Nhân viên y tế "bận" cãi nhau với cảnh sát, bệnh nhân trụy tim tử vong
Người đàn ông gọi hỗ trợ khẩn cấp nhưng đã trút hơi thở cuối cùng vì một cơn trụy tim trong lúc nhân viên y tế và cảnh sát lời qua tiếng lại, chuyện đau lòng ở Australia.
Theo báo Người đưa tin ngày 24/4 có bài Nhân viên y tế "bận" cãi nhau với cảnh sát, bệnh nhân trụy tim tử vong. Nội dung như sau:
Theo 9News, ngày 25/2/2020, ông David Low (64 tuổi), một bệnh nhân tiểu đường đến từ thành phố Kilburn, Australia đã gọi cho Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia (NDIS) vì bất ngờ cảm thấy không khỏe khi đang ở nhà một mình. Ông bị biến chứng tim, gặp vấn đề về hô hấp và phải cắt cụt chi do tiểu đường.
Ông Low nói với nhân viên chăm sóc của NDIS rằng ông đang rất đau đớn, không thể ra khỏi giường và cần được giúp đỡ. Sau đó, ông làm rơi điện thoại và không thể liên lạc lại được. Lo lắng cho sức khỏe của ông, nhân viên này đã gọi cấp cứu đến địa chỉ được cũng cấp trước đó.
Nhân viên cấp cứu Darryl Sparrow được điều đến nhà lúc 16h20 chiều cùng ngày nhưng không vào bên trong vì không tin bệnh nhân đang ở trong nhà. Người này cho rằng có lẽ vợ bệnh nhân đã đón ông đi, do đó không phá cửa để vào trong.
Đi cùng còn có một sĩ quan cảnh sát đã liên tục thúc giục nhân viên y tế Sparrow sử dụng quyền hạn của mình để tiến hành hoạt động động khẩn cấp để vào bên trong nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, ông Sparrow kiên quyết không làm.
Theo luật Australia, từng bang sẽ có quy định quyền hạn đột nhập của nhân viên y tế, cảnh sát đột nhập tư gia trong trường hợp khẩn cấp. Quyền này sẽ phụ thuộc trong nhà đó đang xảy ra trường hợp cần hỗ trợ y tế, hay có dấu hiệu hành vi tội phạm.
Ít phút sau đó, một nữ cảnh sát khác tới, tiếp tục thúc giục song ông Sparrow kiên quyết không cấp quyền phá cửa vì vẫn không tin rằng bệnh nhân đang ở bên trong và đã gọi đến đường dây nóng để hỏi rõ tình hình.
Sau những cuộc gọi điện thoại liên tục lên cấp trên, cảnh sát và nhân viên y tế đã tranh cãi gay gắt từng phút. Ông Sparrow cho biết cần bằng chứng cho thấy chủ nhà ở bên trong thì mới phá cửa, trong khi cảnh sát cho biết họ không thể làm điều đó vì đây là trường hợp y tế.
Nữ cảnh sát đó trèo lên thùng rác của hàng xóm để nhảy qua hàng rào và gõ vào cửa sổ và cửa ra vào phía sau nhằm báo hiệu cho ông David Low về sự hiện diện của họ nhưng không nhận đuộc câu trả lời.
Hơn một tiếng sau, con gái của của ông David Low mới đến mở cửa thì phát hiện cha đã tử vong bên trong. Theo dữ liệu từ máy tạo nhịp tim cho thấy bệnh nhân đã qua đời trong khoảng thời gian hai lực lượng này tranh cãi ngoài cửa.
Tại phiên tòa xét xử vụ việc, con gái ông David Low cho biết cả cảnh sát và lực lượng y tế đều có công cụ hỗ trợ và nếu phá cửa, chi phí sửa chữa chỉ khoảng 120 AUD (2 triệu đồng) nhưng kết quả là không ai chịu phá cửa dẫn đến sự ra đi của ông.
Nhân viên y tế Sparrow sau đó thừa nhận, đáng ra mình nên phá cửa. Cảnh sát chỉ trích nhân viên y tế và yêu cầu họ cần được đào tạo thêm, trong khi người dân địa phương chỉ trích cả hai lực lượng.
Ngày 22/04/2025 , VTC đưa tin "Sư tử cái xổng vào khu dân cư và vồ chết bé gái 14 tuổi". Nội dung chính như sau:
Theo Cơ quan Động vật hoang dã Kenya (KWS), con sư tử cái đã nhảy qua hàng rào tạm thời, xâm nhập vào một khu dân cư gần Công viên Quốc gia Nairobi vào đêm 19/4 (theo giờ địa phương) - Paul Udoto, Trưởng phòng Truyền thông Doanh nghiệp Cấp cao của KWS, nói với CNN.
Sư tử đã nhảy vào một ngôi nhà và tấn công bé gái - người đang ở bên trong cùng với một thiếu niên. "Không có bằng chứng nào cho thấy các nạn nhân có hành vi khiêu khích con vật" - ông Paul Udoto, Trưởng phòng Truyền thông Doanh nghiệp Cấp cao của KWS, cho biết.
Thiếu niên thứ hai đã ngay lập tức kếu cứu và các kiểm lâm cùng đội cứu hộ của KWS đã ứng phó với vụ việc. Khi đến nơi, nhóm đã lần theo vết máu dẫn đến sông Mbagathi, nơi thi thể của bé gái được tìm thấy với những vết thương ở lưng dưới.
Giới chức địa phương đã đặt bẫy và triển khai các đội để tìm kiếm con sư tử cái. Họ cũng đang nỗ lực tăng cường các biện pháp an ninh - bao gồm lắp đặt hàng rào điện và hệ thống cảnh báo sớm với sự trợ giúp của AI để thông báo cho người dân về các hoạt động của động vật ở gần đó - theo ông Udoto.
(Ảnh: Mapbox)
Trong một vụ việc khác xảy ra vào ngày 18/4, một con voi đã tấn công một người đàn ông 54 tuổi khi người này đang chăn thả gia súc tại một khu rừng ở quận Nyeri của Kenya. Nạn nhân đã tử vong khi đến bệnh viện - KWS thông tin.
Cơ quan này nói thêm rằng cả hai vụ tấn công đều nhấn mạnh đến nhu cầu tiếp tục đầu tư vào việc giảm thiểu xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Việc này được thực hiện thông qua các biện pháp can thiệp chiến lược, hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường hợp tác với các cộng đồng bị ảnh hưởng.
KWS vẫn đang điều tra về các vụ thú hoang tấn công người. Tuy nhiên, những phát hiện ban đầu cho thấy cả hai vụ đều có liên quan đến áp lực sinh thái rộng hơn và sự xâm lấn của con người vào môi trường sống của động vật hoang dã - ông Udoto nhận định.
Các vụ tấn công của sư tử và voi được coi là tương đối hiếm. Số vụ sư tử tấn công người chỉ chiếm chưa đến 2%, trong khi việc voi tấn công người phổ biến hơn trong số các vụ việc được báo cáo.