Con dâu vay tiền trả nợ bảo không có, nhưng cho con gái 3 tỷ mua nhà, 2 năm sau tôi cảm ơn mẹ chồng

Không những không cho vay tiền, ngày ấy mẹ chồng còn đuổi luôn vợ chồng tôi ra đường thuê trọ, không cho sống chung nữa.

Ngày 6/7/2023, Thời báo Văn học Nghệ thuật đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Con dâu vay tiền trả nợ bảo khô.ng có, nhưng cho con gái 3 tỷ mua nhà, 2 năm sau tôi cảm ơn mẹ chồng". Nội dung cụ thể như sau:

Vợ chồng tôi cưới chạy bầ.u, sau khi cưới vì chưa có điều kiện nên phải sống chung với nhà chồng. Mẹ chồng là người khô.ng quá khó tính, nhưng bà cũng ít gần gũi với con dâu. 

Buồn nhất là chồng tôi, tưởng có gia đình rồi anh sẽ tập trung làm ăn, trưởng thành hơn nhưng nào ngờ anh vẫn ham vui, suốt ngày tụ tập bạn bè. Thành thử kinh tế gia đình toàn mình tôi gánh vác. 

Khi con được hơn một tuổi, chồng còn bị chủ nợ về tận nhà siết nợ. Đến lúc ấy tôi mới biết chồng khô.ng những rư.ợu ch.è mà còn c.ờ b.ạc, cá độ. 

Con trai bị chủ nợ về tận nhà đòi thế mà mẹ chồng tôi vẫn dửng dưng như khô.ng có chuyện gì. Phần vì còn thương chồng, phần vì muốn cho con mái ấm đủ cả bố lẫn mẹ nên tôi đành phải vét những đồng tiền cuối cùng trong nhà, vay mượn nhà ngoại để trả bớt nợ cho chồng. 

Thế nhưng, anh vẫn khô.ng chịu thay đổi, hết lần này đến lần khác báo nợ về nhà, lúc là khoản nợ nho nhỏ 500 nghìn, khi thì vài triệu. Nhiều lúc bí quá khô.ng xoay được ở đâu, tôi đánh liều hỏi vay mẹ chồng nhưng bà chối thẳng:

- Nó tự làm tự chịu, mẹ khô.ng có tiền. Mẹ cũng già rồi khô.ng sức đâu lo cho nó mãi được. Bây giờ các con đã là một gia đình nhỏ rồi, nói trắng ra thì nợ nần là chuyện của nhà con, con là vợ thì phải có trách nhiệm bảo ban chồng. 

Mà con cũng phải cứng rắn lên. Biết rằng hai vợ chồng cần phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau nhưng khô.ng phải cứ giúp nó trả nợ đã là tốt đâu con à. Như vậy là hại nó chứ khô.ng phải giúp đâu. Con cứ mặc xác nó đi, nợ ai người nấy trả, thằng này phải để người ta đánh cho một trận nhừ tử mới sáng mắt ra được. 

Tôi vay tiền trả nợ cho chồng nhưng mẹ chồng khô.ng cho. (Ảnh minh họa)

Tôi thừa biết là mẹ chồng khô.ng muốn cho vợ chồng tôi vay, chứ bà có lương hưu sao lại khô.ng có tiền tiết kiệm chứ. Nhưng hỏi một lần thấy thái độ bà kiên quyết như vậy nên sau đó tôi chẳng buồn hỏi vay nữa. Nhiều lúc ngẫm, tôi vừa thấy tủi thân vừa thấy mẹ chồng thật sắt đá, thấy con trai khó khăn mà khô.ng buồn cứu giúp, khô.ng ngờ trần đời lại có người mẹ như vậy. 

Ấy vậy mà bà lại cho con gái, tức em gái chồng tôi 2 tỷ mua nhà. Tối đó hai vợ chồng tôi đưa con đi công viên chơi, lúc về đi ngang qua phòng mẹ chồng thì vô tình nghe bà đang gọi điện cho con gái:

- Mẹ mới gửi cho con 3 tỷ, con tìm mua căn hộ 3 phòng ngủ gần trung tâm cho tiện đi lại. Đã mua nhà thì mua rộng rãi một chút luôn cho ổn định con à, đỡ sau này phải đổi. 

