Mẹ đau đớn khi kiểm tra camera giám sát: Con 7 tuổi bị 2 cô giáo đánh tát hàng chục cái chỉ vì lý do nhỏ nhặt

Mới đây, một vụ việc một bé trai bị giáo viên tát hơn 20 cái xảy ra ở trường tiểu học tại Trung Quốc khiến cộng đồng mạng nước này không khỏi xôn xao.

Báo Người đưa tin ngày 11/11 đưa thông tin với tiêu đề: "Mẹ đau đớn khi kiểm tra camera giám sát: Con 7 tuổi bị 2 cô giáo đánh tát hàng chục cái chỉ vì lý do nhỏ nhặt" cùng nội dung như sau: 

Mới đây, một vụ việc một bé trai bị giáo viên tát hơn 20 cái xảy ra ở trường tiểu học tại Trung Quốc khiến cộng đồng mạng nước này không khỏi xôn xao. Bức ảnh chứng minh người Nhật “tinh tế nhất hành tinh” Hàng xóm thường xuyên khỏa thân đi lại ngoài hành lang, viết thư: Hai phụ nữ cầu cứu sự giúp đỡ Cô gái 19 tuổi đi triệt sản vì cảm thấy “thế giới này không tươi đẹp một chút nào”

Theo đó, một bé trai 7 tuổi khi đi học tại trường tiểu học Đông Thành (Đức Châu, Sơn Đông, Trung Quốc) đã bị chính 2 giáo viên của mình bạo hành ngay tại trường.

Cụ thể, bà Vương - phụ huynh của bé trai - cho biết, cô giáo dạy Ngữ văn đã yêu cầu con mình cởi giày và ném vào thùng rác chỉ bởi bé vô tình để lại dấu chân trên sàn nhà mới lau, buộc cậu bé phải đi chân trần trong lớp. Vì quá lạnh nên nam sinh đã lục thùng rác tìm giày đeo lại.

 

Nhưng đến buổi học Toán, giáo viên dạy toán ngay khi phát hiện đã nắm cổ áo cậu bé lên bục giảng và tát hơn 20 cái vì “đeo giày mà chưa được phép”. Đồng thời, giáo viên này cũng bắt bé đứng chân trần trên bục giảng 1 tiết học.

Bà Vương sau khi biết chuyện đã vô cùng tức giận và cho biết ngay cả khi ở nhà bà cũng chưa từng đánh con. Càng phẫn nộ hơn, sau khi kiểm tra camera giám sát ngoài hành lang trường học, bà Vương đã thấy cả hai giáo viên trên đã bắt con mình đứng ngoài hành lang gần 17 phút để đánh mắng.

“Sau giờ học, giáo viên dạy Toán đã đưa con tôi ra hành lang và liên tục tát vào mặt, đá vào chân con tôi. Giáo viên ngữ văn cũng đến và nhéo vào cánh tay thằng bé. Tất cả mọi chuyện kéo dài 16 phút 53 giây. Tôi có đoạn video làm bằng chứng và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm pháp lý.” - bà Vương cho hay.

Bà Vương sau đó đã gọi cảnh sát và cung cấp bằng chứng liên quan, đồng thời cảnh sát cũng đã tiến hành điều tra thêm về vụ việc. 

Đây không phải lần đầu tiên con bà Vương bị bạo hành bởi giáo viên trong trường học. Chỉ cách đây một tuần, giáo viên dạy toán đã đánh bé vì nói chuyện và không mặc đồng phục. Dù bà Vương mong muốn chuyển trường nhưng nhà trường đã liên tục thoái thác mặc dù bà không yêu cầu bồi thường mà chỉ mong tìm được cho con môi trường học tập tốt hơn.

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo trường tiểu học Đông Thành cho biết đã lập tức sa thải hai giáo viên trên cũng như tiếp tục phối hợp điều tra làm rõ vụ việc. Về vấn đề chuyển trường, nhà trường khẳng định bản thân không có thẩm quyền giải quyết. Phòng giáo dục thành phố hiện vẫn chưa có phản hồi về vấn đề này.

Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra làm rõ.

Trước đó, báo Tuổi trẻ ngày 22/12 cũng có bài đăng với thông tin: "Lắp camera, liệu có giám sát được bữa ăn bán trú khi người ta cố tình làm sai?". Nội dung được báo đưa như sau:

Sau vụ 11 học sinh ăn sáng với 2 gói mì tôm chan cơm ở Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoàng Thu Phố 1, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai đề nghị các trường lắp camera giám sát toàn bộ khu vực chế biến thức ăn, khu vực chia suất ăn và khu vực ăn của học sinh.

Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online ủng hộ cách làm này và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng ra các trường học trên cả nước. 

Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng điều này không cần thiết, mà phải tăng ý thức trách nhiệm của nhà trường, đồng thời kiến nghị phụ huynh được quyền kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú.

