Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống

Tết Trung thu ấm áp dù thiếu chị Hằng, chú Cuội và không có lễ rước đèn ông sao ở Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), để học sinh Làng Nủ vơi đi nỗi nhớ bạn, nhớ nhà.

Báo Tuổi trẻ ngày 17/9 đưa thông tin với tiêu đề: Trung thu của học sinh Làng Nủ, chia kẹo cho những chỗ ngồi đã trống. Với nội dung như sau: 

Cỗ Trung thu không rước đèn của học sinh Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Lào Cai) - Ảnh: VŨ TUẤN

Trung thu không rước đèn

Tết Trung thu được một nhóm thiện nguyện ở Vĩnh Phúc và thầy cô Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh tổ chức gọn nhẹ cho các em. Tết Trung thu năm nay không rước đèn, không có văn nghệ, không có chú Cuội, chị Hằng, mà chỉ có bánh kẹo, xúc xích.

Nhiều em học sinh Làng Nủ Lào Cai lần đầu được ăn xúc xích dịp Tết Trung thu - Video: VŨ TUẤN

Tết Trung thu đúng vào buổi thứ hai 130 em học sinh từ điểm trường Làng Nủ chuyển ra học ở trường chính. Thầy giáo Phạm Đức Vinh, hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh, cho hay nhà trường sắp xếp để các em sinh hoạt như học sinh bán trú.

Chờ phá cỗ Trung thu - Ảnh: VŨ TUẤN

Một số phòng chức năng như phòng truyền thống, phòng âm nhạc trở thành phòng ở cho học sinh bán trú. Hiện tại, nhà trường tổ chức nấu ăn từ nguồn thực phẩm do các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ. Ban giám hiệu tiếp tục đề xuất với cơ quan chức năng bổ sung chế độ bán trú cho các em.

Chia bánh kẹo cho những chỗ ngồi đã trống vì lũ đã cuốn các em 

Phần bánh kẹo dành cho hai bạn ở Làng Nủ không bao giờ đến lớp được nữa - Ảnh: VŨ TUẤN

Buổi học thứ hai ở trường có vài chỗ trống vì chủ nhân của chỗ ngồi đã bị lũ cuốn. Các bạn không ngồi vào chỗ ấy, thầy giáo chia kẹo cũng chia thêm phần kẹo đặt vào chỗ trống.

"Thầy cô và các em rất thương, rất nhớ các bạn. Nhưng để đảm bảo tâm lý cho các em học tập thì các thầy cô đã kê lại bàn ghế, sắp xếp lại chỗ ngồi cho các em. Chúng tôi cũng tổ chức Trung thu đơn giản để các em có thêm niềm vui, quên đi những mất mát của cơn lũ vừa qua" - thầy Vinh nói.

Nhiều em lần đầu được ăn xúc xích

Tiệc "phá cỗ" có nhiều bánh kẹo, hoa quả, có cả xúc xích. Học sinh xếp hàng lần lượt như ăn buffet. Mỗi bạn được chọn một món, ăn xong xếp hàng lại chọn món khác để nhường cho các bạn.

Học sinh của Trường tiểu học và trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh được nhận nhiều bánh kẹo từ các nhà hảo tâm. Thầy cô và các em nhường cho các bạn trường khác. Trong tiệc Trung thu, món được các em xếp hàng chọn nhiều nhất là những thanh xúc xích.

Hoàng Quang Vinh - học lớp 1, vừa chuyển từ điểm trường Làng Nủ ra - vẫn chưa nguôi nỗi nhớ mẹ. Vinh thích nhất ăn xúc xích. "Lần đầu tiên cháu được ăn món này" - Vinh chia sẻ.

Đèn trung thu cho 'mái ấm'

Với chất liệu 'tình thương', chiếc đèn 'mái ấm' sẽ mang đến ánh sáng lung linh cho những mảnh đời cơ nhỡ mùa Trung thu...

