Cô gái Hà Nội giận vì nhà chồng hứa cho 10 chỉ vàng trong đám cưới, giờ vàng tăng lại tuyên bố một điều
Hà đã giận chồng sắp cưới suốt một tuần nay.
Báo Người đưa tin ngày 26/04 đưa thông tin với tiêu đề: "Cô gái Hà Nội giận vì nhà chồng hứa cho 10 chỉ vàng trong đám cưới, giờ vàng tăng lại tuyên bố một điều" cùng nội dung như sau:
Những ngày qua, giá vàng trong nước liên tục biến động, khi tăng phi mã, lúc lại “tuột dốc không phanh”. Giá vàng tăng, giảm thất thường cũng chứng kiến nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười. Người vui vì chốt lời thành công, người mất ăn mất ngủ vì mua xong vàng lại giảm, ngoài ra cũng không ít người tiếc đứt ruột vì đã để lỡ cơ hội tích lũy vàng, có cặp đôi sắp cưới giận nhau cũng vì vàng.
Nàng dâu buồn vì nhà chồng "lật kèo"
Kể trên Vnexpress, Ngọc Minh (28 tuổi, ở TP.HCM) tâm sự năm 2022, cô có một khoản tiền 200 triệu đồng nhàn rỗi, lúc đó giá vàng khoảng 63 triệu đồng/lượng. Được mẹ khuyên mua vàng do “tiền mặt dễ mất giá, vàng mới giữ được lâu dài”, song vì thích sự linh hoạt, ngại cất giữ tài sản quý nên Minh không mua.
Cuối năm ngoái, Minh và bạn trai tính chuyện cưới hỏi nên định mua 1 lượng vàng làm hồi môn. Thời điểm này, giá vàng khoảng 88 triệu đồng/lượng, Minh lại chần chừ vì sợ “mấy hôm nữa, giá lại giảm”. Sau Tết rồi đến hiện tại, giá vàng đã tăng rất cao, Minh rất hối hận vì nếu trước đây nghe lời mẹ mua vàng thì nay đã có số vốn đáng kể thay vì gửi tiết kiệm, lãi suất rất thấp.
Trường hợp của Thu Hà (30 tuổi ở Long Biên, Hà Nội) lại trăn trở, buồn bã kiểu khác. Hà kể dự định sẽ kết hôn vào tháng 5/2025, hai bên gia đình trước đó bàn bạc, thống nhất nhà trai tặng vợ chồng trẻ 1 lượng vàng, nhà gái tặng 2 lượng. Sau vài tháng, giá vàng tăng thêm 30 triệu đồng/lượng, nhà trai liền rút xuống còn 5 chỉ. Điều này khiến Hà cảm thấy buồn vì một lời hứa bị xem nhẹ, giận chồng sắp cưới 1 tuần nay.
Theo Hà, gia đình cô có thói quen tích lũy bằng vàng nên khi cần đến thì không bị áp lực, nhưng nhà bạn trai thì “nước đến chân mới nhảy”. Sợ bố mẹ ruột nghĩ không hay về nhà trai, Hà đang có ý định đưa tiền cho chồng mua vàng để trao cho đủ như lời hứa ban đầu.
Thời điểm hiện tại, việc mua vàng không hề dễ khi nhiều tiệm vàng lớn giới hạn số lượng bán ra, mỗi người tối đa 1-2 chỉ vàng nhẫn/mỗi lần xếp hàng, lấy số.
Sáng tranh thủ lấy số, chiều quay lại là đến lượt
Xếp hàng tại một cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) để mua vàng vào những ngày giá “đu đỉnh”, chị Ngọc Thảo (ở quận Cầu Giấy) cho biết khi tới cửa hàng vào lúc 10 giờ 15 phút sáng, chị đã nhận phiếu xếp hàng đến số 430, dự kiến buổi chiều mới đến lượt.
Kể với báo Dân Trí, chị Thảo tiết lộ sau 2 tuần xếp hàng mua vàng đã rút ra kinh nghiệm lúc nào rảnh thì đến cửa hàng lấy số rồi đi về, đến chiều quay lại là sẽ tới lượt.