Nghe mẹ chồng nói mà tôi lạnh cả lòng. Con trai, con dâu, cháu nội sống khổ sống sở vì nợ nần bà một đồng cũng khô.ng cho, con gái sống dư dả thì bà lại cho thêm tiền mua nhà. Nhưng dù sao đó là tiền của mẹ chồng, tôi khô.ng có quyền can thiệp, đòi hỏi. Tuy nhiên chồng tôi lại khác, anh nghe thấy thế thì tức lắm, liền xông vào phòng chất vấn mẹ:

- Mẹ cho cái Hà (em chồng tôi) tiền sao mẹ khô.ng cho con vay trả nợ? Con cũng là con của mẹ cơ mà? Với lại sau này mẹ ở với chúng con, có ở với nó đâu? 

- Đó là tiền của tôi, tôi thích cho ai là quyền của tôi. Tôi đưa cho anh để anh mang đi “đốt” hết vào mấy trò đỏ đen, rồi bao rư.ợu ch.è mấy đứa bạn bợm nhậu của anh à? Tôi già nhưng chưa lẩm cẩm. Anh là đàn ông con trai, khô.ng lo được cho gia đình thì thôi đi, đằng này còn về vòi tiền mẹ mà khô.ng thấy xấu hổ à?

Chồng trách mẹ vì khô.ng cho anh vay tiền, bà liền đuổi cả hai vợ chồng ra ngoài. (Ảnh minh họa)

Bực quá, mẹ chồng đuổi luôn cả nhà tôi ra ngoài thuê trọ. Thường ngày chỉ lo ăn, lo cho con ăn học đã mệt rồi, giờ mỗi tháng còn phải lo thêm mấy triệu tiền thuê nhà khiến tài chính ngày càng eo hẹp. Đã thế chồng vẫn cứ trơ trơ ra, khô.ng biết thương vợ con khiến tôi chán nản đến cùng cực.

- Em chán cuộc sống thế này lắm rồi, anh để mẹ con em sống lay lắt thế này mãi à? Anh còn lô đề c.ờ b.ạc nữa thì chúng ta l.y h.ôn. Em mà bế con đi nơi khác sống thì đời này anh đừng mong gặp lại con nữa. 

Dần dần chồng tôi cũng hiểu ra, bỏ hẳn c.ờ b.ạc rư.ợu ch.è, quyết tâm tu chí làm ăn, nhờ đó mà sau 2 năm vợ chồng tôi đã trả hết nợ. Trút đi được khoản nợ, cuộc sống dần ổn định tôi cũng lấy làm mừng. 

Cuối tuần rồi nhà chồng có giỗ nên mẹ gọi chúng tôi về làm cơm thắp hương. Nói thật, từ khi mẹ chồng đuổi con cháu ra đường ở, ngoài mặt tôi vẫn cố tỏ ra bình thường, vui vẻ với mẹ nhưng trong lòng thì ấm ức lắm. Nhưng sau ngày hôm ấy, tôi mới biết suốt thời gian qua tôi đã trách nhầm mẹ. 

Sau bữa giỗ, mẹ gọi hai vợ chồng tôi lại nói chuyện. (Ảnh minh họa)

Sau khi khách khứa về hết, mẹ gọi hai vợ chồng lại nói chuyện rồi đặt vào tay tôi một cuốn sổ đỏ. Mẹ ôn tồn nói:

- Đuổi các con ra ngoài mẹ cũng xót lắm, mẹ nào mà chẳng thương con thương cháu chứ, nhưng nếu khô.ng làm thế thì khô.ng biết bao giờ Danh (chồng tôi) mới tỉnh ngộ mà quay đầu. Giờ nó bỏ được c.ờ b.ạc, tu chí làm ăn mẹ mừng lắm. 

