Muốn có lý do xin sếp nghỉ việc, người đàn ông tự chặt đứt 4 ngón tay của mình
Mayur Tarapara - người đàn ông 32 tuổi (Gujarat, Ấn Độ) đã thừa nhận với cảnh sát rằng bản thân đã tự chặt đứt 4 ngón tay của mình để làm lý do xin nghỉ việc.
Theo bài đăng trên báo Đời sống & Pháp luật, người đàn ông thú nhận bản thân đã phải chịu áp lực vô cùng lớn trong quá trình làm việc nhưng lại không đủ can đảm để xin nghỉ việc nên mới có hành động cực đoan như vậy.
Ban đầu, Mayur Tarapara nói với cảnh sát rằng anh ta đã gặp nạn khi đang đạp xe đến nhà một người bạn. Trên đường đi, anh ta bất ngờ cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu bên vệ đường. Khi tỉnh dậy thì đã thấy mình mất 4 ngón tay.
Tuy nhiên, theo những gì được ghi lại, người đàn ông này đã bình tĩnh dừng xe, đi bộ đến một góc khuất và quay lại với bàn tay đã mất 4 ngón. Không hề có dấu hiệu nào chứng tỏ Mayur Tarapara đã ngất bên đường như lời khai ban đầu. Và khi họ điều tra sâu hơn đã phát hiện câu chuyện của anh ta càng lúc càng mơ hồ với nhiều tình tiết thiếu nhất quán.
Dưới sự tra hỏi của cảnh sát, Mayur cuối cùng đã thừa nhận rằng anh ta đã chặt 4 ngón tay của mình do không muốn tiếp tục làm nhân viên vận hành máy tính trong công ty của một người họ hàng.
Anh ta cũng thú nhận bản thân đã phải chịu áp lực vô cùng lớn trong quá trình làm việc nhưng lại không đủ can đảm để xin nghỉ việc và chặt ngón tay là biện pháp anh ta nghĩ đến để có thể xin nghỉ một cách hợp lý. Bởi chỉ khi mất đi ngón tay, mới khiến Mayur không thể tiếp tục đảm nhận công việc này.
Cảnh sát cho biết, Mayur đã dùng một con dao để tự ch:ặt đ:ứt 4 ngón tay của mình. Sau đó, anh ta đã buộc một sợi dây quanh cánh tay để cầm máu và ném đi chiếc túi có con dao cùng ngón tay.
Áp lực công việc là một trong những lý do khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng và dễ có hành vi ngoài tầm kiểm soát. Vào tháng 10/2023, báo VnExpress có đăng tải bài viết: "Tr:ầm c:ảm nặng vì làm việc suốt ngày đêm", cho biết tình trạng này cũng đã xảy ra tại Việt Nam.
Theo đó, một người phụ nữ 40 tuổi chịu nhiều áp lực công việc, có khi làm đến 3-4h sáng mới nghỉ, dẫn đến tr:ầm c:ảm nặng, có ý định t:ự s:át.
Người này là công nhân, gặp áp lực do công việc nhiều, phải tăng ca thường xuyên. Ba tháng nay, chị sụt 5 kg, ăn không ngon, mệt mỏi, mất ngủ, tâm lý chán nản và nhiều lần nghĩ đến cái ch:ết.
Phát hiện vợ có dấu hiệu bất thường, người chồng đưa đến Viện Sức khỏe t:âm th:ần, Bệnh viện Bạch Mai, khám. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tr:ầm c:ảm ở giai đoạn nặng, không bị loạn thần (mức độ nặng nhất của tâm bệnh) nhưng có ý tưởng t:ự s:át. Phác đồ điều trị là dùng thuốc kèm biện pháp tâm lý.
Sau 15 ngày, tình trạng bệnh nhân cải thiện nhiều, đỡ buồn chán, bi quan, hết ý tưởng t:ự s:át, ăn ngon miệng, đêm ngủ tốt. Bệnh nhân xuất viện, người nhà được bác sĩ hướng dẫn theo dõi sát, đặc biệt là vào ban đêm và rạng sáng, tái khám theo lịch hẹn.
"Độ tuổi nào cũng có nguy cơ rối loạn tr:ầm c:ảm", ThS.BS Ngô Tuấn Khiêm, Viện Sức khỏe t:âm th:ần, nói hôm 23/10. Ông Khiêm giải thích như bệnh nhân trên do công việc căng thẳng, thức khuya dẫn đến stress, không tự điều chỉnh được cảm xúc, rơi vào tr:ầm c:ảm nặng.
BSCK2 Nguyễn Thị Ái Vân, Viện Sức khỏe t:âm th:ần, cho hay tr:ầm c:ảm là rối loạn t:âm th:ần thường gặp, biểu hiện bằng cảm xúc buồn, giảm năng lượng, cảm giác tội lỗi hoặc đánh giá thấp bản thân, rối loạn giấc ngủ, ăn uống, kém tập trung. Bệnh kéo dài và tái diễn, ảnh hưởng đến cuộc sống và chức năng của người bệnh.
Ước tính trên 300 triệu người trên thế giới mắc rối loạn tr:ầm c:ảm. Bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là yếu tố đơn độc lớn nhất góp phần gây tàn tật chung. 85% bệnh nhân trong độ tuổi từ 13 đến 18. Tuổi khởi phát rối loạn trung bình là 18.
"Tỷ lệ người mắc bệnh trên 15 tuổi ngày càng tăng. Bệnh nhân lớn tuổi hoặc dưới 11 tuổi, tại thời điểm khởi phát rối loạn có tiên lượng tồi tệ hơn", bác sĩ Vân nói.
Theo các chuyên gia, làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, stress, rối loạn giấc ngủ, thậm chí tr:ầm c:ảm. Do đó, mọi người cần ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, nên dành thời gian giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Người gặp tình trạng kiệt quệ, có dấu hiệu tr:ầm c:ảm cần tăng cường kết nối xã hội, tìm kiếm sự giúp đỡ, trò chuyện về những vấn đề đang gặp phải, điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.