Bé trai 8 tháng tuổi bị bắt cóc: Ông nội sống trong uất hận rồi qua đời và sự thật đau lòng bị che giấu

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Sau 18 năm lưu lạc, bé trai bị bắt cóc khi mới 8 tháng tuổi ở Sơn Đông (Trung Quốc) đã được đoàn tụ với gia đình.

Báo Phụ nữ Thủ đô ngày 02/04 đưa thông tin với tiêu đề: "Bé trai 8 tháng tuổi bị bắt cóc: Ông nội sống trong uất hận rồi qua đời và sự thật đau lòng bị che giấu" cùng nội dung như sau: 

Cách đây 18 năm, một bé trai 8 tháng tuổi tên Jiang Jiaru đã bị 4 kẻ buôn người bắt cóc khỏi nhà riêng ở Thái An, Sơn Đông. Mãi đến đầu năm ngoái, cậu bé mới được tìm thấy, 4 bị cáo liên quan đến vụ bắt cóc đã bị bắt giữ ngay sau đó. Phiên tòa xét xử vụ án sẽ được mở trong thời gian tới. Hành trình 18 năm tìm con với biết bao khó khăn, mẹ Jiang Jiaru mong muốn những kẻ buôn người phải chịu hình phạt thích đáng bởi nỗi đau mà gia đình họ phải chịu sau khi con trai bị bắt cóc là không gì có thể bù đắp.

Ông nội sống trong uất hận rồi qua đời, bà nội khóc đến hỏng mắt

Theo thông tin trên tờ Jimu News, mẹ của Jiang Jiaru, bà Qiao Shoufen, kể lại sự việc xảy ra vào rạng sáng ngày mùng 3 tháng 12 năm 2006, tại trấn Vương Trang, thành phố Phì Thành, Thái An (Trung Quốc). Khi đó, Jiang Jiaru mới chỉ 8 tháng tuổi và ở nhà cùng ông bà nội. Khoảng 1 giờ sáng, bốn người đàn ông đột nhập vào nhà, lôi ông nội của Jiang Jiaru vào bếp đánh đập dã man, thậm chí còn dùng chân đạp lên mặt ông. Bà nội định kêu cứu thì bị một tên côn đồ dùng thanh sắt dí vào cổ họng và đe dọa: "Đừng động đậy, nếu không sẽ mất mạng!".

Sau khi khống chế được hai ông bà, chúng bắt cóc Jiang Jiaru, mang theo cả bình sữa, sữa bột và đồ ăn vặt của cậu bé. Trước khi bỏ đi, chúng còn khóa trái cửa, không cho ông bà đuổi theo.

Lúc đó, bà Qiao Shoufen và chồng đang làm việc ở xa. Khi nghe tin dữ, họ vội vã trở về nhà. Ban đầu, họ nghĩ rằng con trai mình bị bắt cóc tống tiền, nên đã túc trực bên điện thoại nhiều ngày liền nhưng không nhận được bất kỳ cuộc gọi nào.

Sau đó, họ bắt đầu hành trình tìm kiếm con trai trên khắp đất nước, dán tờ rơi tìm người ở nhiều thành phố. Ông bà nội của Jiang Jiaru vô cùng tự trách vì đã không chăm sóc tốt cho cháu. Ông nội vì quá đau buồn nên ăn không ngon, suốt ngày hút thuốc và qua đời vài năm sau đó trong uất hận. Còn bà nội thì khóc thương cháu đến nỗi hai mắt gần như bị hỏng.

Kể từ đó, bà Qiao Shoufen bắt đầu hành trình tìm con đầy gian nan. Bà dán tờ rơi tìm người ở khắp nơi, hy vọng có người tốt bụng cung cấp thông tin. "Chỉ riêng năm 2023, tôi đã đi qua hơn 30 thành phố để tìm con", bà chia sẻ.

Mãi đến tháng 1 năm 2024, nhờ công nghệ nhận dạng khuôn mặt tiên tiến, cảnh sát đã tìm thấy Jiang Jiaru ở Tế Ninh, Sơn Đông. Trong giây phút đoàn tụ, bà Qiao Shoufen đã khóc ngất đi vì xúc động. 

Bà nói: "Nhiều lần tôi đã gần như kiệt sức trên đường đi. Thật may là ông trời có mắt, để tôi được gặp lại con". Còn cha của Jiang Jiaru thì lập tức đến trước bàn thờ cha mình quỳ lạy, báo tin cháu trai đã trở về sau 17 năm lưu lạc.

Theo bà Qiao Shoufen, Jiang Jiaru đã phải sống rất khổ sở ở nhà người mua. Cậu bé chủ yếu được người già trong gia đình đó chăm sóc và chịu nhiều tổn thương về mặt tinh thần. Bà Qiao Shoufen nói: "Họ mua Jiang Jiaru về không phải vì muốn có con, mà là để cho thiên hạ thấy họ đã có người nối dõi. Họ không chăm sóc, không nuôi dạy và cũng không quan tâm đến giáo dục đứa trẻ".

