Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 của người lao động nếu không làm việc trong nhà nước: Số ngày nghỉ thay đổi thế nào?

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Mùng 10 tháng 3 Âm lịch là một trong những ngày nghỉ lễ mà người lao động được hưởng nguyên lương, Giỗ tổ Hùng Vương 2025 nhằm vào thứ mấy, ngày nào Dương lịch?

Ngày 3/4/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 của người lao động nếu không làm việc trong nhà nước: Số ngày nghỉ thay đổi thế nào?". Nội dung như sau:

Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam, là dịp hướng về cội nguồn, tri ân tổ tiên thời dựng nước, đặc biệt là các vua Hùng.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 dành cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động nếu không làm việc trong nhà nước và làm việc trong nhà nước có sự thay đổi đáng chú ý.

Lịch nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2025

Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: 

Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi: "Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ"

Ảnh minh họa

Theo đó, cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ tại Điều 13  Luật Viên chức 2010 quy định:

Quyền của viên chức về nghỉ ngơi:

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

...

Theo đó, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định lịch nghỉ Giỗ tổ như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 5 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 188/1999/QĐ-TTg quy định:

Điều 1. Nay quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị).

Đồng thời, CBCCVC sẽ có ngày nghỉ hàng tuần là thứ bảy và chủ nhật.

Như vậy, lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 dành cho Cán bộ công nhân viên chức (CBCCVC) và người lao động nếu không làm việc trong nhà nước và làm việc trong nhà nước có sự thay đổi như sau:

- Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 (ngày 10 tháng 3) của CBCCVC và người lao động khu vực nhà nước sẽ có lịch nghỉ 10 3 là 3 ngày bao gồm 1 ngày theo Luật định và 2 ngày nghỉ hằng tuần trước đó là thứ Bảy và Chủ nhật.

- Còn nếu người lao động ở khu vực tư nhân thì lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 (mùng 10/3) như sau:

+ Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là Thứ bảy và Chủ nhật thì được nghỉ 3 ngày liên tục bao gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể nghỉ 3 ngày từ Thứ bảy, ngày 5/4 đến hết Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

+ Trường hợp người lao động vẫn làm việc vào thứ bảy có ngày nghỉ hàng tuần cố định là Chủ nhật thì được nghỉ 2 ngày liên tục, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 1 ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể nghỉ 2 ngày Chủ nhật, ngày 6/4 đến hết Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

- Không thuộc trường hợp nghỉ hằng tuần liền kề, người lao động được nghỉ 01 ngày Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

Đồng thời, CBCCVC sẽ có ngày nghỉ hàng tuần là thứ bảy và chủ nhật.

Như vậy, lịch nghỉ 10/3 (Giỗ Tổ Hùng Vương 2025) của CBCCVC và người lao động khu vực nhà nước sẽ có lịch nghỉ 10/3 là 3 ngày bao gồm 1 ngày theo Luật định và 2 ngày nghỉ hằng tuần trước đó là thứ bảy và chủ nhật.

Còn nếu người lao động ở khu vực tư nhân thì:

+ Trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là Thứ bảy và Chủ nhật thì được nghỉ 3 ngày liên tục bao gồm 1 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể nghỉ 3 ngày từ Thứ bảy, ngày 5/4 đến hết Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

+ Trường hợp người lao động vẫn làm việc vào thứ bảy có ngày nghỉ hàng tuần cố định là Chủ nhật thì được nghỉ 2 ngày liên tục, gồm 1 ngày nghỉ lễ và 1 ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể nghỉ 2 ngày Chủ nhật, ngày 6/4 đến hết Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

- Không thuộc trường hợp nghỉ hằng tuần liền kề, người lao động được nghỉ 1 ngày Thứ hai, ngày 7/4 Dương lịch.

Người lao động được tính tiền làm việc các ngày nghỉ lễ như thế nào?

 Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:

Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm

Trong đó:

Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Báo Vietnamnet ngày 2/4 cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 gồm 3 ngày liên tiếp". Cụ thể như sau:

Năm nay, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) rơi vào thứ Hai ngày 7/4 Dương lịch, là ngày làm việc đầu tuần. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật sẽ được nghỉ liên tục 3 ngày, từ ngày 5-7/4.

Theo quy định, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày 10/3 Âm lịch.

486701420 1165401265129199 5047708820169859943 n 47034.jpg
Theo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Ảnh: Tư liệu

Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động chỉ phải đi làm vào ngày nghỉ nếu bản thân họ đồng ý. Khi đồng ý đi làm người lao động sẽ được tính lương làm thêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm được tổ chức trọng thể tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. 

Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phong Châu là đế đô của nước Văn Lang, từ 40.000 năm trước. Đây là đất Tổ của dân tộc Việt Nam.

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Tương truyền, xa xưa, các vua Hùng lựa chọn nhiều nơi, cuối cùng mới tìm được thánh địa này để đóng đô. Nơi này ở phía trước có sông tụ hội, hai bên có núi chầu hầu. Bãi sông tiện lợi cho sinh hoạt nhân dân. Đất đai màu mỡ thích hợp việc cày cấy, trồng trọt. Đất gò đồi cao thuận lợi việc lập ấp mở làng.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!