Tiếp đến, báo Dân Trí cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Buổi học đầu tiên sau lũ quét, vắng vĩnh viễn 13 học sinh Làng Nủ

Nội dung được báo đưa như sau: 

Buổi học đầu tiên sau đợt bão lũ tại Trường tiểu học và THCS Phúc Khánh có nhiều ghế trống. 13 học sinh ở Làng Nủ vĩnh viễn không quay lại trường.

Buổi học sáng 16/9 của học sinh lớp 6 trường Phúc Khánh (Ảnh: Hoàng Hoa).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, thầy Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai), cho biết gần 100 em học sinh tại thôn Làng Nủ đã trở lại trường học trong sáng 16/9.

"Sau khi kiểm đếm, trường đã mất 13 em học sinh trong trận lũ quét, chủ yếu ở lớp 2 và lớp 6. Có 7 em bị thương đang điều trị tại bệnh viện", thầy Vinh chia sẻ.

Học sinh Làng Nủ trở lại trường vào sáng 16/9 (Ảnh: T.P).

Trước đây, trường số 1 Phúc Khánh có 1 điểm trường đặt tại Làng Nủ cho các em lớp 1 và lớp 2. Sau trận lũ, khu vực Làng Nủ không còn an toàn, thầy Vinh quyết định gọi tất cả học sinh của thôn ra ở nội trú tại trường số 1 Phúc Khánh nằm cách Làng Nủ 5km.

"Sáng nay ở các lớp học, nhiều chỗ ngồi đã trống vì học sinh thiệt mạng. Các con ngơ ngác sợ, không dám ngồi vào chỗ trống của bạn mình. Thầy cô phải dỗ mãi mới chịu ngồi", vị hiệu trưởng ngậm ngùi chia sẻ.

Với những học sinh mất bố mẹ, người thân sau trận lũ, các thầy cô giáo phải động viên, có sự quan tâm đặc biệt.

Những đứa trẻ sống sót tại thôn Làng Nủ chứng kiến bộ đội về thôn tìm kiếm người mất tích (Ảnh: Ngọc Tân).

Buổi học đầu tiên sau cơn lũ quét, các thầy cô đã nói với học sinh về việc phải tôn trọng thiên nhiên, phải bảo vệ rừng.

"Việc bảo vệ rừng của chúng ta chưa tốt, dẫn đến nhiều hậu quả của thiên nhiên. Giờ các bạn đã mất rồi, các con chỉ còn một cách là cố gắng học tốt, khi có kiến thức, các con sẽ quay trở lại giúp đỡ bản làng, giúp đỡ quê hương của mình", thầy Vinh nhắc lại lời nói với các học sinh.

Sau nhiều ngày vất vả kê dọn thêm phòng để đón học sinh đến ở nội trú, các thầy cô tại Trường tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh hôm nay lại tất bật tổ chức một đêm Rằm Trung Thu cho học sinh trường. 

Trước đó, nhà trường cũng cử một nhóm giáo viên đến Làng Nủ để thăm hỏi học sinh, dọn dẹp và nấu cơm cho lực lượng bộ đội, công an đang tìm kiếm người còn mất tích.

Rạng sáng 10/9, thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) xảy ra trận lũ quét kinh hoàng vùi lấp gần 40 nóc nhà. Đến chiều 15/9, 52 người được xác định thiệt mạng, 14 người mất tích và 15 người bị thương.

Bộ ảnh Trung thu lặng lẽ tại Làng Nủ gây xúc động

Bộ ảnh 10 tấm về không khí đón Trung thu lặng lẽ của các em nhỏ tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai) khiến nhiều người xúc động, được cộng đồng mạng chia sẻ mạnh.

Các em nhỏ đón Trung thu lặng lẽ xuất hiện trong bộ ảnh - Ảnh: NGUYỄN HỒNG SƠN

Mùa trăng tròn lặng lẽ

Làng Nủ vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng và thương tâm vào sáng 10-9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi.