Anh Nguyễn Văn Minh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì đi mua vàng theo lời khuyên của mẹ. Người đàn ông tâm sự vào cuối năm 2022, mẹ của anh đã chuyển hết số tiền tiết kiệm của bà thành 50 cây vàng. Thời điểm đó, giá vàng chỉ hơn 50 triệu đồng/lượng. Từ đó đến nay, mẹ anh Minh vẫn tiếp tục mua vàng dần để tích lũy.
Đến hiện tại, giá vàng đã tăng hơn gấp đôi nhưng mẹ của anh vẫn nói lên hay xuống không quá quan trọng. Học theo mẹ, người đàn ông cố gắng xếp hàng để mua 2 chỉ vàng nhẫn, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
10 giờ sáng ngày 26/4, giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu ổn định, niêm yết ở mức 11,7 - 12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); Giá vàng nhẫn tại Doji niêm yết thấp hơn 1 chút, ở mức 11,4 - 11,65 triệu đồng/chỉ (mua vào - bán ra); Giá vàng SJC hiện ở mức 119 - 121,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trước đó, báo VnExpress ngày 24/04 cũng có bài đăng với thông tin: "Những người hối hận vì không mua vàng sớm". Nội dung được báo đưa như sau:
Thời điểm đó nữ nhân viên một công ty xuất nhập khẩu ở quận Bình Thạnh, TP HCM có 200 triệu đồng nhàn rỗi, trong khi vàng giá 63 triệu đồng một lượng. "Mẹ bảo tiền mặt dễ mất giá, vàng mới giữ được lâu dài", cô gái 28 tuổi kể. Nhưng cô thích sự linh hoạt, ngại cất giữ tài sản quý.
Cuối năm ngoái, khi cùng bạn trai bàn chuyện cưới hỏi, Minh định mua một cây vàng làm hồi môn. Lúc này giá 88 triệu đồng một lượng, cô không dám mua vì sợ "mấy hôm nữa giá lại giảm". Sau Tết, giá vàng liên tục leo thang. Minh vẫn chần chừ dù biết chắc sắp cần đến vàng.
"Tôi rất hối hận", cô nói. "Nếu nghe mẹ, giờ tôi đã có một số vốn đáng kể, thay vì gửi tiết kiệm, lãi mỗi năm chưa đến 10 triệu đồng".
Trong làn sóng tăng giá vàng gần đây, nhiều người rơi vào tâm lý tiếc nuối tương tự Ngọc Minh. Hoàng Sơn, 25 tuổi, làm trong ngành thu âm ở Hà Nội cho biết cuối năm 2023 đã tích cóp được một cây vàng từ số tiền đầu tiên kiếm được sau khi ra trường.
Sang 2024, vàng biến động mạnh. Sơn chuyển hướng sang cổ phiếu và bất động sản. Đến cuối năm, khi dự định mua thêm vàng thì giá đã tăng quá cao. Tâm lý "chờ đáy" khiến anh lỡ nhịp trong khi các khoản đầu tư khác giậm chân tại chỗ, thậm chí lỗ nhẹ.
"Thật sự hối hận vì đã không kiên trì với vàng", Sơn chia sẻ.
Thị trường vàng đang trải qua thời kỳ tăng giá chưa từng thấy. Chưa đầy 1,5 năm, giá vàng đã tăng gấp đôi.
Từ tháng 11/2023, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lần đầu tiên phát tín hiệu giảm lãi suất, đà tăng của kim loại quý được kích hoạt. Từ mốc 60 triệu đồng một lượng, giá vàng tăng nhanh và dồn dập, liên tục phá các kỷ lục 70, 80, 90 và đạt mốc 100 triệu đồng hôm 19/3. Đúng một tháng sau, vàng lập đỉnh 120 triệu đồng.
