Phi tần được Càn Long sủng ái nhất hậu cung, tới 70 tuổi vẫn được th.ị t.ẩm

Đến tận 70 tuổi, phi tần này vẫn được Càn Long ưu ái lật thẻ bài thị tẩm, đó là ai?

Ngày 04/01/2024 Chất lượng cuộc sống đưa tin "Phi tần 70 tuổi vẫn được Càn Long lật thẻ bài sủng hạnh, liệu có mị lực gì mà hấp dẫn vua đến thế?". Nội dung chính như sau: 

Tên thật của Càn Long đế là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh vào ngày 13/8 (tức ngày 25/9 dương lịch) năm 1711. Cha ông là hoàng đế Ung Chính, khi ấy còn là Ung Thân vương. Còn mẹ ông là thê thiếp của Ung Thân vương - Nữu Hộ Lộc thị.

du-phi1

Thời kỳ trị vì của vua Càn Long là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của Đại Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y Lê và Tân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa, khoảng hơn 13.000.000 km² (so với 9.600.000 km² hiện nay).

du-phi2

Bên cạnh việc giỏi trị vì, thông minh lỗi lạc, Càn Long cũng nổi tiếng là vị vua phong lưu, đa tình. Mặc dù hậu cung có hàng ngàn cung tần mỹ nữ, nhưng Càn Long đặc biệt sủng ái một người, tới tận khi vị phi tần này 70 tuổi vẫn được lật thẻ bài sủng ái.

du-phi5

Du Quý Phi kém Càn Long 3 tuổi, là phi tần theo ngài từ lúc còn là Hoàng tử. Bà là người thuộc dòng họ Kha Lý Diệp Đặc, có thể nói là xuất thân không hề cao quý nhưng bù lại tính cách rất tốt, vừa chăm chỉ, hiền thục, thấu hiểu lại còn có biệt tài an ủi người khác bằng lời nói. Du Quý Phi chính là người đã sinh cho Hoàng thượng vị hoàng tử mà ông yêu quý nhất - hoàng tử Vĩnh Kỳ, thậm chí còn có ý định lâp người con trai thứ năm này làm Thái tử.

du-phi4

Được mẹ nuôi dạy kĩ càng, Vĩnh Kỳ vừa thông minh lại nhân hậu, rất được lòng Càn Long. Kể từ khi Vĩnh Kỳ ra đời, Du Quý Phi đúng chuẩn "mẹ quý nhờ con", liên tiếp được tăng cấp bậc 3 lần chỉ trong 8 năm. Thế nhưng đáng tiếc là vị ngũ a ca này lại mắc bệnh nặng và qua đời khi còn rất trẻ. Sự ra đi của con trai khiến Càn Long chịu sự đả kích nặng nề. Kể từ đó vua thường xuyên tìm đến mẹ ruột của Vĩnh Kỳ là Du Quý Phi để an ủi và được an ủi. Mối quan hệ giữa họ không đơn thuần là vợ chồng mà còn là tri kỉ, bạn tâm giao, cùng đi qua mọi khó khăn và thấu hiểu lẫn nhau.

Từ đó có thể thấy, việc Du Phi 70 tuổi vẫn được lật thẻ bài cũng là điều không có gì lạ. Ngoài kia có trăm ngàn mỹ nhân trẻ trung, khéo léo có thể khiến vua vừa lòng nhưng mấy ai hiểu được những tâm tư bên trong của ngài như người vợ gắn bó từ lúc vua còn là một vị Hoàng tử cho đến khi tuổi đã xế chiều. Năm Du Phi 70, Càn Long 73, chuyện thị tẩm cũng không còn quá chú trọng, điều ngài muốn đơn giản là một người có thể hàn huyên, tâm sự mọi thứ một cách thấu hiểu.

