Tin vui cho người lao động vùng bão lũ, không đi làm vẫn nhận được quyền lợi này

Người lao động ở khu vực bị ảnh hưởng do bão lũ không đi làm có được hưởng lương không? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.

Ngày 20/9/2024, báo Sức khỏe & Đời sống đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Tin vui cho người lao động vùng bão lũ, không đi làm vẫn nhận được quyền lợi này". Nội dung cụ thể như sau:

Không đi làm ngày bão lũ có được hưởng lương?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi phải ngừng việc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 99 sau đây sẽ được trả lương:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo quy định nêu trên, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì thiên tai theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:

- Trường hợp ngừng việc ≤14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

- Trường hợp ngừng việc >14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do 02 bên thỏa thuận, tuy nhiên cần bảo đảm lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Trường hợp người lao động phải nghỉ làm do bão lũ vẫn được hưởng lương theo quy định. Ảnh minh họa: TL

Trường hợp nghỉ làm do bão lũ được tính lương thế nào?

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đã được Chính phủ đã quy định rất cụ thể như sau:

Để biết địa phương nơi doanh nghiệp mình đang làm thuộc vùng nào, người lao động có thể tham khảo theo bảng lương tối thiểu vùng nơi mình đang công tác.

Doanh nghiệp không trả lương cho người lao động có bị phạt?

Căn cứ quy định Khoản 2, Điều 17 Nghị định 12/2022 về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương: Chủ sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định có thể bị phạt tiền.

Số tiền phạt từ 5 - 50 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động.

Ngoài phạt tiền, chủ sử dụng lao động buộc phải trả đủ tiền lương cộng với tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.

Tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định vì lý do bất khả kháng mà chủ sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn, thì thời gian trả lương chậm nhất không quá 30 ngày.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, chủ sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng tiền lãi của số tiền trả chậm.

Tiền lãi tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng nơi doanh nghiệp công bố mở tài khoản trả lương.

Trước đó, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Nghỉ làm do bão Yagi, người lao động được trả lương không?". Nội dung cụ thể như sau:

Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất điện tử vốn FDI Hàn Quốc tại tỉnh Bắc Ninh - Ảnh minh họa: GIA ĐOÀN

Phải nghỉ việc do bão Yagi, tiền lương tính thế nào?

Nhiều doanh nghiệp cho người lao động nghỉ làm vì ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu sau bão để đảm bảo an toàn cũng như khắc phục hậu quả của mưa lũ, không ít người lao động thắc mắc họ có được trả lương khi nghỉ không. Nếu nghỉ nhiều ngày thì lương tính cụ thể thế nào.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Lê Đức Thọ - Văn phòng luật sư Đức Thọ và cộng sự - cho hay điều 99 Bộ luật Lao động 2019 có quy định trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương.

Đó là trường hợp có sự cố về điện, nước không do lỗi của chủ sử dụng lao động; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hai bên thỏa thuận.

Nếu ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống, tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Còn ngừng việc trên 14 ngày làm việc, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận song phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Như vậy, do ảnh hưởng của bão Yagi (bão số 3), người lao động ngừng việc được doanh nghiệp trả lương, mức lương không thấp hơn lương cơ bản vùng nơi làm việc.

Nếu nghỉ quá 14 ngày thì tiền lương từ ngày 15 do các bên thỏa thuận.

Từ ngày 1-7-2024, lương tối thiểu vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 23.800 đồng/giờ). Vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 21.200 đồng/giờ).

Vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 18.600 đồng/giờ). Vùng 4 là 3,45 triệu đồng/tháng (theo giờ tối thiểu 16.600 đồng/giờ).

Ví dụ, anh A làm việc ở công ty B ở TP Hạ Long, Quảng Ninh (vùng 1), phải nghỉ làm do bão Yagi. Bình thường, anh A làm 8 tiếng/ngày, lương 5 triệu đồng/tháng. Do được nghỉ làm tránh bão, anh A sẽ được hưởng lương 190.400 đồng/ngày.

Một công ty tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh bị bay mái tôn do ảnh hưởng của bão Yagi - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Doanh nghiệp không trả lương sẽ bị phạt

Căn cứ khoản 2, điều 17, nghị định 12/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương, chủ sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định có thể bị phạt tiền.

Số tiền phạt từ 5 - 50 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động.

Ngoài phạt tiền, chủ sử dụng lao động buộc phải trả đủ tiền lương cộng với tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.

Tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 nêu thêm vì lý do bất khả kháng mà chủ sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn, thì thời gian trả lương chậm nhất không quá 30 ngày.

Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, chủ sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng tiền lãi của số tiền trả chậm.

Tiền lãi tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng nơi doanh nghiệp công bố mở tài khoản trả lương.