'Tây du ký 1986' phải quay lại vì ý kiến của một khán giả

Bộ phim "Tây du ký 1986" là tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm mới phát sóng, phim phải quay lại vì bị chỉ ra lỗi sai.

Báo Tiền Phong ngày 09/05/2024 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: "'Tây du ký 1986' phải quay lại vì ý kiến của một khán giả". Với nội dung như sau: 

Trang 163 đưa tin đạo diễn Dương Khiết, người chỉ đạo bộ phim Tây du ký 1986 là người cầu toàn. Nhờ tính cách đó của bà, khán giả đã có được bộ phim kinh điển xem mãi không chán, được chiếu đi chiếu lại hơn 3.000 lần. Đạo diễn Dương Khiết chỉn chu tới mức dù phim đã phát sóng, bà vẫn quay lại một cảnh quay để không bỏ sót lỗi.

Cụ thể, trên báo Tân Dân Vãn Chiều số ra ngày 18/3/1988, một tác giả đã viết một đọan văn chỉ ra chỗ sai lầm của đoàn phim. Ở tập 15 Đấu pháp ở Xa Trì Quốc (tên khác: Đấu pháp hàng tam quái), Tôn Ngộ Không có cuộc thi cách không đoán vật với ba vị quốc sư của Xa Trì Quốc. Trong nguyên tác, Tôn Ngộ Không nói trong tủ có "một chiếc chuông nát", đoàn phim cũng thực sự tìm một chiếc chuông thủng lỗ chỗ để quay phim.

Tập phim Đấu pháp hàng tam quái được khán giả yêu thích.
Tập phim Đấu pháp hàng tam quái được khán giả yêu thích.

Tuy nhiên, vị tác giả này chỉ ra rằng "chiếc chuông" này là chỉ bộ quần áo của trẻ em, đây là tiếng địa phương của dân tộc Ngô Duy Nhĩ tại Tân Cương, Trung Quốc, chứ không phải chỉ cái chuông có thể phát ra tiếng.

Sau khi đoàn phim Tây du ký biết được thông tin này, đạo diễn Dương Khiết đã nghiêm túc kiểm điểm và quyết định quay lại, thay chiếc chuông nát bằng một bộ quần áo. Do đó, bản lưu truyền hiện tại là Đường Tăng đoán rằng trong tủ là một bộ quần áo cũ.

Đoàn phim lúc đầu sử dụng một chiếc chuông cũ để quay phim.
Đoàn phim lúc đầu sử dụng một chiếc chuông cũ để quay phim.
Tuy nhiên, sau khi được khán giả góp ý đoàn phim đã đổi thành bộ quần áo cũ.
Tuy nhiên, sau khi được khán giả góp ý đoàn phim đã đổi thành bộ quần áo cũ.

Theo 163, thực tế vị tác giả này là vị học giả đương đại nổi danh của Trung Quốc tên là Tiền Chung Thư. Từ nhỏ, ông đã đọc và nghiên cứu tiểu thuyết Tây du ký nên dễ dàng nhận thấy lỗi sai của đoàn phim.

Là một nhà văn, người chuyên nghiên cứu tài liệu lịch sử Trung Quốc, ông cho rằng đoàn phim nên càng làm sát với nguyên tác càng tốt và tránh sai lầm về văn hóa lịch sử, vì vậy đã viết "Thư đề nghị" để đăng báo.

Bên cạnh đó, theo Sina, trong nguyên tác, tập Đấu pháp hàng tam quái có những chi tiết khá kinh dị như các quốc sư đề nghị Tôn Ngộ Không móc lòng xào trên chảo để chứng minh mình bất tử. Tuy nhiên, xét thấy hành vi này quá dã man, ngoài ra, việc nấu trên vạc dầu đã có trong tập 9 Ăn trộm quả nhân sâm nên đạo diễn không đưa chi tiết này lên phim.

Nhân vật đạo sĩ bị cạo đầu thành hòa thượng trong phim do một vị giám đốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đảm nhiệm, là đồng nghiệp với đạo diễn Dương Khiết, được đoàn phim trưng dụng tạm thời.

Nhân vật đạo sĩ bị cạo đầu thành hòa thượng trong phim do một vị giám đốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đảm nhiệm, là đồng nghiệp với đạo diễn Dương Khiết, được đoàn phim trưng dụng tạm thời.

