Từ 1/1/2025, 3 điều cần lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng, tạm ngưng giao dịch

Từ ngày 1/1/2025, để không bị gián đoạn các giao dịch, chủ tài khoản ngân hàng bắt buộc phải xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân hợp lệ.

Ngày 15/12/2024, báo Phụ nữ thủ đô đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 1/1/2025, 3 điều cần lưu ý để không bị khóa tài khoản ngân hàng, tạm ngưng giao dịch". Nội dung cụ thể như sau:

3 trường hợp không được giao dịch online từ 1/1/2025

Từ 1/1/2025 nếu chưa xác thực sinh trắc học, người dùng không thể rút tiền, chuyển tiền tại ATM. Để không bị gián đoạn trong việc thực hiện các giao dịch online, giao dịch tại ATM, nhiều Ngân hàng đã và đang nỗ lực thúc giục khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và căn cước công dân. 

Có 3 trường hợp bị tạm dừng giao dịch, khóa tài khoản thanh toán gồm: 

Thứ nhất, khách hàng không cập nhật giấy tờ tùy thân đã hết hạn. Theo quy định mới, các giấy tờ như Chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu hoặc Căn cước công dân (CCCD) phải còn hiệu lực và thông tin phải được cập nhật đầy đủ trong hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2025, tất cả thẻ CMND sẽ hết hiệu lực theo Luật Căn cước 2023. Những người chưa đổi sang CCCD bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi và cập nhật thông tin với ngân hàng. Nếu không, khách hàng sẽ không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào, từ rút tiền, chuyển khoản đến thanh toán trực tuyến.

Thứ hai, khách hàng không thực hiện xác thực sinh trắc học. Việc đăng ký sinh trắc học bao gồm các thông tin như vân tay hoặc nhận dạng khuôn mặt. Khách hàng có thể thực hiện thông qua ứng dụng ngân hàng hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch. Nếu chưa hoàn thành bước này, tài khoản sẽ bị tạm dừng mọi giao dịch từ ngày 1/1/2025. Đây là biện pháp để xác minh chính xác danh tính chủ tài khoản, ngăn ngừa các hành vi gian lận và giả mạo, bảo vệ tài sản của người dùng.

Thứ ba, các giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú của khách hàng nước ngoài hết hiệu lực. Những khách hàng nước ngoài cư trú tại Việt Nam cũng phải cập nhật thông tin giấy tờ khi chúng hết hạn. Việc không tuân thủ sẽ dẫn đến việc bị khóa giao dịch ngân hàng.

Lưu ý: Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2025. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2025.

Xác thực sinh trắc học bằng cách nào?  

Để không bị gián đoạn trong việc thực hiện các giao dịch online, giao dịch tại ATM, nhiều Ngân hàng đã và đang nỗ lực thúc giục khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và căn cước công dân. Những trường hợp khách hàng chưa thực hiện cập nhật sinh trắc học có thể tham khảo 3 cách xác thực sinh trắc học dưới đây.

- Cách 1: Xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chíp

Để xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chíp thì điện thoại của bạn phải có hỗ trợ NFC.

Nếu điện thoại có hỗ trợ NFC thì bạn chỉ cần tìm đến mục giấy tờ tùy thân trên ứng dụng ngân hàng và sau đó làm theo hướng dẫn để quét CCCD gắn chíp.

Quy trình 3 bước để xác thực sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng

Quy trình xác thực sinh trắc học lần đầu theo Quyết định 2345 gồm ba bước:

- Đầu tiên là chụp ảnh mặt trước, sau của căn cước công dân

- Chạm căn cước công dân gắn chip vào đầu đọc chip trên điện thoại để truyền dữ liệu

- Bước cuối cùng là quét khuôn mặt.

- Cách 2: Xác thực sinh trắc học bằng VNeID

Để xác thực sinh trắc học bằng VNeID thì người dân phải có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và cập nhật ứng dụng ngân hàng, ứng dụng VNeID lên phiên bản mới nhất.

Sau đó thì vào từng ngân hàng mà có cách xác thực khác nhau. Ví dụ:

- Đối với MB: Tại giao chính của ứng dụng, bạn nhập từ khóa “giấy tờ tùy thân” vào thanh tìm kiếm. Sau đó chọn xác thực sinh trắc học bằng VNeID và làm theo hướng dẫn của ứng dụng.

