Lái xe hơn 1800km về quê ăn Tết, con gái khóc cạn nước mắt khi thấy cảnh tượng ở nhà mình lúc 3h sáng
“Đây chính là ý nghĩa của việc về nhà ăn Tết!” - cô chia sẻ.
Báo Đời sống Pháp luật ngày 21/01 đưa thông tin với tiêu đề: "Lái xe hơn 1800km về quê ăn Tết, con gái khóc cạn nước mắt khi thấy cảnh tượng ở nhà mình lúc 3h sáng" cùng nội dung như sau:
Trong những ngày cuối năm, người không ngại đường sá xa xôi, chạy xe từ Nam chí Bắc chỉ để được ăn bữa cơm gia đình vào đêm giao thừa; người thức trắng đêm chỉ để canh mua cho bằng được một tấm vé xe về quê. Tại sao người đang đi làm ăn xa lại muốn về nhà vào dịp Tết Nguyên đán đến vậy?
Đoạn clip đang viral trên Douyin (MXH Trung Quốc) dưới đây là đáp án.
Theo đó, đoạn clip được cắt ra từ camera an ninh của gia đình nọ với thời gian hiển thị là 3h25 sáng ngày 20/1. Nhân vật chính trong khoảnh khắc này là một người bố. Thời điểm đó thay vì yên giấc với chăn ấm nệm êm thì bố lại đứng từ trong thềm nhìn ra cổng với gương mặt lo lắng, trông ngóng.
Hoá ra người mà bố trông đợi chính là gia đình con gái con rể và các cháu đang trên đường về quê ăn Tết. Người con gái cũng là chủ nhân clip cho biết:
“Chúng tôi đã gấp rút đi hàng ngàn dặm suốt ngày đêm chỉ để về quê ăn Tết. Về đến nhà, khi xem camera an ninh, tôi tình cờ phát hiện ra bố đi lại trước cửa lúc rạng sáng để chờ chúng tôi trở về. Có lẽ đây chính là ý nghĩa của việc về nhà vào dịp Tết. Mong rằng mọi người đều an toàn về đến nhà!”.
Được biết cô và gia đình nhỏ đang sống tại thành phố còn bố mẹ vẫn ở quê, cách nhau đến hơn 1.800km. Cả năm vừa qua, vợ chồng con cái không về thăm ông bà được nên chỉ mong cơ hội đoàn tụ trong dịp Tết Nguyên đán. Trên đường đi, vì khoảng cách xa xôi và tắc đường nên chuyến đi kéo dài hơn dự kiến. Đến khoảng 8h sáng ngày 20/1, gia đình cô con gái cũng đã về đến nhà.
Đang trong những ngày cuối năm, nhiều người chuẩn bị lên đường về nhà nên ngay sau khi được đăng tải lên MXH, câu chuyện đã nhận về rất nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng. Có người cho biết bố mẹ mình cũng y hệt như vậy, hễ báo trước là sẽ chong đèn đợi con cháu. Có người lại đau lòng khi nhìn cảnh này bởi vì không còn cơ hội đón năm mới với bố mẹ, ông bà.
Một số bình luận từ cư dân mạng:
- Từ kinh nghiệm của mình, tôi đã không báo trước cho bố mẹ bao giờ sẽ về nhà ăn Tết vì sợ họ sẽ thức trắng đêm để đợi chúng tôi.
- Chỉ cần tôi nói trước, bố mẹ sẽ mong chờ và suốt cả tuần đó háo hức đếm ngược đến ngày tôi về đến nhà.
- Mỗi lần tôi về nhà vào ban đêm là bố mẹ đều trằn trọc khó ngủ. Họ bật đèn chờ tôi đến khi ngủ thiếp đi trên sofa.
- Mấy hôm nay bố tôi khó ngủ. Bởi vì chị gái tôi vừa từ nước ngoài về đến Bắc Kinh rồi từ đó bay tiếp chặng thứ 2 để về đón năm mới với bố. Tôi và các chị sống ở nước ngoài nên bố đều trông ngóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Có điều chúng tôi đã vĩnh viễn không được đón Tết cùng mẹ.
- Mẹ tôi đã mất và tôi không còn mong chờ Tết Nguyên đán nữa.
- Tôi và bố mẹ sống cùng một thành phố và họ luôn đợi tôi về vào mỗi cuối tuần. Trong hơn 10 năm qua, cứ cuối tuần tôi đều lái xe hơn 30 km về nhà, dù mưa hay nắng.
- Từ năm nay trở đi sẽ không có ai đợi tôi như thế nữa và cũng không có ai gọi điện cho tôi 4 - 5 cuộc để biết tôi đã đi đến đâu.
- Hồi mới bắt đầu đi làm, mỗi lần tôi về nhà đều là sáng sớm và bố tôi luôn ra ga từ sớm để đợi đón. Sau này tôi đi tàu cao tốc thì anh trai hoặc chị dâu sẽ đi đón. Họ không bao giờ để tôi tự bắt taxi về nhà.
- Ban đầu tôi không để ý nhưng khi xem video cẩn thận, nhìn thấy biểu cảm và phản ứng của bố bạn, nước mắt bỗng dưng trào ra. Bởi vì tôi cũng có gia đình như vậy nhưng đã không về nhà thường xuyên, mỗi năm qua đi thời gian của tôi và họ ngày càng ít đi.
