực tế là cao hơn cường độ mà Sitaram dự đoán.

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn ảnh 1

Sitaram đã "tiên tri" về động đất ở Myanmar đúng một tháng trước khi động đất thực sự xảy ra. Ảnh: Earthquake Research & Analysis.

Thực ra trên mạng xã hội có rất nhiều dự đoán về nhiều lĩnh vực, thế nào tình cờ cũng có dự đoán trở thành hiện thực. Nhưng điều đáng chú ý ở đây là Sitaram không nói bừa, mà anh cho biết anh đã dùng nhiều thông số để dự báo động đất, và trong 100 trường hợp thì anh đã đúng được 18 lần. Đây là tỷ lệ thành công cao vì đến bây giờ, động đất vẫn được cho là không thể dự báo.

Anh Sitaram cũng nói, đôi khi, những dự báo của anh có thể bị chênh một đến vài tháng so với thực tế, nhưng địa điểm thì nhiều lần chuẩn. Anh cũng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Biểu đồ địa chấn ở Hyderabad.

Theo Sitaram, anh đã nghiên cứu động đất từ năm 2004, kết hợp nhiều phương pháp - mô hình bức xạ Mặt Trời, thay đổi về từ trường, dữ liệu khí quyển, các mô hình thời tiết… - để có thể cảnh báo sớm động đất.

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn ảnh 2

Nhà đổ ở Naypyitaw (Myanmar) do động đất. Ảnh chụp ngày 30/3. Ảnh: AP.

Mặc dù dự báo của anh Sitaram về động đất ở Myanmar có độ chính xác cao, nhưng các chuyên gia địa chấn cho rằng vẫn chưa thể kết luận được. Tiến sĩ Srinagesh, nhà khoa học cấp cao từng làm việc ở Viện Nghiên cứu Địa Vật lý Quốc gia Ấn Độ, thừa nhận rằng ông vẫn theo dõi công việc của Sitaram. Ông nói: “Chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận những dự báo của anh ấy, nhưng chúng cần được xác thực về mặt khoa học”.

Ông Srinagesh cũng chỉ ra rằng, trận động đất ở Myanmar hôm 28/3 là xảy ra dọc theo Đứt gãy Sagaing - nơi vốn dễ bị động đất. Mà trong số 9 trận động đất lớn đã xảy ra ở đó thì có đến 7 lần động đất hơn 7 độ, lần gần nhất là năm 2012. Srinagesh nhấn mạnh, thay vì chỉ dựa vào các dự báo hay dự đoán, các quốc gia nên tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thật vững chắc, có khả năng chịu động đất, nhất là ở những vùng có nguy cơ cao.

Một người đã “tiên tri” về động đất ở Myanmar trước 1 tháng, chuẩn cả tâm chấn ảnh 3

Các đội cứu hộ làm việc ở một chung cư bị sập tại Mandalay (Myanmar). Ảnh chụp ngày 30/3. Ảnh: Thein Zaw/ AP.

Vì Sitaram cho rằng các phân tích của anh có thể dự báo động đất trước vài tuần đến vài tháng, nên nhiều người ủng hộ đang kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu các mô hình của anh.

Hiện tại, Sitaram dự đoán sẽ có động đất mạnh hơn 7 độ ở thành phố Dharamshala (bang Himachal Pradesh, Ấn Độ) trong vài tháng tới, theo trang India Times. Nhưng các nhà khoa học cho rằng cần rất nhiều nghiên cứu nữa mới có thể khẳng định các phương pháp dự báo của Sitaram có đáng tin cậy không.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!