Thấy đau nhói ở tai mà không đi khám, người đàn ông không qua khỏi sau 3 tiếng

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Người này chủ quan, nghĩ rằng bị lây bệnh cảm từ gia đình nên không đi khám.

Báo Sao Star ngày 04/04 đưa thông tin với tiêu đề: "Thấy đau nhói ở tai mà không đi khám, người đàn ông không qua khỏi sau 3 tiếng" cùng nội dung như sau: 

Mới đây, một người đàn ông 40 tuổi tại Leeds (Anh) đã không qua khỏi chỉ sau vài giờ kể từ khi xuất hiện cơn đau tai đột ngột. Ban đầu, anh nghĩ đây chỉ là triệu chứng thông thường do lây nhiễm cảm lạnh từ gia đình nhưng sau đó tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi cảm thấy đau tai, anh Pete Hynes quyết định nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau, anh bất ngờ ngã quỵ. Gia đình lập tức gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện anh mắc viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu, một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm tấn công não và tủy sống.

Loại vi khuẩn gây bệnh này có khả năng xâm nhập vào máu nhanh chóng, gây tổn thương thành mạch máu và dẫn đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm. Dù đội ngũ y tế đã nỗ lực cứu chữa, nhưng chỉ trong vòng 3 giờ sau khi nhập viện, Pete Hynes đã không qua khỏi.

Viêm màng não và nguy cơ tử vong cao

Theo thống kê, mỗi năm tại Anh có khoảng 8.000 ca mắc viêm màng não, trong đó trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao nhất do hệ miễn dịch còn yếu.

Bệnh có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra, trong đó viêm màng não do vi khuẩn là dạng nghiêm trọng nhất, với tỷ lệ tử vong ở người lớn lên tới 25%.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, cứng cổ, buồn nôn và nôn, dễ nhầm lẫn với cúm hoặc rối loạn tiêu hóa. 

Khi vi khuẩn lây lan nhanh, bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết, khiến cơ thể tấn công các cơ quan nội tạng. Một dấu hiệu nguy hiểm là xuất hiện các nốt ban đỏ nhỏ trên da, có thể lan rộng thành vết bầm lớn.

Ngoài ra, viêm màng não cũng có thể gây đau tai nghiêm trọng do áp lực tăng trong não, ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác. Một số bệnh nhân còn bị ù tai, giảm thính lực hoặc đau sâu trong tai trước khi xuất hiện các triệu chứng khác.

Thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao nhất, với khoảng 25% số người từ 15-19 tuổi mang vi khuẩn trong cổ họng. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cảnh báo rằng sinh viên đại học dễ mắc bệnh nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được tiêm phòng đầy đủ.

Tiến sĩ Shamez Ladhani, chuyên gia dịch tễ học của UKHSA, nhấn mạnh: "Môi trường đại học với sự tập trung đông người làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Tiêm vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân khỏi các loại vi khuẩn chết người này".

Lời khuyên để phòng tránh viêm màng não

Tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Giữ vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên rửa tay.

Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh đường hô hấp.

Khi có triệu chứng bất thường như sốt cao, đau đầu dữ dội hoặc đau tai kéo dài, cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.

Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh, vì vậy không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.

Trước đó, báo VNExpress ngày 26/03 cũng có bài đăng với thông tin: "Người đàn ông khỏe mạnh đột ngột nhồi máu cơ tim". Nội dung được báo đưa như sau:

Anh không có tiền sử bệnh lý bất thường, không mắc bệnh tim mạch, thường xuyên tập thể thao, sinh hoạt điều độ. Ba giờ trước nhập viện, anh đang sinh hoạt tại nhà đột ngột đau nặng ngực trái, cơn đau kéo dài 20 phút, kèm khó thở tăng dần.

Ngày 26/3, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc chỉ định bệnh nhân chụp mạch vành để đánh giá mức độ tổn thương, phát hiện thiếu máu cơ tim cấp, hẹp khít động mạch liên thất trước (LAD I) - một trong những động mạch quan trọng nhất của tim. "Nếu không can thiệp kịp thời bệnh nhân có thể bị suy tim hoặc ngừng tim bất cứ lúc nào", bác sĩ nói, quyết định can thiệp tim mạch để khơi thông dòng chảy nuôi tim. Sau thủ thuật, bệnh nhân không còn cảm giác đau ngực, huyết động ổn định, có thể đi lại bình thường.

Theo bác sĩ, đây là trường hợp cơn nhồi máu cơ tim cấp điển hình mặc dù không có triệu chứng tim mạch. Nguyên nhân do tổn thương âm thầm ở động mạch vành, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu mà bệnh nhân không hề hay biết.

Tại Việt Nam, mỗi năm khoảng 200.000 người chết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Bệnh có thể xảy ra đột ngột khi đang ngủ, chơi hay làm việc và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ người trẻ nhập viện tăng 5-10% mỗi năm.

Bên cạnh yếu tố bẩm sinh, bệnh lý nền, nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim ở người trẻ là do lối sống, bao gồm thừa cân, ít vận động, stress, lạm dụng thuốc lá, rượu bia... Nhóm này thường chủ quan, cho rằng mình còn trẻ, không thể mắc bệnh người già. Chỉ đến khi đau ngực dữ dội, nhập viện mới biết nhồi máu cơ tim. Nhiều trường hợp khi nhập viện đã hoại tử cơ tim, suy tim hoặc đột tử.

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ, duy trì cân nặng khỏe mạnh. Hạn chế uống rượu, bỏ hút thuốc; ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt; không tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều chất béo công nghiệp, đồ chiên rán xào...Hoạt động thể dục từ 30-60 phút/ngày và 5 ngày một tuần. Tiêm phòng ngừa cúm, phế cầu và các bệnh nhiễm trùng lan rộng khác như Covid. Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tâm lý xã hội, trầm cảm.

Từ 40 tuổi trở lên, bạn nên đi khám tầm soát với siêu âm tim, điện tâm đồ, kiểm tra các chỉ số như mỡ máu, đường huyết, huyết áp. Khi có các biểu hiện bất thường như đau tức ngực, khó thở, tim loạn nhịp... cần lập tức vào viện.

Người bị nhồi máu cơ tim cần được tái lưu thông mạch máu nuôi tim càng sớm càng tốt.

 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!