Sự thật phía sau clip cụ bà bốc dỡ hàng tấn xi măng gây sốt mạng xã hội
Trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ dân tộc thiểu số tuổi đã cao đang loay hoay vác từng bao xi măng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía cộng động mạng.
Theo Thanh Niên ngày 19/04/2022 có đăng tải bài viết: "Sự thật phía sau clip cụ bà bốc dỡ hàng tấn xi măng gây sốt mạng xã hội". Nội dung như sau:
Trong những ngày gần đây, nhiều nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook lan truyền một đoạn clip về bà cụ cao tuổi người dân tộc Hà Nhì bốc vác xi măng để nuôi gia đình thu hút được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Đoạn clip cận cảnh về một số phụ nữ đang bốc dỡ xi măng trong nhà kho, trong đó một bà cụ cõng trên lưng những bao xi măng 50 kg còn nặng hơn cả cơ thể mình, bột xi văng vương trên tóc và chân tay khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Hình ảnh cụ bà bốc dỡ từng bao xi măng gây xót xa - fbnv
Đáng chú ý, ngay sau khi đăng tải, đoạn clip nhận được nhiều thông tin trái chiều như: chủ của kho phân phối xi măng này đang bóc lột sức lao động của người già khi chỉ trả cho cụ bà 30.000 đồng cho 1 tấn xi măng, có nghĩa là trung bình 1.500 đồng cho 1 bao xi măng nặng 50 kg. Nhiều thông tin khác cũng cho rằng bà cụ vất vả kiếm từng đồng để nuôi cả gia đình có đông con cháu.
Đa số ý kiến mong muốn tìm được địa chỉ liên lạc của bà cụ để giúp đỡ, hỗ trợ chút tiền, thậm chí nhiều người còn kêu gọi các nhà hảo tâm và Mặt trận Tổ quốc địa phương có biện pháp giúp đỡ bà cụ.
Liên hệ với anh T.V.S, chủ tài khoản đăng tải đoạn clip, anh cho biết trong một chuyến giao hàng lên xã Y Tý bắt gặp cảnh tượng những người phụ nữ đã cao tuổi nhưng vẫn phải lao động vất vả để nhận số tiền công là 30.000 đồng cho một tấn xi măng. Do đó, anh T.V.S quyết định quay lại để chia sẻ lên tài khoản TikTok cá nhân của mình với mong muốn tự tạo động lực cho bản thân và để biết nghĩ đến mẹ mình nhiều hơn.
Anh T.V.S cho biết: “Mình chỉ vô tình nhìn thấy các bà làm việc vất vả nên quay lại thôi. Đến đây làm có 3 bà đều cao tuổi. Các bà làm ở đây là đều dựa trên tinh thần tự nguyện không ai ép ai cả. Cô chú kho hàng xi măng thấy các bà ấy khổ không có việc làm nên cũng tạo điều kiện cho các bà làm việc, mà các bà không chỉ làm bốc vác ở đây mà còn làm nhiều việc khác như dọn dẹp nhà cho cô chú và nhiều nhà khác quanh đó nữa... Các bà làm được các bà mới dám làm, không ai bắt các bà làm để bóc lột các bà như mọi người nói đâu”.
Trước những thông tin trái chiều trên mạng xã hội, chính quyền H.Bát Xát đã phối hợp với UBND xã Y tế để làm rõ các thông tin nêu trên.
Trao đổi với Thanh Niên, anh Sờ Có Suy, cán bộ Đoàn Thanh niên H.Bát Xát, người tham gia xác minh cho biết người xuất hiện trong đoạn clip là bà Ly Đơ De (62 tuổi; sống tại thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý). Gia đình bà Ly Đơ De có 5 người con. Hiện các thành viên trong nhà đều đã có gia đình. Lao động chính trong nhà là con trai và con dâu của bà. Công việc thường ngày của bà là ở nhà cho gà lợn ăn.
Vì muốn đi làm nên trong tuần, thỉnh thoảng khi các hộ gia đình có xe xi măng hay phân bón chở hàng về, các bà sẽ gọi nhau đến xin làm. Ngoài ra, thứ 7 hàng tuần khi có chợ phiên, bà Ly Đơ De cũng ra chợ để bán rau, dưa, kiếm thêm thu nhập.
"Các bà nhận đi làm bốc vác hoàn toàn là tự nguyện và có mong muốn đi làm”, anh Sờ Có Suy cho biết.
