Đi xin việc, nam sinh viết 1 cụm từ vào CV liền bị loại luôn, 4 năm học ĐH coi như bỏ: Mong không ai mắc lỗi này

Bạn chỉ có chưa đến 7,5 giây để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng khi họ đọc sơ yếu lý lịch của bạn trong lần đầu tiên.

Báo Phụ nữ mới ngày 20/4 đưa thông tin với tiêu đề: Đi xin việc, nam sinh viết 1 cụm từ vào CV liền bị loại luôn, 4 năm học ĐH coi như bỏ: Mong không ai mắc lỗi này. Với nội dung như sau: 

CV, hay sơ yếu lý lịch, có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình xin việc vì nó là thông điệp đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiếp xúc để đánh giá khả năng và kinh nghiệm của ứng viên. CV tốt cần phải trình bày thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thành tựu một cách rõ ràng, súc tích và chuyên nghiệp. Một CV nổi bật có thể giúp ứng viên tạo được ấn tượng đầu tiên tốt và tăng cơ hội được mời tham gia phỏng vấn.

Tín Trung là sinh viên mới tốt nghiệp tại một trường ĐH nổi tiếng tại Trung Quốc. Có nền tảng học vấn tốt cùng với đó là năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa, nên khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc, nam sinh thầm nghĩ kiểu gì cũng kiếm được một công việc trong mơ. Tuy nhiên, trái ngược lại với suy nghĩ của mình, anh chàng ứng tuyển 7749 công việc khác nhau đều... thất bại. Lúc đầu anh nghĩ, nhà tuyển dụng đã đánh giá sai khả năng của mình chứ không có nghĩa lý gì lại trượt ngay từ vòng gửi xe như vậy.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, càng ứng tuyển, anh chàng càng thất vọng vì mãi chẳng được nhà tuyển dụng nào hồi âm. Cuối cùng, anh phải tìm đến sự trợ giúp của một "tiền bối" khóa trên hiện đang là trưởng phòng tuyển dụng tại một công ty khá có tiếng. Sau khi xem qua CV của Tín Trung, tiền bối trong nghề liền nói:

"Hồ sơ của em rất nhiều tiềm năng nhưng em đang bị mắc một lỗi sai, em có biết đó là gì không?".

Tín Trung vô cùng hốt hoảng đáp: "Đó là gì ạ?".

"Lỗi sai đó chính là em viết rất nhiều cụm 'chịu trách nhiệm' trong CV của mình. Khi viết CV, nhiều người chủ yếu tập trung vào phần định dạng, chẳng hạn như phông chữ, khoảng cách và số lượng trang, nhưng từ ngữ trong CV còn quan trọng hơn.

'Chịu trách nhiệm' cho một cái gì đó chỉ là một hoàn cảnh. Nếu em nói rằng 'chịu trách nhiệm cho X' là một cách nói khá chung chung để mô tả khả năng và thành tích của em. Rõ ràng là em phải là người có trách nhiệm rồi, bởi nếu không thì em chẳng mang lại bất kỳ giá trị gì cho công ty cả", vị "tiền bối" của Tiến Trung tiết lộ.

Tại sao cần tránh từ này bằng mọi giá?

Theo các chuyên gia về sơ yếu lý lịch của Harvard, cơ hội được chú ý của bạn cao hơn nhiều khi bạn sử dụng những động từ mạnh, dễ lan tỏa và tràn đầy tự tin.

Giống như "tiền bối" của Tín Trung, Ken Coleman - tác giả cuốn sách bán chạy nhất From Paycheck to Purpose, người dẫn chương trình của The Ken Coleman Show và đồng thời là huấn luyện viên nghề nghiệp của Mỹ cũng cho rằng mọi người cũng nên bỏ cụm "chịu trách nhiệm" ra khỏi CV.

Ngoài ra, Ken Coleman cũng khuyên bạn nên tránh xa các từ mang hàm ý chung chung và các cụm từ khó hiểu. Đây là những từ mà bạn có thể nghe mọi người nói mọi lúc, nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng mơ hồ, không giúp nhà tuyển dụng nhận diện và phân biệt bạn với các ứng viên khác. Một vài ví dụ:

- Deep dive (đi sâu, chuyên sâu)

- Game plan (chiến lược đã được vạch ra trước)

- Hard worker (người làm việc chăm chỉ)

- Move the needle (tạo ra một sự thay đổi lớn)

- Synergize (điều phối, hiệp lực)

- Team player (làm việc nhóm tốt)

- Think outside the box (sáng tạo)

Ảnh minh họa

Những từ ngữ nên có trong sơ yếu lý lịch

Ngược lại, cũng có những từ ngữ mà nếu chúng xuất hiện trong CV thì CV của bạn có thể sẽ được "cộng điểm". Đó chính là:

Nhóm từ miêu tả "khả năng lãnh đạo"

1. Chỉ đạo

2. Quản lý

3. Mũi nhọn

4. Giám sát

5. Đào tạo

Nhóm từ miêu tả "khả năng làm việc nhóm"

6. Cộng tác

7. Đóng góp

8. Tham gia

9. Hỗ trợ

10. Chung tay, cùng nhau

Nhóm từ miêu tả "kỹ năng giao tiếp"

11. Làm chủ

12. Kết nối

13. Xác định

14. Minh họa

15. Trình bày

Nhóm từ miêu tả "khả năng phát triển"

16. Nâng cao

17. Tăng cường

18. Cải thiện

19. Đẩy mạnh

20. Tối đa hóa

Nhóm từ miêu tả "khả năng sáng tạo"

21. Xây dựng

22. Tạo dựng

23. Phát triển

24. Truyền cảm hứng

Tiếp dến, báo Tuổi Trẻ cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Chưa có kinh nghiệm, làm sao ‘ghi điểm’ khi phỏng vấn xin việc?

Nội dung được báo đưa như sau: 

Các nhà tuyển dụng cho rằng để buổi phỏng vấn xin việc thành công, ứng viên chưa có kinh nghiệm phải thể hiện sự tự tin, giỏi ngoại ngữ, chủ động trao đổi công việc, am hiểu công ty…

Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm vẫn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng qua phong thái tự tin, trả lời rành mạch, trung thực về kiến thức, mong muốn khi ứng tuyển - Ảnh: HÀ QUÂN

Đó là chia sẻ của các nhà tuyển dụng trong Ngày hội việc làm EPU’s Job Fair 2023 tổ chức tại Trường đại học Điện lực ngày 10-5. Theo đó, có trên 50 doanh nghiệp tham gia với khoảng 3.000 chỉ tiêu.

Trượt phỏng vấn do quá bị động

Theo ông Lê Hồng Quân - trưởng phòng quan hệ trường học và thu hút nhân tài FPT Software, sinh viên mới ra trường thường trượt phỏng vấn do bị động khi trao đổi công việc, trông chờ nhà trường kết nối, chờ nhà tuyển dụng hỏi mới trả lời, đánh giá quá cao bản thân, đòi hỏi lương cao…

“Trước khi bạn trẻ đòi hỏi thu nhập tốt thì hãy xem lại các bạn có học lực khá giỏi, chứng chỉ tiếng Anh hay kinh nghiệm thực tế. Nếu các bạn có đầy đủ những yếu tố đấy, chúng tôi sẽ tự đánh giá”, ông Quân chia sẻ.

Nhà tuyển dụng này cho rằng sinh viên mới tốt nghiệp ngoài chuyên môn tốt, cần nâng cao kỹ năng thuyết trình, làm slide, viết báo cáo, học thêm chứng chỉ kỹ năng online hoặc ngôn ngữ lập trình. 

Nếu không trang bị các “vũ khí tay trái” trên, lao động trẻ sẽ rơi vào nhóm cắt giảm tuyển dụng. Ước tính nhu cầu tuyển mới giảm 1/3 so với các năm trước, vị này cho biết.

Trong năm 2023, FPT Software vẫn cần khoảng 3.000 sinh viên mới ra trường và 4.000 sinh viên thực tập. Thu nhập thực tập sinh từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày. Sinh viên mới ra trường có thể nhận từ 600 - 1.000 USD chưa tính đãi ngộ khác.

Các ngành tuyển dụng nhiều là công nghệ thông tin, lập trình trí tuệ nhân tạo (AI), big data, điện toán đám mây (cloud computing), điện tử, xe tự động hóa.