Lắp camera, công khai thực đơn bữa ăn bán trúHọc sinh tiểu học ăn sáng mì gói chan cơm: Làm rõ ngay, 'đòi' lại công bằng cho bữa ăn các con!Diễn đàn 'Giám sát bữa ăn học đường': Phát hiện vi phạm phải xử nghiêm

Hơn 420 ý kiến bạn đọc kiến nghị tiến hành ngay việc lắp camera tại bếp ăn trường học.

Bạn đọc Thanh Hoang "đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai lắp camera đến tất cả các trường tổ chức ăn bán trú để phụ huynh có thể tham gia giám sát, góp ý cho bữa ăn của học sinh đảm bảo đủ chất và lượng, các em mới có sức học tập".

Cực kỳ ủng hộ giải pháp này, bạn đọc Long cho hay "phải áp dụng ngay cho tất cả các trường có bán trú, nội trú trên cả nước. Bên cạnh đó, công khai bảng thực đơn để ai cũng có thể theo dõi một cách dễ dàng".

Bạn đọc Hừng Đông chia sẻ: "Ngày nay ở nhiều cơ quan, công ty đều có camera giám sát. Con người sẽ có ý thức kỷ luật hơn, bớt làm chuyện khuất tất. Lắp camera giám sát bếp ăn trường học sẽ cải thiện bữa ăn bán trú tốt hơn".

Ăn chặn bữa ăn bán trú phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo bạn đọc Ba Phi: "Cần có người chịu trách nhiệm giám sát bữa ăn cho học sinh bán trú từ khâu nhập nguyên liệu thực phẩm, chế biến và chia khẩu phần ăn mỗi ngày. Nếu làm sai phải chịu trách nhiệm đến mức hình sự vì sự an toàn và sức khỏe của thế hệ tương lai".

"Camera cũng cần nhưng nếu trường có hiệu trưởng thỏa hiệp cắt xén bữa ăn của học sinh thì vẫn không ổn. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm chính về bữa ăn bán trú" - bạn đọc Nguyễn Viết Lập bày tỏ.

Cùng đề cập đến vấn đề trách nhiệm, bạn đọc Vinh Hanh cho rằng "để xảy ra câu chuyện cắt xén bữa ăn của học sinh ở Lào Cai còn có trách nhiệm của phòng giáo dục địa phương và sở giáo dục và đào tạo vì đã không sâu sát trong giám sát. Nếu có sự giám sát, có sự kiểm tra chặt chẽ thì đâu có việc xấu hổ như vậy cho ngành giáo dục".

Bạn đọc Đăng có ý kiến: "Đâu thể gọi là cắt xén bữa ăn thôi được. Đó là ăn chặn nguồn hỗ trợ quốc gia dành cho học sinh dân tộc vùng cao. Xin các cơ quan có thẩm quyền hãy vào cuộc và điều tra các cá nhân, đơn vị liên quan, truy thu số tiền bị ăn chặn và khởi tố vụ việc".

"Không phải cứ lắp camera là giám sát hết"

Trong khi đó, bạn đọc Đức Thành băn khoăn: "Không phải cứ lắp camera tại bếp, nhà ăn, lớp học... là có thể giám sát hết. Nếu làm rầm rộ sẽ phản tác dụng, vì giáo viên, nhân viên trường học và cả học sinh không thể không có cảm giác bị săm soi".

Bạn đọc Trần Đăng Ẩn đề nghị "các cơ quan chức năng phải thường xuyên cử người kiểm tra đột xuất, thành phần gọn nhẹ, thủ tục đơn giản. Kể cả phụ huynh cũng có thể đến kiểm tra đột xuất. Chứ lắp camera chỉ chứng tỏ chúng ta đang lạm dụng công nghệ".

Bởi theo bạn đọc Thanh: "Lắp camera rồi lại phải có người canh camera, sau đó thêm người kiểm tra người canh camera nữa". Bạn đọc Thành An chua chát: "Hồi xưa con người giám sát máy móc, bây giờ máy móc giám sát con người!".

Còn bạn đọc Tú kiến nghị "bắt buộc các trường quay video bữa ăn có kèm hình ảnh học sinh mỗi ngày hoặc mỗi tuần đăng công khai lên nhóm của các lớp và trường. Chứ gắn camera mà không ai kiểm tra thì cũng như không, vì 10-30 ngày nó lại tự xóa dữ liệu cũ".

Cùng quan điểm, bạn đọc Xuân Họp nghĩ rằng "các bếp ăn nên thành lập nhóm Zalo có cha mẹ học sinh và thầy cô giáo. Hằng ngày nhận bao nhiêu thực phẩm, số lượng ra sao, chia suất ăn thế nào sẽ chụp lại và gửi vào nhóm để nhiều người đối chiếu, giám sát".