Anh Sờ Có Suy cho biết ngày 18.4 anh đã trực tiếp gặp gỡ và trao tặng những phụ nữ trong clip, trong đó có bà Ly Đơ De, một số tiền do các nhà hảo tâm gửi tặng.
Anh Sờ Có Suy trao quà các nhà hảo tâm tặng cho bà Ly Đơ De (trái)
Anh T.V.S cũng cho biết, sau khi đoạn clip được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác với những “thông tin bình luận đi quá xa”, anh đã có bài viết đính chính lại sự việc trên mạng xã hội Facebook của mình về những thông tin liên quan đến việc chủ nhà kho phân phối xi măng bóc lột sức lao động của người già. Đồng thời, anh T.V.S bày tỏ hi vọng mọi người có thể giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người phụ nữ cao tuổi ở vùng cao.
Bên cạnh đó, Theo Nhịp sống Việt cùng ngày cũng có bài viết với tiêu đề: "Cụ bà bốc dỡ hàng tấn xi măng kiếm tiền phụ gia đình: "Cụ tự nguyện, muốn được đi làm". Nội dung như sau:
Ảnh cắt từ clip
Những ngày qua, mạng xã hội Facbeook và TikTok lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một cụ bà người dân tộc Hà Nhì dù tuổi cao nhưng vẫn rất nhanh nhẹn bê vác những bao xi măng nặng nhọc.
Theo hình ảnh trong đoạn clip quay từ cửa hàng vật liệu xây dựng, cụ bà mặc một lớp áo mưa, đầu đội chiếc áo khoác mũ trùm đã rất cũ đang nặng nhọc khuân từng bao xi măng trên vai. Dù công việc vất vả, bụi bám đầy người nhưng bà vẫn lặng lẽ làm việc kiếm tiền như những thanh niên trai tráng khác.
Qua clip, cụ bà trông lam lũ, gầy gò, người cụ nhỏ nhắn, khuôn mặt phủ đầy bụi xi măng, mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng đang gồng lên để cõng bao xi măng hơn 50kg càng khiến nhiều người xót xa hơn.
Chủ nhân của đoạn clip đã chia sẻ những hình ảnh về cụ bà kèm thông tin chúng được quay ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi anh phân phối vật liệu xây dựng đến vùng cao.
Bên dưới đoạn clip, nhiều người bày tỏ sự thương cảm, xót xa cho hoàn cảnh của cụ. Thậm chí, có người còn bình luận trái chiều rằng đáng nhẽ ở tuổi này, người phụ nữ ấy phải được nghỉ ngơi, có con cháu phụng dưỡng thế nhưng vẫn phải làm lụng mưu sinh.
PV Thanh Niên sau đó đã liên lạc với anh T.V.S, chủ tài khoản đăng tải đoạn clip để xác thực thì được biết anh S. quay lại clip vì thương các bà vất vả chứ không có chuyện các bà bị bóc lột như cư dân mạng nói. Anh S. khẳng định: "Các bà làm ở đây là đều dựa trên tinh thần tự nguyện không ai ép ai cả. Cô chú kho hàng xi măng thấy các bà ấy khổ không có việc làm nên cũng tạo điều kiện cho các bà làm việc".
Báo trên cũng liên hệ với chính quyền huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) thì được biết chính quyền đã nắm thông tin về clip và lập đoàn xác minh. Trong đoàn xác minh có anh Sờ Có Suy, cán bộ Đoàn Thanh niên huyện Bát Xát.
Anh Suy cho PV Thanh Niên hay, cụ bà trong clip là bà Ly Đơ De (62 tuổi; sống tại thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý). Gia đình bà Ly Đơ De có 5 người con đã trưởng thành và lập gia đình. Bà hiện được con trai và con dâu nuôi dưỡng, mỗi ngày bà chỉ ở nhà nuôi gà lợn và bán rau ở chợ phiên.
Tuy nhiên, các cụ già trong bản thỉnh thoảng hay rủ nhau đi bốc dỡ xi măng hay phân bón mỗi khi có xe hàng về để kiếm thêm tiền phụ con cháu.
"Các bà nhận đi làm bốc vác hoàn toàn là tự nguyện và có mong muốn đi làm", anh Sờ Có Suy khẳng định với nguồn trên. Anh Suy cũng đã thay mặt nhà hảo tâm trao một chút quà cho bà Ly Đơ De.