Đồng cảm với mất mát của các em, anh Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 1997, ngụ Hà Nội) đã chụp bộ ảnh về một mùa trăng tròn không trọn vẹn ở Làng Nủ và nhận được sự đồng cảm, làm nhiều người rơi nước mắt.

Mang Trung thu yêu thương đến bệnh nhi ung thư tại Hà NộiTrung thu sớm nơi đảo tiền tiêuPhó bí thư Thành ủy Nguyễn Phước Lộc vui Tết Trung thu cùng hàng trăm em nhỏ

Anh Sơn cho biết ý tưởng chụp bộ ảnh Trung thu cho các em nhỏ không may mắn tại vùng cao được anh ấp ủ từ trước. Trong chuyến đi đến Làng Nủ cùng Đoàn thanh niên để trao nhu yếu phẩm, quà Trung thu cho bà con, anh đã thực hiện bộ ảnh này.

"Đến Làng Nủ, tôi thấy khung cảnh rất hoang tàn, rất thương!" - anh Sơn ngậm ngùi.

Trong bộ ảnh, anh chụp 4 đứa trẻ. Trong đó 3 bạn thoát nạn do sinh sống tại điểm trường gần đó. Bạn còn lại là người may mắn sống sót từ trận lũ kinh hoàng ấy, nhưng đã vĩnh viễn mất đi người thân.

Anh Sơn kể: "Tôi nhớ mãi hình ảnh bạn nhỏ ngồi gục bên vệ đường. Bạn ngồi đó từ khi tôi vào thôn cho đến khi ra về. Tôi được nghe kể lại bạn đã mất hết gia đình, giờ chỉ còn một người em đang được điều trị ở bệnh viện".

Người dân gửi quà bánh, đèn lồng cho các em nhỏ không may - Ảnh: NGUYỄN HỒNG SƠN

Cộng đồng mạng xót xa và nguyện cầu an lành

Xem bộ ảnh, nhiều người đã bày tỏ nỗi thương xót cho các em nhỏ không may. Tài khoản Chung Quốc Thành bình luận: "Đau xé lòng… Mong sao ở một nơi nào đó các con sẽ được bình yên và hạnh phúc".

Bạn Tống Huyền Anh viết: "Thương nghẹn lòng… Vẫn Trung thu ấy, vẫn là chiếc đèn ông sao sáng rực nhưng các em chẳng thể vui đùa ca hát nữa. Gia đình cũng không còn được sum vầy bên nhau… Mong các em sẽ luôn hạnh phúc, vui vẻ ở một thế giới mới, nơi đó các em sẽ có đầy đủ mọi thứ hơn. Thương nhiều lắm".

Còn tài khoản Em Loan ghi lại cảm xúc: "Những hình ảnh rơi nước mắt. Chúc các bạn nhỏ luôn được sống vui vẻ, an toàn, hạnh phúc bên gia đình. Trung thu năm nay nghẹn lòng quá".

Anh Hồng Sơn bộc bạch đã đặt bản thân vào câu chuyện và cảm xúc của các bạn khi thực hiện bộ ảnh này. "Tôi ước mong sao các em có thể vượt qua bão dông này" - anh nói.

Cậu bé may mắn sống sót, nhưng người thân đã không còn, ngồi gục bên vệ đường rất lâu trước mất mát quá lớn - Ảnh: NGUYỄN HỒNG SƠN
Nơi thôn làng xưa giờ bị lũ quét san phẳng - Ảnh: NGUYỄN HỒNG SƠN
Rồi đây sự sống sẽ lại đâm chồi, Làng Nủ sẽ lại rộn vang tiếng cười trẻ thơ - Ảnh: NGUYỄN HỒNG SƠN
Vầng trăng yêu thương tìm đến mảnh đời khó

Mùa trăng rằm 2024, nhiều chương trình vui đón Trung thu được Đoàn - Hội - Đội cùng các đơn vị, tổ chức và những đội, nhóm, câu lạc bộ tình nguyện mang đến cho trẻ em, đặc biệt ưu tiên cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.