Từ ngày 1/7/2025, 12 trường hợp khám đúng tuyến cũng không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh, ai cũng cần biết

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Theo đó, sẽ có 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Ngày 25/4/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ ngày 1/7/2025, 12 trường hợp khám đúng tuyến cũng không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh, ai cũng cần biết". Nội dung như sau:

Từ ngày 01/1/2025, căn cứ theo Điểm 1 Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 02/2025/NĐ-CP quy định về việc xuất trình thông tin thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh đã được cập nhật nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tạo điều kiện thuận tiện hơn cho người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Theo đó, người bệnh có thể xuất trình:

Trường hợp 1: Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc mã số BHYT.

Nếu trong trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì người bệnh phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh sau:

Thẻ căn cước; Căn cước công dân (CCCD); Giấy chứng nhận căn cước; Hộ chiếu.

Tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2.

Giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Trường hợp 2: Thẻ căn cước; CCCD gắn chip điện tử hoặc tài khoản VNeID (mức độ 2) đã được tích hợp thông tin về thẻ BHYT.

Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT quy định, từ ngày 01/6/2025, người dân sẽ dùng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, VNeID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ BHYT bản giấy như trước.

BHXH các khu vực và các tỉnh, thành phố tiếp tục sẽ chỉ tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT giấy cũ cho đến hết ngày 31/5.

Từ 1/6, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chỉ cấp thẻ BHYT bản giấy phục vụ khám chữa bệnh cho những người không thể cài đặt ứng dụng VssID, VneID hoặc không có Căn cước công dân có gắn chip.

Với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT, cán bộ Bảo hiểm xã hội sẽ phải trực tiếp hướng dẫn người tham gia cài đặt ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID), ứng dụng định danh điện tử (VneID) và hướng dẫn sử dụng hình ảnh thẻ Bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VneID; Căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh.

Theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025) sẽ có 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh gồm:

Trước đó, báo Gia đình & Xã hội đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 1/7 tới, 12 trường hợp này không được hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh". Cụ thể như sau:

12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, sẽ áp dụng một số thay đổi quan trọng về quy định chi phí khám chữa bệnh. Theo đó, có một số chi phí sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán, tuy nhiên, nhiều trường hợp mà bảo hiểm y tế sẽ không chi trả.

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định 12 trường hợp không được hưởng BHYT như sau:

1. Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả cho các nhóm đối tượng sau:

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng.

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;

3. Khám sức khỏe: cụ thể là khám sức khỏe để đi học hoặc đi làm;

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ;

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi;

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;

9. Khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;

10. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;

11. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

12. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Các trường hợp quỹ BHYT không thanh toán được loại bỏ theo Luật BHYT số 25/2008 bao gồm Khoản 10, Khoản 12 Điều 23 bao gồm:

+ Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.

+ Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

Theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, nhiều trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa: TL

Không được hưởng bảo hiểm y tế người dân bị mất quyền lợi gì?

- Phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, bao gồm cả chi phí điều trị nội trú và ngoại trú. Nếu được hưởng BHYT mức hỗ trợ có thể là 80 - 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến và tùy theo đối tượng tham gia.

- Các loại thuốc được kê đơn trong quá trình điều trị sẽ không được BHYT chi trả, người bệnh sẽ phải tự mua và chi trả toàn bộ chi phí thuốc.

- Nếu cần phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật y tế sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí.

- Các xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI, CT scan và các phương pháp chẩn đoán khác sẽ không được BHYT chi trả.

- Trường hợp cần phục hồi chức năng sau chấn thương hoặc bệnh tật, chi phí này cũng sẽ không được BHYT chi trả.

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.

Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được chi trả hộ một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh nhằm hỗ trợ người tham gia giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ... trong những trường hợp như tai nạn, bệnh tật...

Có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế không?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc tham gia đối với một số nhóm đối tượng nhất định.

Hiện nay để được tham gia bảo hiểm y tế ngoài những người thuộc nhóm đối tượng bắt buộc tham gia thì người dân không được đóng BHYT bắt buộc có thể tham gia đóng BHYT theo hình thức tự nguyện.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!