- Đối với Vietcombank: Tại giao chính của ứng dụng, bạn nhập từ khóa “xác thực sinh trắc học” vào thanh tìm kiếm. Sau đó chọn xác thực sinh trắc học bằng VNeID và làm theo hướng dẫn của ứng dụng.

Lưu ý: Hiện nay chỉ có một số ngân hàng hỗ trợ xác thực sinh trắc học bằng VneID.

- Cách 3: Xác thực sinh trắc học tại ngân hàng

Nếu người dân không thể tự xác thực sinh trắc học bằng 2 cách trên thì có thể đến trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để được hỗ trợ xác thực sinh trắc học.

Hiện nay, nhiều ngân hàng đã làm việc ngoài giờ hành chính, làm việc vào cuối tuần để hỗ trợ người dân xác thực sinh trắc học như:

- Từ ngày 02/12/2024 đến hết ngày 13/01/2025, Agribank thông báo khung giờ mở cửa giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 là từ 7h30 đến 18h30; thứ 7 và chủ nhật là từ 8h00 đến 17h30

- Từ ngày 23/11/2024 đến hết ngày 15/01/2025, thời gian mở cửa giao dịch của Vietcombank là từ thứ 2 đến thứ 6 là từ 8h00 đến 18h30; thứ 7 và chủ nhật là từ 8h00 đến 17h30.

Trước đó, báo Sức khỏe & Đời sống đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 1/1/2025, các nhóm tài khoản ngân hàng sau sẽ bị khóa thẻ, tạm ngừng giao dịch, người dân nên biết". Nội dung cụ thể như sau:

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng nhằm nâng cao bảo mật và đảm bảo an toàn trong giao dịch. Trong đó, có một số điều khoản về hoạt động tài khoản ngân hàng chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025.

Theo quy định tại Thông tư, các ngân hàng đồng loạt phát đi thông báo yêu cầu người dùng phải cập nhật đầy đủ thông tin giấy tờ tùy thân và xác thực sinh trắc học để tiếp tục giao dịch. Những trường hợp khách hàng có thông tin không hợp lệ sẽ bị tạm ngừng giao dịch trực tuyến và khóa thẻ.

Thông báo này căn cứ theo quy định của Luật Căn cước 2023 và Thông tư 17/2024/TT-NHNN.

Từ 1/1/2025, chủ tài khoản chưa thực hiện xác thực thông tin sinh trắc học sẽ bị tạm dừng giao dịch ngân hàng. Ảnh minh họa: TL

Các trường hợp tài khoản ngân hàng sẽ bị tạm dừng giao dịch từ ngày 1/1/2025

Thứ nhất: Khách hàng sử dụng giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu đã hết hiệu lực. Theo quy định tại Luật Căn cước 2023 (Luật số 26/2023/QH15), các loại CMND cũ (9 số và 12 số) sẽ chỉ còn giá trị sử dụng trong các giao dịch đến hết ngày 31/12/2024.

Do đó, nếu khách hàng không cập nhật giấy tờ tùy thân mới còn hiệu lực và đầy đủ thông tin lên hệ thống ngân hàng thì sẽ không thể thực hiện bất cứ giao dịch nào, từ rút tiền, chuyển khoản đến thanh toán trực tuyến.

Thứ hai: Chủ tài khoản chưa thực hiện xác thực thông tin sinh trắc học: Tài khoản thanh toán bị tạm dừng giao dịch rút tiền trên phương tiện điện tử (như rút tiền tại ATM), giao dịch thanh toán trên phương tiện điện tử (như chuyển tiền/ thanh toán trên MyVIB, VIB Checkout, E-commerce…).

Đây là biện pháp để xác minh danh tính chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, qua đó ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo hình ảnh.

Thứ ba: Các giấy tờ chứng minh thời hạn cư trú của khách hàng nước ngoài hết hiệu lực. Những khách hàng nước ngoài cư trú tại Việt Nam cũng phải cập nhật thông tin giấy tờ khi chúng hết hạn. Việc không tuân thủ sẽ dẫn đến việc bị khóa giao dịch ngân hàng.

Lưu ý: Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2025.

Người chưa đủ 15 tuổi có được sử dụng tài khoản ngân hàng không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán như sau:

"Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ gia tăng khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được thực hiện thông qua người đại diện. Người đại diện thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện".

Theo quy định nêu trên, việc sử dụng tài khoản thanh toán của cá nhân là người chưa đủ 15 tuổi phải được thực hiện thông qua người đại diện. Người đại diện thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua tài khoản thanh toán của người được đại diện theo quy định của pháp luật dân sự về giám hộ và đại diện.