Trước đó, ngày 16/06/2019 Dân Việt có bài đăng "Dự phi là ai mà khiến Càn Long hoàng đế sủng ai hết mực không thua Hàm Hương". Nội dung chính như sau: 

Càn Long có thể nói là một trong những vị hoàng đế đa tình nhất lịch sử Trung Quốc. Hậu cung của vị hoàng đế này luôn không thiếu mỹ nhân, thế nhưng nói đến mỹ nhân khiến Càn Long sủng ái nhất, mọi người có lẽ đều nghĩ đến Phú Sát hoàng hậu. Phú Sát hoàng hậu vốn là người trong lòng của Càn Long, tình cảm hai vợ chồng vẫn luôn luôn ngọt ngào, âu yếm. Đáng tiếc, Phú Sát hoàng hậu mất sớm, Càn Long nhớ nhung cũng chỉ biết giấu trong lòng.

Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, Càn Long tương đối sủng ái một vị phi tử. Vị phi tử này vô cùng đặc biệt, nàng là Dự phi. Không giống những người khác vào cung khi chỉ vừa mới qua tuổi cập kê. Khi vào cung, Dự phi đã 30 tuổi. Mặc dù tuổi tác lớn gấp đôi những vị phi tử khác, Dự phi vẫn chiếm được cảm tình của Càn Long. Không chỉ yêu thương chiều chuộng, Càn Long còn thiên vị Dự phi ngày một nhiều.

Theo tìm hiểu, Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị là con gái của Căn Đôn, thủ lĩnh đứng đầu của bộ tộc Chuẩn Cát Lặc Tạp Đặc. Sau đó, do chính biến, Căn Đôn phải đem toàn bộ bộ tộc quy phục Đại Thanh và được vua Càn Long ban cho chức Tá lĩnh.

Cảm kích vì được ban chức lớn, Căn Đôn dâng lên con gái mình vào cung hầu. Năm Càn Long thứ 22, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhập cung. Do thân phận nhạy cảm, nàng chỉ được sơ phong là Quan nữ tử. Thế nhưng, cùng năm đó, nàng lại được tấn phong thành Đa quý nhân, giống như cực kỳ được Càn Long sủng hạnh.

Nhiều sử gia cho rằng, thời đó, con gái hơn 10 tuổi đã có thể xuất giá, trong tình huống của Dự phi, chắc chắn là nàng đã từng xuất giá, trải qua biến cố gia tộc mới trở thành góa phụ.

Vậy Càn Long thích gì ở một phi tần đã một đời chồng? Có lẽ là Dự phi sở hữu nhan sắc mỹ miều, lộng lẫy, khiến Càn Long vừa gặp đã thương, mới cố ý để nàng nhập cung.

Tiến cung năm thứ 2, Dự phi lại tiếp tục được tấn chức. Năm Càn Long thứ 28, nàng chính thức được sắc phong làm Dự phi. Có thể thấy đường tấn chức cực nhanh. Ở cái tuổi đó, có thể thu được sự tấn phong nhanh chóng mặt như vậy, nhìn vào cũng thấy Càn Long yêu thích Dự phi không hề giống với những vị phi tử khác.

Hơn nữa, những vị phi tử khác nhận được tấn phong, rất nhiều là do mẫu bằng tử đắt. Căn cứ tư liệu lịch sử, Dự phi không hề sinh hạ cho Càn Long người con nào. Vì thế, danh hiệu Dự phi đích thực là do nàng tự mình giành lấy, thực sự có chút khó tin, chỉ có thể giải thích là do Dự phi cực kỳ được sủng ái.

Nhiều người còn so sánh sự sủng ái của vua Càn Long đối với Dự phi không thua Hương phi Hàm Hương.

Đáng tiếc, nhận được sự sủng ái của Càn Long nhưng Dự phi không sống thọ. Năm Càn Long thứ 38, Dự phi bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 45 tuổi, tính ra, bà ở bên cạnh Càn Long được 15 năm. Nhiều người đồng tình cho rằng, mặc dù mất sớm, nhưng khi tại thế Dự phi vẫn nhận hết sự sủng ái của Càn Long, đời này không tiếc nuối.