Tiếp đến, báo Thanh niên Việt ngày 22/01 cũng có bài đăng với thông tin: "Tết Nguyên đán, cô vợ nói có 3 kiểu họ hàng KHÔNG nên đi thăm, cư dân mạng nghiền ngẫm: “Đúng là Gia Cát tái thế”!". Nội dung được báo đưa như sau:
Tết Nguyên Đán hàng năm luôn là dịp để thăm hỏi họ hàng, kết nối tình thân. Như thường lệ, anh Chu đã lên kế hoạch cụ thể để tới thăm từng gia đình cô dì, chú bác thân thiết, chỉ khác là lần này, vợ anh cũng tham gia vào việc "duyệt" danh sách quà tặng. Giữa anh Chu và vợ mình xảy ra bất đồng quan điểm, vợ anh cho rằng có một số gia đình họ hàng không nên đến thăm, trong khi anh Chu thì luôn muốn "dĩ hoà vi quý".
Mang bức xúc này chia sẻ lên mạng xã hội, anh Chu rất bất ngờ vì cư dân mạng không những không chê trách gì vợ anh, mà còn cho rằng cô ấy đúng là "Gia Cát tái thế". Sau khi phân tích lý do, anh Chu cũng phải "tâm phục khẩu phục" vợ mình.
1. Gia đình có người mới mắc bệnh
Trên thực tế, nếu một người họ hàng của bạn gần đây bị bệnh và trông có vẻ không khỏe, đừng làm quá vấn đề lên. Chỉ cần đưa ra cho họ một số gợi ý phù hợp để họ có thể phục hồi. Hãy hỏi ý kiến của mọi người trước khi bạn đi.
Ví dụ, trong một số gia đình, người già vừa mới khỏi bệnh, trẻ em vừa từ bệnh viện về nhà nên sợ bị lây nhiễm từ nhiều người. Lúc đó, dù không nói ra, nhưng bản thân những người này cũng không muốn tiếp xúc nhiều, sợ sẽ bị lây bệnh từ những người thân. Sức khoẻ là trên hết, hãy tế nhị và phòng tránh lây nhiễm bệnh cho cả người thân và chính bạn.
Hơn nữa, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và yên tĩnh, vì vậy chúng ta không nên làm phiền họ một cách vội vàng. Trên thực tế, đối với những người thân như vậy, chúng ta chỉ cần mua một số quà tặng và gửi cho họ. Đừng chỉ đến gõ cửa nhà người khác và mang lại sự phiền hà cho cuộc sống của họ.
2. Không đến thăm những người họ hàng không đủ tốt
Một số người thuộc thế hệ cũ thực sự rất để tâm tới thể diện. Dù chẳng phải thân thiết gì lắm, nhưng vẫn đến thăm nhau như một tập tục. Ngay cả khi họ chẳng ưa gì nhau. Thực ra điều đó là không cần thiết. Nếu bạn cảm thấy người họ hàng đó đối xử với bạn không tốt, đừng cố gắng kết nối tình thân với họ. Những người họ hàng có tính cách xấu chỉ mang lại cho bạn rắc rối mà thôi.
Hãy dành thời gian hàng ngày với người đó và quan sát tính cách cũng như nhân cách của họ để xem có điều gì kỳ lạ hoặc khó chịu ở họ không. Ngoài ra, hãy nhớ xem họ có bao giờ lừa tiền bạn hay bắt nạt gia đình bạn không? Bạn nên tránh xa những người như vậy.
Đừng nghĩ rằng bạn có thể giao du với mọi người bất kể tính cách của họ. Điều đó rất không khôn ngoan. Bạn sẽ dễ gặp rắc rối nếu giao du với những người có tính cách xấu. Bạn không thể lúc nào cũng cảnh giác với anh ta được, điều đó là không thực tế.
3. Hoàn cảnh gia đình không tốt
Khi bạn đến thăm những gia đình họ hàng như thế này, ý tốt của bạn có thể bị hiểu lầm là "đến xem kịch hay", điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu. Bạn có thể chào hỏi một cách phù hợp, nhưng đừng tỏ ra quá quan tâm tới chuyện riêng của họ.
Ví dụ, có người trong gia đình vừa qua đời hoặc có chuyện gì đó xảy ra với con cái của họ. Chúng ta nên thể hiện sự quan tâm và chào hỏi phù hợp, nhưng không nên hỏi quá nhiều câu hỏi.
Một trường hợp khác, khi một gia đình có nhiều mâu thuẫn, rắc rối, bất hoà và không thể giải quyết tốt, sự ghé thăm của bạn sẽ không được chào đón, bởi họ cho rằng bạn tới chỉ để chế giễu họ. Vì vậy, việc khôn ngoan nhất là chỉ nên chào hỏi qua điện thoại. Không cần phải đến nhà ai đó và ở lại hàng giờ đồng hồ. Đừng bận tâm tìm hiểu sâu xa hay hỏi người khác về các vấn đề riêng tư, điều đó càng vô nghĩa hơn.