Hai bộ phận trên cơ thể ngứa ngáy là dấu hiệu của bệnh ung thư gan, nhiều người lại lầm tưởng là dị ứng

Gan là cơ quan giải độc trong cơ thể nên việc chăm sóc và bảo vệ "chiến binh" này là điều rất quan trọng.

Theo Thể thao văn hóa ngày 08/01/2023 có bài viết với tiêu đề: "Hai bộ phận trên cơ thể ngứa ngáy là dấu hiệu của bệnh ung thư gan, nhiều người lại lầm tưởng là dị ứng". Nội dung như sau:

Gan là cơ quan giải độc trong cơ thể nên việc chăm sóc và bảo vệ "chiến binh" này là điều rất quan trọng. 4 thói quen vào buổi sáng của nhiều người còn hại gan hơn uống rượu, không muốn bệnh tật kéo đến nên bỏ ngay Buổi sáng là "thời điểm vàng dưỡng gan", người gan kém nên ăn 4 bữa sáng thế này Bác sĩ chỉ rõ 4 loại ''thịt'' mà bệnh nhân viêm gan B cần tránh, 1 loại cần ăn nhiều để gan khỏe mạnh hơn

Ngoài chức năng giải độc, gan còn có chức năng tổng hợp, bài tiết, chuyển hóa chất trong cơ thể. Tuy nhiên, gan lại là cơ quan không có "dây thần kinh đau" nên nếu nó bị tổn thương thì cơ thể sẽ chuyển hóa chất kém hơn. Vậy nên, muốn bảo vệ sức khỏe lá gan hiệu quả, bạn nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt tốt.

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện 2 triệu chứng "ngứa" này, bạn nên chủ động đi kiểm tra vì có thể là gan đang gặp vấn đề rồi đấy.

1. Ngứa da

Nhiều người thường cho rằng, tình trạng ngứa da chỉ là do dị ứng hoặc muỗi đốt. Nhưng nếu bạn bỗng thấy ngứa da đột ngột trong một khoảng thời gian thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư gan. 

Sau khi mắc bệnh về gan, khả năng trao đổi chất của cơ thể sẽ suy yếu hơn. Điều này khiến dịch mật không thể di chuyển thuận lợi đến đường tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa. Khi mật dư thừa được lắng đọng trong túi mật, một lượng mật sẽ đi vào máu. Quá trình máu lưu thông khắp cơ thể sẽ làm muối mật trong mật nhân cơ hội tích tụ lại dưới da, kích thích các đầu dây thần kinh và gây ngứa da không rõ nguyên nhân.

2. Ngứa mắt

Đôi mắt là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Việc hoạt động mắt trong thời gian dài mà không chú ý nghỉ ngơi có thể gây ra tình trạng khô và ngứa mắt. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn hoạt động mắt bình thường mà mắt lại có biểu hiện này thì nên cẩn thận với nguy cơ mắc ung thư gan.

Sau khi gan chịu tổn thương, khả năng dự trữ máu sẽ giảm, từ đó khiến quá trình lưu thông máu đến gan không đủ. Khi mắt không được máu nuôi dưỡng đủ có thể gây ra tình trạng khô mắt, ngứa mắt.

Nếu cả 2 triệu chứng ngứa này cùng xuất hiện, bạn cần chú ý đi khám ngay để bảo vệ cơ quan gan tốt hơn!

Trước đó, theo Phụ Nữ Việt Nam ngày 23/12/2022 có bài viết: "Buổi sáng là "thời điểm vàng dưỡng gan", người gan kém nên ăn 4 bữa sáng thế này". Nội dung như sau:

Người Trung Quốc có câu nói: "Kế hoạch của một ngày nằm ở buổi sáng". Ý muốn nói, mọi điều quan trọng nhất trong ngày đều nên thực hiện vào thời điểm đầu tiên trong ngày. Và kế hoạch nuôi dưỡng gan cũng vậy.

Gan thực hiện hơn 500 chức năng sống của cơ thể. Do đó việc nuôi dưỡng để gan luôn khỏe rất cần thiết để có một sức khỏe tốt. Theo Viện sĩ Li Lanjuan (Học viện Kỹ thuật Trung Quốc): Muốn nuôi dưỡng gan, nhất định phải quan tâm đến bữa sáng, nhất là những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc các tình trạng như bệnh gan nhiễm mỡ.

Buổi sáng là thời điểm vàng dưỡng gan, người gan kém nên ăn 4 bữa sáng thế này - Ảnh 1.

Trong cuộc sống, chúng ta rất dễ tiêu thụ bữa sáng giàu calo, nhiều chất béo, điều đó càng khiến gan bị quá tải hơn. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy 4 món ăn sáng lành mạnh và vô cùng tốt cho sức khỏe của lá gan.

Buổi sáng là "thời điểm vàng dưỡng gan", người gan kém rất nên ăn 4 bữa sáng như thế này:

1. Bữa sáng với trứng gà hoặc đậu phụ

Vào bữa sáng, rất nên ăn nhiều các loại đạm chất lượng cao để cơ thể có đủ năng lượng sinh hoạt và làm việc. Trong đó đậu phụ và trứng gà là 2 thực phẩm có lượng đạm lành mạnh nhất.

Trong trứng gà có chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu cùng với các hợp chất khác, chúng giúp duy trì tính toàn vẹn của màng tế bào cơ thể và do đó cải thiện mô gan. Lượng choline chất lượng cao trong trứng cũng có lợi trong việc tăng cường sức khỏe của gan.

Buổi sáng là thời điểm vàng dưỡng gan, người gan kém nên ăn 4 bữa sáng thế này - Ảnh 2.

Đậu phụ có chứa rất nhiều protein, isoflavone đậu nành, sắt, lecithin và đường. Đây là một loại thực phẩm ít calo, ít chất béo nhưng giàu protein, tốt cho sự phát triển của lá gan.

2. Bữa sáng nhiều rau xanh

Nếu vừa ngủ dậy đã ăn quá nhiều chất béo sẽ đem lại gánh nặng cho gan, hơn nữa chất béo tích tụ trong gan có thể làm gan bị nhiễm mỡ. Viện sĩ Li Lanjuan khuyên buổi sáng nên ăn thêm chất xơ từ rau xanh, từ đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của gan, giúp gan thải độc tốt hơn.

3. Uống trà xanh vào bữa sáng

Trà xanh không phù hợp để uống vào lúc đói nhưng có thể nhâm nhi sau bữa sáng sẽ rất tốt cho gan. Một cuộc khảo sát năm 2016 cho thấy rằng trà xanh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư gan ở phụ nữ châu Á. Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh hóa dinh dưỡng, cho thấy uống trà xanh kết hợp cùng với thói quen tập thể dục mỗi ngày có thể giúp tăng cường sức khỏe của gan, phòng chống viêm gan.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Buổi sáng là thời điểm vàng dưỡng gan, người gan kém nên ăn 4 bữa sáng thế này - Ảnh 3.

Các loại hạt chứa chất béo không bão hòa lành mạnh, vitamin E và rất giàu chất dinh dưỡng thực vật. Chúng bảo vệ gan để chống lại chứng viêm và stress oxy hóa. Chỉ cần ăn một ít mỗi sáng cũng đủ để cảm thấy no, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).

Ngũ cốc nguyên hạt còn giúp nâng cao khả năng trao đổi chất của cơ thể, loại bỏ chất độc tích tụ và rác thải trong cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan.