Ba cơn bão vừa cùng lúc xuất hiện trên biển Đông: Liệu có điều gì bất thường?
Ngay sau Yinxing, trong ngày 9/11, ba cơn bão đã cùng lúc xuất hiện trên biển Đông, tạo nên một "cuộc hội ngộ" hiếm thấy.
Báo Thanh niên Việt ngày 10/11 đưa thông tin với tiêu đề: "Ba cơn bão vừa cùng lúc xuất hiện trên biển Đông: Liệu có điều gì bất thường?" cùng nội dung như sau:
Trong ngày 9/11, ba cơn bão đã cùng lúc xuất hiện trên biển Đông, tạo nên một "cuộc hội ngộ" hiếm thấy. Đó là 3 cơn bão Toraji, Man-yi và có thể là Tembin.
Cụ thể, bão số 23 (tên quốc tế: Toraji, cấp độ bão nhiệt đới) đã hình thành trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, phía đông Philippines. Tâm bão cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 1.110 km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 8 (18 m/s). Dự báo, bão Yinxing sẽ di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ 25 km/h, mạnh dần lên và hướng đến khu vực phía đông đảo Luzon (Philippines). Bão có khả năng đổ bộ vào bờ biển Luzon trong ngày 11.
Bão số 24 (tên quốc tế là Man-yi, cấp độ bão nhiệt đới) cũng được ghi nhận hình thành trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương cùng ngày. Tâm bão có sức gió cấp 8 (18 m/s), áp suất 998 hPa, bán kính gió mạnh cấp 7 từ 50-100 km. Man-yi dự kiến di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ khoảng 25 km/h, cường độ không thay đổi nhiều. Sau 2 ngày, bão được dự đoán sẽ suy yếu dần.
Không chỉ vậy, vùng nhiễu động nhiệt đới 94W trên vùng biển xa cũng đang mạnh lên nhanh chóng. Theo dự báo, 94W có khả năng phát triển thành bão số 25 (tên quốc tế là Tembin) trong một hoặc hai ngày tới.
Sự xuất hiện đồng thời của ba cơn bão vào tháng 11 là hiện tượng hiếm gặp. Chuyên gia phân tích thời tiết Xin Xin của kênh Thời tiết Trung Quốc cho biết, hiện tượng "tam kiếm hợp bích" từng xảy ra vào các năm 1959, 1968. Ngoài ra, hiện tượng ba xoáy thuận cùng tồn tại cũng xuất hiện trong các năm 1953, 1957 và 1981. Tuy nhiên, một số trong đó là áp thấp nhiệt đới hoặc đã chuyển thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do áp cao cận nhiệt đới mạnh hơn và dịch chuyển lên phía bắc, kết hợp với nhiệt độ nước biển cao hơn bình thường. Vùng hội tụ nhiệt đới cũng hoạt động mạnh. Nhiệt độ mặt nước biển ở một số khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và phía nam Biển Đông hiện vẫn duy trì ở mức 26℃, thậm chí trên 28℃, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão.
Tiếp đến, báo Lao Động ngày 10/11 cũng có bài đăng với thông tin: "Bão Toraji sắp vào Biển Đông, tương tác bão đôi với bão Yinxing". Nội dung được báo đưa như sau:
Ông Nguyễn Văn Hưởng - trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - nêu nhận định khi thông tin về diễn biến bão Yinxing (bão số 7) và bão Toraji có khả năng đi vào Biển Đông.
Theo ông Hưởng, từ đêm qua tới sáng nay, bão số 7 di chuyển vào khu vực có điều kiện môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của bão.
Vì sao xuất hiện ‘chuỗi bão' liên hoàn, dồn dập?Bão Yinxing đổi hướng, đi về vùng biển Trung BộHai cơn bão mới ở tây bắc Thái Bình Dương, Biển Đông khả năng đón bão số 8
Thứ nhất, nhiệt độ mặt nước biển hiện tại ở khu vực phía tây của quần đảo Hoàng Sa dưới mức tối ưu, dưới 26 độ C, làm giảm nguồn năng lượng cung cấp cho bão, góp phần làm suy yếu dần.
Thứ hai là khối không khí lạnh và khô vẫn bao trùm, vì thế độ ẩm tương đối trong lớp khí quyển từ mặt đất đến độ cao 1.500m rất thấp, làm hạn chế sự phát triển của mây bão.
"Ngoài ra hiện tại ở vùng biển khu vực phía đông của Philippines đang có một cơn bão mới, có tên quốc tế là Toraji đang hoạt động.
Sáng mai (11-11), khi bão Toraji di chuyển vào khu vực phía đông của đảo Luzon (Philippines), khoảng cách giữa bão Yinxing và bão Toraji vào khoảng 1.200-1.400km - đây là khoảng cách mà tương tác bão đôi xuất hiện, bão Toraji sẽ làm cho bão Yinxing lệch nhiều hơn xuống phía nam" - ông Hưởng nói.
Sáng nay, bão Yinxing đổi hướng di chuyển theo hướng tây nam và đang suy yếu dần. Lúc 11h sáng 10-11, tâm bão số 7 đang ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía bắc đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16.
"Trong vòng 24-48 giờ tới, bão dự kiến tiếp tục di chuyển theo hướng tây nam và cường độ bão sẽ suy giảm nhanh xuống dưới cấp 10 do các điều kiện không thuận lợi từ nhiệt độ và độ ẩm không khí" - ông Hưởng nhận định.
Bão Yinxing hướng vào vùng biển Trung Bộ, thêm bão mới gần Biển Đông
Đối với tác động của bão số 7, ông Hưởng nhấn mạnh tác động nguy hiểm nhất là tình trạng gió mạnh trên biển, với vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-13, giật cấp 16, sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm 6-8m, biển động dữ dội.
Từ gần sáng ngày 11-11, vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
"Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12-11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các sông ở miền Trung.
Đây là những cảnh báo tác động theo dữ hiệu hiện tại, người dân các vùng ven biển miền Trung, đặc biệt là từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, cần theo dõi sát tình hình bão và chuẩn bị các phương án ứng phó để giảm thiểu rủi ro" - ông Hưởng nói.
Ba cơn bão và một áp thấp nhiệt đới hoạt động cùng lúc
Theo ông Hưởng, hiện tại (ngày 10-11) ở khu vực phía đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão (bão Toraji và bão Man-yi), 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Cùng với bão Yinxing (bão số 7) thì ở tây bắc Thái Bình Dương đang có ba cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.
Dự báo, bão Toraji nhiều khả năng sẽ di chuyển vào Biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11-11, vì thế sau bão số 7 sẽ lại xuất hiện cơn bão số 8.
"Dưới tác động của bão số 7 rồi đến lượt bão số 8 thì trên khu vực phía bắc và giữa của Biển Đông trong những ngày tới sẽ liên tục là những ngày thời tiết xấu, với gió mạnh, sóng cao và biển động mạnh" - ông Hưởng cảnh báo.
Dự báo sau khi bão Yinxing (bão số 7) suy yếu thì bão Toraji đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024.