Ngôi nhà 'chình ình' giữa đường cao tốc: Không chịu di dời vì đòi hơn 2 căn nhà, chính quyền nhanh trí tạo ra 'mắt thần' check-in
Ngôi nhà này còn được mệnh danh là "ngôi nhà có móng chắc nhất" ở Giang Tây.
Theo Tạp chí Bất động sản Việt Nam có bài Ngôi nhà 'chình ình' giữa đường cao tốc: Không chịu di dời vì đòi hơn 2 căn nhà, chính quyền nhanh trí tạo ra 'mắt thần' check-in. Nội dung như sau:
Trên đường cao tốc G206 ở Giang Tây, Trung Quốc, một tòa nhà hai tầng bao quanh bởi đường cao tốc mới xây dựng chưa bị phá dỡ. Nhìn từ trên không, nó trông giống như một con mắt được gắn vào giữa đường và cư dân mạng đặt biệt danh là "Con mắt Jinxi" (Cẩm Tây), thu hút nhiều người dân đến xem và chụp ảnh, check-in.
Những tháng gần đây, có rất nhiều người đến đây check-in với "mắt thần". Thậm chí, ngôi nhà còn được mệnh danh là "ngôi nhà có móng chắc nhất" ở Giang Tây. Tuyến đường cao tốc G206 đã chính thức thông xe nhưng chủ nhà vẫn đang sinh sống trong nhà mặc cho các phương tiện lưu thông ầm ầm qua đường cao tốc.
Quốc lộ G206 là đường cao tốc hạng nhất Bắc Nam bắt đầu từ Uy Hải, Sơn Đông ở phía Bắc và kết thúc tại Sán Đầu, Quảng Đông ở phía Nam, đi qua năm tỉnh Sơn Đông, Giang Tô, An Huy, Giang Tây và Quảng Đông, với tổng chiều dài hơn 2.400km
Theo CTwant, chủ nhà là ông Hoàng, 72 tuổi không hài lòng với số tiền đền bù của chính quyền. Ban đầu, chính quyền bồi thường phá dỡ hơn 1,6 triệu nhân dân tệ và 2 ngôi nhà. Tuy nhiên, ông Hoàng yêu cầu 3 căn nhà.

Hơn nữa, tiền đền bù không cấp một lần, mà chia thành 2 lần vào năm 2024 và năm 2025. "Cấp bao nhiêu tiền cũng không quan trọng, vì tôi có hai con trai, lúc đầu tôi chỉ muốn cấp một lần".
Sau một thời gian dài đàm phán không có kết quả, chính quyền huyện Cẩm Tây đã thiết kế lại đường, vòng qua hai bên ngôi nhà và hình thành nên "Mắt thần Cẩm Tây". Họ xây một cây cổng riêng để gia đình ông Hoàng có thể ra vào. Việc làm này khiến kinh phí xây đoạn đường này bị đội lên so với kế hoạch ban đầu.
Chủ nhà và con trai út vẫn sống ở đây. Họ ra khỏi nhà vào ban ngày và về nhà vào ban đêm sau khi đội thi công tan làm. Mặc dù có nước và điện, nhưng cuộc sống của họ rất bất tiện. Không có nhà vệ sinh hoặc nhà bếp, không có internet và họ không thể xem tivi.

Ông Hoàng cho biết, ban đầu con đường dẫn ra ngoài là một đường ống tròn và bị người khác chê cười, sau đó chính quyền mở cửa hiện tại cho nhà ông.
Hiện nay, ông Hoàng đã chi gần 100.000 nhân dân tệ thuê luật sư ở Bắc Kinh xử lý vụ việc và đệ đơn kiện lên tòa án, nhưng phiên tòa vẫn chưa bắt đầu.
Trong thời gian này, chính quyền hứa sẽ tăng đền bù thành 3 ngôi nhà như yêu cầu nhưng cả hai bên vẫn không tìm được tiếng nói chung về phương thức thanh toán bồi thường.
Trong một số lần trả lời phỏng vấn gần đây, ông Hoàng cũng đã thừa nhận rất hối hận vì không đồng ý với các điều kiện phá dỡ trước đó. Nếu thời gian có thể quay ngược lại, ông sẽ đồng ý với các điều kiện phá dỡ tại thời điểm đó. Bây giờ giống như thua cược và ông cảm thấy có chút hối hận. Ông không ngờ rằng chính quyền thà bỏ thêm tiền để chuyển hướng con đường còn hơn là đồng ý với yêu cầu của gia đình ông và tạo ra "Mắt thần Jinxi" hiện nay.
Trên báo VnExpress cũng đưa tin về căn nhà trên qua bài viết Ngôi nhà cô độc giữa đường cao tốc vì chủ 'được voi đòi tiên'. Nội dung như sau:
Đúng là cuộc sống có lắm chữ ngờ và gia chủ trong bài này là người thắm thía nhất với nó. Cứ tưởng vớ được món hời nhưng nào ngờ mất cả chì lẫn chài thế này đây. Theo đó, vài năm trước, khi chính quyền gõ cửa nhà ông Huang Ping ở huyện Jinxi, đề nghị mua ngôi nhà của ông với giá khá cao và ba bất động sản khác.

Ông Huang Ping sống với đứa cháu trai 11 tuổi của mình đã được đề nghị 1,6 triệu nhân dân tệ (220.700 đô la) và hai bất động sản khác, một lời đề nghị sau đó được tăng lên thành ba bất động sản.
Tuy nhiên, ông đã từ chối mới với hy vọng có được một thỏa thuận tốt hơn. Thật không may, canh bạc của ông đã không thành công, vì chính quyền quyết định xây dựng xung quanh bất động sản của ông thay vì nhượng bộ.
Cuối cùng, tất cả những chủ sở hữu bất động sản khác trong khu vực đã bán đất của họ cho Chính phủ, khiến Huang trở nên cô lập giữa một xa lộ sắp được khánh thành.
Ông Huang hàng ngày phải đi qua một đường ống bê tông để rời khỏi ngôi nhà vì tiếng ồn của công trường và chỉ trở về vào buổi tối, khi công nhân đã rời đi.