Bà Phương Hằng có được livestream sau khi ra tù không

Bà Nguyễn Phương Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Báo Người Đưa Tin ngày 20/9 đưa thông tin với tiêu đề: Bà Phương Hằng có được livestream sau khi ra tù không. Với nội dung như sau: 

Bà Nguyễn Phương Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày. Bà Phương Hằng hiện đang ở đâu sau khi được ra tù trước thời hạn? Thực hư bức ảnh bà Nguyễn Phương Hằng ra tù gây xôn xao dư luận Bà Nguyễn Phương Hằng đã được ra tù trước thời hạn

Theo thông tin trên một số phương tiện thông tin đại chúng, ngày hôm qua (19/9) bà Nguyễn Phương Hằng đã được ra tù trước thời hạn.

Theo bản án phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP HCM đã tuyên trước đó, bà Nguyễn Phương Hằng bị tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bà Hằng đã chấp hành án phạt tù tại Trại giam An Phước (Bình Dương). Dự kiến, bà chấp hành bản án đến ngày 24/12/2024, nhưng đến nay, bà được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày.

Nhiều người bày tỏ thắc mắc với việc giảm án trước thời hạn, thì theo quy định, bà Hằng có được livestream không?

Khung cảnh bà Hằng thường livestream trước đó (Ảnh MXH)

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn luật sư TP HCM) cho biết, để được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, người chấp hành án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể, hồ sơ đề nghị được lập, thẩm định và quyết định theo quy định.

Cụ thể; khoản 2, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải trình diện UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý để cam kết chấp hành nghĩa vụ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. UBND cấp xã, đơn vị quân đội báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu kết quả việc trình diện và cam kết của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Vào ngày cuối cùng của thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù...

Đồng thời, theo Điều 62 Luật này quy định về nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện bao gồm: Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; trình diện và cam kết theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này. chịu sự quản lý của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý...

"Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không nghiêm cấm việc người được tha tù trước thời hạn được livestream nhưng việc livestream không được nhằm thực hiện hành vi đã từng phạm tội trước đó và không được trái với quy định của pháp luật", luật sư Diệp Năng Bình phân tích.

Bà Hằng được tha tù trước thời hạn

Theo bản án phúc thẩm, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng và 4 đồng phạm đã thực hiện 57 buổi livestream tại nhà riêng trên đường Nguyễn Thông (quận 3, TP HCM) và Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) với nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển...

Theo tòa, bị cáo Hằng có vai trò chủ mưu, khởi xướng. Hành vi của các bị cáo vi phạm Luật An ninh mạng và Nghị định 72/2013/NĐ-CP; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

TAND TP HCM tuyên phạt bà Hằng 3 năm tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tại phiên tòa phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP HCM, bà Hằng không kháng cáo nhưng đã thể hiện ăn năn, hối cải về hành vi của mình, đã nộp toàn bộ số tiền bồi thường... nên được giảm án còn 2 năm 9 tháng tù. 

Tiếp đến, báo Dân Trí cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Mới ra tù, bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam?                                                                                                                                   

Nội dung được báo đưa như sau: 

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng (cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) đã chấp hành xong án phạt từ tại Trại giam An Phước (tỉnh Bình Dương) và được trả tự do. So với bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên phạt mức án 2 năm 9 tháng tù về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bà Hằng được giảm án trước thời hạn 3 tháng 5 ngày. 

Độc giả Dân trí thắc mắc, trường hợp mới ra tù mà chưa được xóa án tích, bà Phương Hằng có được trở lại điều hành Công ty Đại Nam không?

Bà Phương Hằng tại phiên tòa phúc thẩm (Ảnh: Hải Long).

Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình, Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết theo khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định... thì không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Ngoài quy định trên, các nội dung khác tại Luật này quy định về người đại diện theo pháp luật, giám đốc hay chủ tịch của công ty không có quy định cấm về việc người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích có quyền điều hành công ty. Do đó, đối với trường hợp của bà Phương Hằng, dù đã được xóa án tích hay chưa, nữ doanh nhân vẫn có quyền trở lại điều hành hoạt động của Công ty Đại Nam mà không bị pháp luật nghiêm cấm.

Đối với việc xóa án tích, luật sư Hùng cho biết theo quy định của pháp luật, người bị kết án sau khi chấp hành hình phạt tù và thời gian thử thách sẽ được xóa án tích. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, 3 trường hợp được xóa án tích bao gồm Đương nhiên được xóa án tích; Xóa án tích theo quyết định của Tòa án và Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. 

Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, người nào phạm tội không thuộc Chương XIII và XXVI Bộ luật này, đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều này thì đương nhiên được xóa án tích. 

Cụ thể, khoản 2 Điều này quy định đối với người bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền hoặc được án treo, nếu trong thời hạn 1 năm từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hạn thử thách án treo mà người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì được xóa án tích. 

Đối với người bị phạt tù tới 5 năm, thời hạn là 2 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt chính còn với các trường hợp bị phạt tù từ trên 5 năm tới 15 năm và từ 15 năm trở lên, chung thân hoặc tử hình nhưng được giảm án, thời hạn áp dụng lần lượt là 3 và 5 năm. 

Như vậy đối với trường hợp của bà Phương Hằng, trong thời hạn 2 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt chính tức ngày 19/9/2024, nếu cựu Giám đốc Công ty Đại Nam đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và không thực hiện hành vi phạm tội mới thì sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích. 

Về trình tự, thủ tục để xóa án tích, Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia - Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn Sở Tư pháp trực tiếp quy định các thủ tục chi tiết để xóa án tích cho các trường hợp được đương nhiên xóa án tích. Người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp đơn tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi mình thường trú, đối với trường hợp của bà Phương Hằng là Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương. 

Tiến sĩ Đặng Anh Quân, một trong các đồng phạm của bà Phương Hằng trong vụ án (Ảnh: Hải Long).

 

Theo nội dung vụ án, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Phương Hằng và 4 bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của 10 cá nhân.

Cụ thể, bà Hằng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam (tỉnh Bình Dương) được nhiều người trên mạng xã hội biết đến. Từ tháng 3/2021, bà Hằng đã sử dụng điện thoại di động, máy tính xách tay và máy quay phim, đăng nhập vào 12 tài khoản mạng xã hội do bà này quản lý. Bà thực hiện nhiều buổi livestream, phát ngôn trực tiếp trên Internet với nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự các cá nhân.

Bà Hằng còn đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của nhiều người, trái quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4/4, ngoài bà Hằng, các bị cáo Đặng Anh Quân (43 tuổi, cựu giảng viên Trường đại học Luật TPHCM) lĩnh 2 năm tù (giảm 6 tháng); Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty Cổ phần Đại Nam) 1 năm tù (giảm 6 tháng) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.