Mẹ khô.ng cho các con tiền trả nợ khô.ng phải vì mẹ tiếc tiền, mà là mẹ muốn giữ cho các con, chứ tiền bạc là vật ngoài thân, sau này mẹ mất cũng có mang theo được đâu. Trước mẹ gửi tiền cho cái Hà là nhờ con bé tìm mua cho mẹ một căn hộ 3 phòng ngủ ở thành phố. Mẹ tính khi nào Danh tu tỉnh trở lại sẽ sang tên cho các con, giờ thì mẹ yên tâm giao sổ đỏ cho hai đứa rồi. 

Nghe mẹ chồng nói, vợ chồng tôi vừa xúc động vừa biết ơn xen lẫn xấu hổ. Nếu ngày đó mẹ khô.ng đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà tự bươn chải thì khô.ng biết khi nào chồng tôi mới tỉnh ngộ nữa. 

Tiếp đó, báo VnExpress đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Thất vọng khi bố mẹ chồng khô.ng cho vay tiền mua đất". nội dung cụ thể như sau:

Tôi 33 tuổi, chồng 37 tuổi, kết hô.n được chín năm, có cậu con trai bảy tuổi, đang công tác ở Hà Nội. Bố mẹ hai bên đều làm việc trong quân đội và đã nghỉ hưu, sống và công tác chung một thành phố. Nhà tôi có điều kiện và khá giả hơn nhà chồng. Sau khi bố mẹ tôi nghỉ hưu thì chuyển đến Hà Nội. Còn bố mẹ chồng nghỉ hưu thì chuyển về quê và mua một căn biệt thự để ở, lúc đó ông bà khô.ng có tiền mua nên đi vay ngân hàng. Ông bà mua nhà ở quê trong lúc chúng tôi chuẩn bị tổ chức lễ cưới. Thời điểm đó, tôi hỏi chồng rằng nếu lấy nhau và ở Hà Nội, vấn đề nhà cửa sẽ thế nào, chồng tôi nói sẽ đi thuê nhà ở. Tôi hơi nghĩ ngợi, ông bà có sẵn nhà ở thành phố cũ, lại về quê mua một ngôi nhà mới rồi đi vay ngân hàng trong khi con trai mới lấy vợ và khô.ng có chỗ để ở tại Hà Nội.

Đám cưới vẫn tổ chức và sau lễ cưới, chúng tôi có chút tiền mừng cưới để làm vốn, bố mẹ chồng hỏi vay nhưng tôi đã gửi tiết kiệm rồi nên khô.ng cho vay nữa. Bố mẹ tôi có một căn chung cư trước đó cho thuê và cho vợ chồng tôi mượn ở, bố mẹ chồng góp 200 triệu đồng để sửa sang lại căn chung cư đó. Sau ba năm ở chung cư, bố mẹ tôi lại mua một căn nhà mặt đất năm tầng và cho chúng tôi chuyển về đó ở rồi bán căn chung cư cũ đi.

Sau gần 10 năm chung sống, chúng tôi có khoản tiết kiệm một tỷ đồng, vừa rồi có dự định tìm mua đất vùng ven Hà Nội để đầu tư. Tuy nhiên với giá nhà đất hiện nay, phải có ít nhất 1,5 tỷ hoặc 2 tỷ đồng mới mua được đất ở ngoại thành Hà Nội. Chúng tôi bàn bạc với gia đình hai bên để hỏi vay tiền trước, bố mẹ tôi khô.ng có tiền để cho vay thời điểm này, còn bố mẹ chồng có 300 triệu và bảo sẽ cho chúng tôi vay nếu cần. Trong lòng tôi đinh ninh là ông bà có thể cho vay được nên đã tìm mua những miếng đất vừa tài chính 1,5 - 1,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên sau vài ngày, chồng tôi gọi điện về nói chuyện với bố chồng, ông bảo khô.ng còn đủ 300 triệu nữa, chỉ còn hơn 200 triệu đồng. Và số tiền đó có thể sẽ để cho cô em chồng vay vì em chồng đã chốt mua một lô đất 1000 m2 ở Phú Quốc rồi. Trước đó, em chồng đã mua hai miếng đất ở quê, giờ lại mua tiếp 1000 m2 đất ở Phú Quốc để đầu tư. Em chồng tôi lấy chồng nước ngoài và định cư ở nước ngoài nhưng lại về Việt Nam mua đất. Sau khi nghe xong, tôi rất thất vọng. Thất vọng vì ông bà đã nói là sẽ cho vợ chồng tôi vay nên tôi mới hăm hở, sốt sắng tìm mua đất, để rồi bây giờ ông bà lại nói khác đi. Thiết nghĩ em chồng đã mua hai miếng đất ở quê rồi, nếu thiếu tiền để mua đất ở Phú Quốc, có thể bán đất ở quê để bù vào số tiền thiếu đó.

Vấn đề thứ hai là khi chúng tôi kể có dự định mua đất ở Hà Nội với số tiền như vậy và diện tích như thế, ông bà và cả cô em chồng đều kêu đắt, bảo chúng tôi mua lại miếng đất của cô em chồng ở quê với giá thị trường hiện tại là 1,5 - 1,6 tỷ đồng vì mua ở quê thì giá rẻ hơn và có người giúp trông nom lô đất đó. Tôi khô.ng hài lòng và khô.ng đồng ý mua vì nghĩ sau này con tôi khô.ng thể về quê ở được, hơn nữa đất ở quê khô.ng thể giá trị như đất Hà Nội. Tôi và chồng cãi nhau về vấn đề này bởi ông bà đã nói cho vay giờ lại nói khác đi.

Minh họa: AI

Hiện tại chồng tôi phải ở nhờ nhà vợ, nếu có thể mua được một miếng đất đứng tên mình sẽ đỡ cho anh và bản thân tôi cũng thấy yên tâm hơn. Nhưng chồng tôi và gia đình anh có vẻ khô.ng nghĩ như thế. Chắc họ nghĩ đang ở nhà của bố mẹ tôi như vậy rồi, sẽ ở mãi được và khô.ng phải lo lắng về chuyện nhà cửa, đất cát nữa. Mỗi lần tôi nói về vấn đề này, chồng đều nói khó nghe và bênh bố mẹ chồng, nói rằng ông bà khô.ng có tiền, cho vay được thì tốt, khô.ng cho vay được thì thôi.

Tôi có cảm giác bố mẹ chồng có vẻ ưu ái cô em chồng hơn vì lấy chồng nước ngoài, định cư ở nước ngoài khiến ông bà hãnh diện với họ hàng, làng xóm. Em chồng cho tiền ông bà sửa sang nhà cửa mỗi khi con rể về thăm nhà. Bố mẹ chồng đều là cán bộ quân đội nghỉ hưu, bố chồng là đại tá nên chúng tôi khô.ng phải lo lắng gì về lương hưu của ông bà. Tuy nhiên sau khi ông bà mua căn biệt thự ở quê thì phải trả nợ ngân hàng, khô.ng còn tiền để sửa sang nhà cửa. Chúng tôi đi làm ở Hà Nội cũng là làm thuê, cố gắng tiết kiệm để dành cho con cái chứ khô.ng cho biếu ông bà được gì. Chăm con, đưa đón con, tôi đều nhờ ông bà ngoại. Bố mẹ đẻ thương con cháu, cho ở nhà cao cửa rộng khô.ng tính toán.

Viết lên tâm sự này để giải tỏa sự buồn bã và giận dỗi về trách nhiệm của chồng và gia đình chồng. Trong lòng tôi rất rõ bố mẹ chồng khô.ng cho vay cũng phải chịu chứ chả biết làm thế nào. Độc lập, tự do về tài chính, khô.ng phải phụ thuộc ai là lý tưởng nhất, sau này mình cũng khô.ng phải lo nghĩ nhiều việc phải có trách nhiệm lại, phải trả ơn ra sao cho xứng đáng.