Cha mẹ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng khi giao xe máy cho con chưa đủ tuổi điều khiển

Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi tham gia giao thông diễn ra thường xuyên, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực đã tăng mức xử phạt đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện lên gấp nhiều lần nhằm tạo sức răn đe.

Theo báo Tiền Phong đăng tải, hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển dẫn đến tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, chủ phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 

Nhiều em học sinh điều khiển xe máy chở bạn không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 168) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Nghị định 168 đã nâng mức xử phạt đối với hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện lên cao gấp nhiều lần so với trước đây.

Cụ thể, phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với cá nhân (trước đây từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng) và từ 16 - 20 triệu đồng đối với tổ chức (trước đây phạt tiền từ 1,6 - 4 triệu đồng). Đối với ô tô, mức phạt tăng lên 28-30 triệu đồng đối với cá nhân, 56 - 60 triệu đồng đối với tổ chức.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, quy định người điều khiển xe mô tô từ 50 cm3 trở lên phải đủ 18 tuổi và có giấy phép lái xe phù hợp. Đối với xe mô tô dưới 50 cm3, độ tuổi tối thiểu là 16.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp học sinh chưa đủ tuổi vẫn điều khiển xe phân khối lớn, một phần xuất phát từ việc phụ huynh giao xe cho con mà không kiểm soát hoặc do các em tự ý sử dụng xe khi chưa có sự cho phép.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội, tình trạng học sinh điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi đang trở thành vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt tại các khu vực đô thị và tuyến đường gần trường học.

"Việc này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông và sự an toàn của cộng đồng" - đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết.

Nhiều trường hợp học sinh điều khiển phương tiện vi phạm giao thông bị xử phạt.

Đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội nhấn mạnh, hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển dẫn đến tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, chủ phương tiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Đây là lời cảnh tỉnh đối với các phụ huynh khi lơ là trong việc quản lý phương tiện hoặc thiếu ý thức về trách nhiệm khi giao xe cho con em.

Do đó, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực gần trường học và các tuyến đường trọng điểm để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, các gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và chính quyền địa phương để tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục học sinh chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông.

"Phụ huynh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, không để những sai lầm này dẫn đến hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến tương lai của con em và sự an toàn của cộng đồng" - đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội chia sẻ.

Ngày 5/1, trên Thời báo Văn hóa Nghệ thuật có đăng tải bài viết: "Từ 1/7/2025: Vợ chồng, anh em đi xe của nhau bị CSGT tịch thu phương tiện và phạt lên tới 8 triệu?", nhận được nhiều sự chú ý.

Theo đó, độc giả có thêm hiểu biết về quy định lỗi đi xe không chính chủ bị xử phạt như thế nào.

Xe chính chủ là gì?

 Xe chính chủ là người điều khiển phương tiện giao thông điều khiển phương tiện mà trên  giấy đăng ký xe chính là tên chủ chủ - tên họ của người đang điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, theo quy định không phải tất cả người dân đi xe mà giấy đăng ký xe tên người khác thì bị phạt. THeo quy định CSGT chỉ xử phạt những trường hợp mua bán, chuyển nhượng, cho tặng phương tiện giao thông nhưng không sang tên chính chủ mà thôi. 

Từ 2025, người thân đi xe của nhau có bị xử phạt lỗi không chính chủ?

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100 năm 2019, Nghị định 123 năm 2021 thì sẽ không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ. Mà thực chất sẽ chỉ quy định về việc xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, những trường hợp người dân mua bán chuyển nhượng, cho tặng xe cho nhau nhưng không sang tên, nếu CSGT phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt theo quy định.

Còn những người dân nếu như mượn xe của nhau và có mượn đủ các các loại giấy tờ theo đúng quy định như Giấy đăng ký, Giấy phép lái xe, đăng kiểm, bảo hiểm và giấy tờ cá nhân đầy đủ. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người dân không vi phạm luật giao thông đường bộ thì sẽ không bị CSGT xử phạt.

Người thân đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông

Khi mua xe, cho hoặc biếu tặng, người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe. (Ảnh minh họa)

Những giấy tờ cần có khi tham gia giao thông để không bị CSGT xử phạt

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Phạt xe không chính chủ, vi phạm giao thông

Vợ chồng anh em đi xe của nhau có bị phạt lỗi xe không chính chủ

Những mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2025

Nghị định 100 của Chính Phủ quy định mức xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

+ Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 nếu chủ xe là tổ chức.

- Mức phạt lỗi xe không chính chủ đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu chủ xe là cá nhân.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu chủ xe là tổ chức.