Chân dung kẻ thủ ác gây sốc

Theo Dawan News, cảnh sát đã bắt giữ 4 nghi phạm trong vụ án bắt cóc trẻ em năm xưa. Đáng kinh ngạc là một trong số đó lại chính là hàng xóm của gia đình, nhà chỉ cách nhau vài trăm mét. Bà Qiao Shoufen cho biết: "Chúng tôi không hề có thù oán gì với họ, nên hoàn toàn không nghi ngờ gì cả".

Điều khiến bà càng thêm đau lòng là nơi ở của người mua chỉ cách nơi Jiang Jiaru bị bắt cóc 75km. Bà đã nhiều lần đến gần khu vực đó tìm kiếm nhưng không có kết quả.

Bà Qiao Shoufen cho biết Jiang Jiaru sẽ ra tòa với tư cách là nạn nhân để làm chứng. Bà chia sẻ rằng trong những năm qua, cuộc sống của Jiang Jiaru ở nhà "người mua" rất khó khăn. Cậu bé vô cùng căm phẫn những kẻ buôn người và mong muốn chúng phải chịu hình phạt thích đáng.

Mẹ của Jiang Jiaru cho biết: "Chúng tôi sẽ tham gia phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự, yêu cầu trừng trị nghiêm khắc những kẻ buôn người. Ngoài ra, con trai tôi và chúng tôi đều là nạn nhân, nên chúng tôi yêu cầu bồi thường hơn 6 triệu NDT cho các khoản thiệt hại về thu nhập bị mất, tổn thất tinh thần...".

Trước đó, báo Đời sống Pháp luật ngày 31/03 cũng có bài đăng với thông tin: "Lan truyền tin bé trai 6 tuổi bị bắt cóc: 2 lần sửa bài viết và sự thật nguy hiểm phía sau". Nội dung được báo đưa như sau:

Tài khoản facebook Nguyễn Đức Huấn đăng bài kêu gọi cộng đồng mạng chia sẻ thông tin để gia đình có thể nhanh chóng tìm lại con trai 6 tuổi bị bắt cóc. Theo nội dung bài đăng thì chiều hôm qua (30/3), đứa trẻ có tên Bảo Lâm – 6 tuổi, chơi trước ngõ 301 Âu Cơ (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thì bị 2 người đàn ông đeo khẩu trang, đánh thuốc mê rồi bế đi.

Gia đình đã báo cơ quan chức năng, nhưng vẫn đang trong quá trình điều tra và camera nhà dân không ghi lại được biển số xe của đối tượng bắt cóc. Bài đăng có kèm theo ảnh bé trai, 3 ảnh ghi lại cảnh 2 người đi xe máy đèo trẻ nhỏ cùng 1 số điện thoại liên hệ.

Thông tin trên khiến mạng xã hội “dậy sóng” và chia sẻ liên tục với mong muốn tìm được đứa trẻ càng nhanh càng tốt. Bên cạnh những bình luận hoang mang, lo lắng cho sự an nguy của bé trai thì cũng có không ít người tinh ý nhận ra 3 bức ảnh được chia sẻ cùng bài viết là ở một vụ khác, không liên quan tới bắt cóc.

Đến chiều hôm nay (31/3), thông tin trên báo chí, Thượng tá Trần Trọng Sơn - Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng-chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thông tin bé trai bị bắt cóc ở TP. Pleiku đang được lan truyền trên mạng xã hội là tin giả. 

 

Một chi tiết đáng ngờ khác đó là sau khi bài đăng trên được chia sẻ khá nhiều, tài khoản “Nguyễn Đức Huấn” đã đổi nội dung sang thông báo nhận “Quỹ phụng sự kêu gọi cứu trợ nhân đạo khẩn cấp tại Myanmar”. Các hình ảnh cũng được thay đổi sang cảnh đổ nát sau động đất tại đất nước này. Kèm theo đó là số tài khoản, mã QR tài khoản nhận tiền cứu trợ.

 

 

Chưa dừng ở đó, bài này lại tiếp tục được thay đổi nội dung lần thứ 2 và trở thành bài kêu gọi từ thiện cho một trường hợp gặp tai nạn. 

Theo Thượng tá Trần Trọng Sơn, những thông tin giả được các đối tượng sử dụng vào mục đích vụ lợi, lợi dụng các sự việc thương tâm để lừa đảo kêu gọi cứu trợ. Các thông tin sai lệch đã được gỡ bỏ và khuyến cáo người dân không nên chia sẻ, chuyển tiền vào các tài khoản này. 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!