Vàng có những lợi ích không thể phủ nhận như là "lá chắn lạm phát" của giới đầu tư toàn cầu, có tính thanh khoản cao. "Đặc biệt trong văn hóa Việt Nam, nhiều gia đình có thói quen tích trữ vàng để chuẩn bị cho cưới hỏi, sinh con, mua đất hoặc khi cần gấp", Lâm Tuấn, giảng viên về tài chính cá nhân và đầu tư, nói.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng vàng không nên là kênh đầu tư chính của người trẻ. Nó chỉ nên chiếm 5-10% danh mục tài sản, như một phần tĩnh, giúp cân bằng trước biến động. "Vàng không được chia cổ tức như cổ phiếu, không tạo dòng tiền như bất động sản; lại phát sinh thêm chi phí lưu trữ, rủi ro mất mát", ông Tuấn nói.
Ngoài yếu tố đầu tư, giá vàng còn ảnh hưởng đến quan hệ gia đình, nhất là trong dịp cưới hỏi. Trường hợp Thu Hà, 30 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội là ví dụ.
Hà cho biết đầu năm nay khi bàn chuyện cưới xin vào tháng 5/2025, hai bên gia đình thống nhất "nhà trai tặng vợ chồng trẻ một cây vàng, nhà gái tặng hai cây". Sau vài tháng, giá vàng tăng thêm 30 triệu đồng mỗi lượng, nhà trai rút xuống còn 5 chỉ.
"Tôi thấy buồn vì một lời hứa bị xem nhẹ", Hà chia sẻ.
Gia đình cô có thói quen tích lũy bằng vàng nên giờ cần đến không bị áp lực, ngược lại nhà bạn trai "nước đến chân mới nhảy". Cô giận nhà chồng một tuần nay chưa nói chuyện. "Tôi đang có ý định đưa tiền cho anh mua thêm vàng để trao cho đủ như lời hứa ban đầu, sợ bố mẹ tôi nghĩ không hay về nhà trai", Hà nói.
Theo chuyên gia Lâm Tuấn, nên xem vàng cưới là quà tặng, không phải là đầu tư. Tiêu chí đầu tiên không phải là giá tốt, mà là mua để giữ ý nghĩa, phù hợp điều kiện tài chính và đặc biệt không tạo áp lực cho đôi bên.
Bản thân Tuấn vừa tổ chức cưới đầu tháng 4. Anh và vợ đều đầu tư vàng nhẫn trơn từ trước, nhưng do giá quá cao họ chỉ mua một chiếc kiềng ba chỉ thay vì năm chỉ như dự định ban đầu.
Hiện nay nhiều gia đình khác cũng chọn phương án linh hoạt hơn bằng cách giảm số vàng trao ngày cưới, chuyển một phần sang tiền mặt hoặc nữ trang nhẹ.
Chuyên gia này cũng khuyên nên canh mua vào đầu tuần hoặc giữa tuần vì giá thường ít biến động hơn. Và nếu không nhất thiết mua vàng SJC, có thể cân nhắc vàng nữ trang 24k hoặc vàng 18k để tiết kiệm chi phí.
"Nếu chưa cưới ngay nên chia nhỏ các lần mua vàng, ví dụ mỗi tháng một, hai chỉ để bình quân giá", cố vấn tài chính cá nhân này khuyên.
Ngọc Minh thừa nhận không phải người đầu tư, cũng không kỳ vọng kiếm lời, nhưng đã bỏ lỡ một cơ hội tốt. "Nếu tôi quyết đoán hơn, giờ đã không phải bỏ ra số tiền lớn để mua vàng cưới mà cảm giác như đánh mất tiền", cô chia sẻ.
Đám cưới của Minh sẽ tổ chức vào mùa thu tới. Nghe theo lời khuyên "trung bình giá", cô đã mua hai chỉ vào hôm vàng lập đỉnh 120 triệu đồng.
Riêng Hoàng Sơn, sau một khóa học về tài chính cá nhân hồi đầu năm, anh thay đổi suy nghĩ "vàng là khoản đầu tư an toàn của người trung niên". Thực tế, nó cũng là bệ đỡ tài chính, là "áo giáp" cho những người trẻ bắt đầu tích lũy tài sản.
"Khi người trẻ còn mải tìm kiếm 'ngựa chiến', đôi khi họ bỏ qua 'áo giáp' cần thiết nhất để bước vào đời", Sơn nói và dự kiến sẽ mua thêm vàng vào thời gian tới, khi giá như kỳ vọng.