Ngoài ra, tập phim còn có cảnh ba đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng quậy phá ở miếu Tam Thanh, rót "nước thánh" cho ba vị quốc sư uống. Lúc đầu, đoàn phim định sử dụng nước sô đa, sau đó lại đổi thành bia. Song, cũng chính vì tình huống này, một thời gian sau các diễn viên không muốn uống bia vì bị ám ảnh bởi suy nghĩ đó là nước tiểu của lợn.

Theo SinaTây du ký 1986 giờ đây đã trở thành tác phẩm in sâu trong tâm trí khán giả nhiều thế hệ. Phim vẫn là món ăn tinh thần của người dân trong hàng chục năm qua. Đồng thời, mỗi chi tiết trong phim hay hậu trường đều được người xem tìm hiểu kỹ lưỡng, bàn luận sôi nổi, điều này thể hiện sức sống lâu bền của tác phẩm.

Tiếp đến, báo Dân Việt ngày 22/06/2021 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Hậu trường "Tây du ký" lần đầu được hé lộ sau 35 năm: Đi khắp 24 tỉnh, quay ở 21 địa điểm. Nội dung được đưa như sau:

Đoàn phim bị Tổng cục Điện ảnh điều tra vì tin đồn "lợi dụng quay phim để du lịch".

Tây du ký phiên bản 1986 là một trong những tác phẩm phim ảnh kinh điển nhất của điện ảnh Trung Quốc. Đây cũng là bộ phim được chiếu nhiều ở Trung Quốc và Việt Nam.

Đầu tháng 6 vừa qua, thông tin VTV2 bắt đầu chiếu lại Tây du ký vào dịp hè cho khán giả thưởng thức khiến nhiều người thích thú. Bên cạnh đó, những câu chuyện hậu trường lần đầu được hé lộ càng khiến người xem tò mò hơn.

"Tây du ký" 1986 được chiếu lại trên VTV.
"Tây du ký" 1986 được chiếu lại trên VTV.

Tây du ký là một trong bốn bộ phim kinh điển trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ phim không phải được ưu ái như nhiều người nghĩ khi mới khởi quay. Tháng 4.1986, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng Bộ tài chính và Tổng cục Điện ảnh thành lập một tổ điều tra đoàn làm phim Tây du ký.

Theo Toutiao, ba điều tra viên tới đoàn phim khảo sát để theo dõi liệu có phải ê-kíp mượn việc quay phim để đi du sơn ngoạn thủy như có người "phao" tin hay không. Thời điểm đó, nhiều người tung tin cho rằng, ê-kíp Tây du ký mượn việc quay phim, dùng tiền để đi du lịch là chính, quay phim chỉ là phụ.

Cố đạo diễn Dương Khiết (khoanh tròn) cùng đoàn phim.
Cố đạo diễn Dương Khiết (khoanh tròn) cùng đoàn phim.

Khi đọc được thông tin này, đạo diễn Dương Khiết tức giận đến mức chết lặng, không nói được lời nào. Sau khi đi điều tra và khảo sát,đoàn điều tra đã kết luận những tin đồn trên là sai sự thật. Đoàn phim Tây du ký không những đi khắp Trung Quốc, chọn bối cảnh quay phù hợp và đẹp nhất để đưa vào phim mà còn gặp vô số khó khăn. Do di chuyển giữa nhiều tỉnh, thành phố, đoàn phim không có thời gian và kinh phí xây dựng studio tạm thời ở phim trường. Tuy chi phí đi lại tốn kém nhưng bù lại tiết kiệm được chi phí xây dựng studio.

Chính vì thế, trước khi thành lập tổ phim, Dương Khiết cùng Vương Sùng Thu - quay phim chính, Lý Thành Nho – thư ký trường quay cùng nhiều nhân viên đoàn phim như tổ mỹ thuật, ánh sáng, biên kịch... tất cả gồm 6 người đi khắp Trung Quốc để khảo sát bối cảnh quay phim.

Ê-kíp thành lập đoàn quay đi khảo sát, tìm địa điểm quay "Tây du ký".
Ê-kíp thành lập đoàn quay đi khảo sát, tìm địa điểm quay "Tây du ký".

Sau khi thành lập đoàn phim, ê-kíp đi tìm địa điểm quay rất nhiều lần. Cuối cùng tổng số tỉnh thành đã quay trong cả nước là 24 tỉnh, trong đó có 21 địa điểm quay. Điều này có thể coi Tây du ký là đoàn phim đầu tiên đi khắp Trung Quốc để quay ngoại cảnh.

Tổng hợp