Có nhiều năm tuyển dụng lao động, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - chuyên viên tuyển dụng Công ty CP Longi Vina Solar - cho biết “điểm trừ” của sinh viên mới ra trường là thiếu kinh nghiệm, có tâm lý nhảy việc, chịu áp lực kém, yếu ngoại ngữ, định hướng không rõ ràng.

Với gen Z sắp ra trường, chị khuyên các bạn phải viết đơn xin việc chi tiết, cụ thể sở trường, bổ sung chứng chỉ ngoại ngữ, kỹ năng mềm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Khi ứng tuyển, ứng viên phải tự tin, thể hiện sự tích cực, tìm hiểu kỹ doanh nghiệp, nói ngắn gọn mục tiêu trong 1, 2 hoặc 3 năm tới tại công ty…

Trong tháng 5-2023, công ty tuyển 100 - 200 sinh viên mới ra trường ở các vị trí kỹ sư công nghệ, kỹ sư thiết bị, kế toán, kiểm toán, chuyên viên vận hành… Yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng trở lên, thu nhập từ 15 - 18 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, công ty tuyển khoảng 1.000 công nhân sản xuất tốt nghiệp THCS trở lên, đủ 18 tuổi, ưu tiên biết tiếng Trung.

Còn anh Nguyễn Đăng Hưng - chuyên viên tuyển dụng LG Display - cho biết trong 20 - 30 phút phỏng vấn, ứng viên phải thể hiện được sở trường như kỹ năng Excel, vẽ AutoCad, trình bày bằng tiếng Anh… 

Do đó, anh khuyên sinh viên, nhất là các bạn chưa có kinh nghiệm phải tìm hiểu trước công ty sắp ứng tuyển, thể hiện hiểu biết chuyên môn sâu, tự tin khi nói về kỹ năng mềm.

“Ứng viên chỉ có 2 tháng thử việc nên phải thể hiện hết khả năng để “ghi điểm”. Đổi lại, thu nhập cho sinh viên mới ra trường từ 10 - 12 triệu đồng/tháng chưa tính đãi ngộ khác như ăn ca, xe đưa đón, anh Hưng bày tỏ.

Để "ghi điểm" khi phỏng vấn, người lao động phải thể hiện sự tự tin, trả lời ngắn gọn, khéo léo khoe kỹ năng mềm - Ảnh: HÀ QUÂN

Đi làm thêm sớm, không lo thất nghiệp

Vũ Quang Anh - sinh viên ngành công nghệ phần mềm, Trường đại học Điện lực - cho biết đã phỏng vấn thực tập tại một công ty chuyên phát triển website doanh nghiệp từ năm 3. Mức lương từ 5 - 8 triệu đồng/tháng.

“Khi đi làm, các bạn cần thể hiện sự chăm chỉ, ham học hỏi, chủ động giao tiếp với anh chị và chấp nhận bị đánh giá, giải trình lỗi sai. Nếu mình không chủ động nhờ trợ giúp trong công việc, sếp sẽ nghĩ mình đã hoàn thành. Đến khi phải nộp phần việc, sản phẩm không đạt sẽ bị phạt, thậm chí mất việc”, Quang Anh tâm sự.

Còn Đậu Đức Hùng, sinh viên quê Nghệ An, cho biết bạn từng nhận việc lắp điện mặt trời ở một công ty với mức lương 400.000 đồng/ngày. Học chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng, Hùng kiên trì theo công việc vì nó giúp nâng cao kỹ năng tính toán, vẽ AutoCad và kinh nghiệm xử lý tình huống.

“Khi đi làm, mình sợ nhất là tiếp xúc với thiết bị thật vì nhiều ký hiệu, chỉ số chưa được học. Tuy nhiên, mình chủ động hỏi anh chị đi trước, đọc thêm tài liệu. Khi tốt nghiệp, mình kỳ vọng lương 10 - 12 triệu đồng/tháng do đã có kinh nghiệm gần 2 năm”, Hùng cho hay.

Cách né những câu phỏng vấn vượt giới hạn

Bạn cần công việc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cung cấp thông tin cho mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Sẽ có những câu hỏi khiến bạn cảm thấy không thoải mái, và tốt nhất né đi là hơn.